Cặp thiên hà va chạm cách Trái Đất 230 triệu năm ánh sáng
Hai thiên hà trong chòm sao Hercules bị lực hấp dẫn kéo lại, khiến chúng sáp nhập với nhau và các ngôi sao thay đổi quỹ đạo.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|500x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cặp thiên hà NGC 6052 mang hình dạng độc đáo. Ảnh: Space.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kính viễn vọng không gian Hubble chụp lại vụ va chạm của cặp thiên hà NGC 6052 trong chòm sao Hercules (hay Vũ Tiên), Space hôm 12/3 đưa tin. Hình ảnh mới phần nào cho thấy tương lai của dải Ngân hà. Theo nghiên cứu, nó sẽ va chạm với thiên hà Andromeda trong khoảng 4 tỷ năm nữa.
Nhà thiên văn William Herschel phát hiện NGC 6052 vào năm 1784. Nó được miêu tả là thiên hà đơn, bất thường và có hình dạng kỳ quặc. Tuy nhiên, hình dạng bất thường này thực chất do hai thiên hà va chạm tạo thành.
"Rất lâu trước đây, lực hấp dẫn đã kéo hai thiên hà lại, khiến chúng rơi vào trạng thái hỗn độn như ngày nay. Các ngôi sao trong hai thiên hà gốc chuyển động theo quỹ đạo mới do ảnh hưởng của lực hấp dẫn", Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) giải thích.
ESA cũng cho biết, các ngôi sao hiếm khi đâm nhau vì có kích thước quá nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Hầu hết không gian trong thiên hà chỉ là khoảng trống. Các thiên hà cuối cùng sẽ sáp nhập hoàn toàn, trở thành thiên hà đơn và ổn định.
Giới khoa học nghiên cứu các vật thể như NGC 6052 nhằm hiểu thêm về sự phát triển của thiên hà và hình dung phần nào vụ va chạm của dải Ngân hà trong tương lai. Các vụ sáp nhập như vậy rất phổ biến ở vũ trụ. Thiên hà Andromeda cũng từng "nuốt" một trong những anh em của dải Ngân hà.
Vụ va chạm giữa dải Ngân hà với Andromeda sẽ không gây nguy hiểm cho Trái Đất vì khoảng cách giữa các ngôi sao trong thiên hà vô cùng lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn muốn tìm hiểu cơ chế của những sự kiện này.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|500x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Kính viễn vọng Hubble hoạt động ngoài không gian. Ảnh: Phys.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hubble bay lên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 4/1990. Kính viễn vọng huyền thoại này từng được nhiều phi hành gia ghé thăm để bảo dưỡng hoặc thay thế bộ phận khác. Chuyến thăm gần đây nhất diễn ra vào năm 2009 nhằm lắp đặt máy quay mới, Wide Field Camera 3.
Hubble dự kiến vẫn hoạt động tốt trong thập kỷ tới. Hậu duệ của nó, kính viễn vọng trị giá gần 9 tỷ USD James Webb, sẽ được phóng lên vũ trụ năm 2021.
Thu Thảo
Hai thiên hà trong chòm sao Hercules bị lực hấp dẫn kéo lại, khiến chúng sáp nhập với nhau và các ngôi sao thay đổi quỹ đạo.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|500x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cặp thiên hà NGC 6052 mang hình dạng độc đáo. Ảnh: Space.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kính viễn vọng không gian Hubble chụp lại vụ va chạm của cặp thiên hà NGC 6052 trong chòm sao Hercules (hay Vũ Tiên), Space hôm 12/3 đưa tin. Hình ảnh mới phần nào cho thấy tương lai của dải Ngân hà. Theo nghiên cứu, nó sẽ va chạm với thiên hà Andromeda trong khoảng 4 tỷ năm nữa.
Nhà thiên văn William Herschel phát hiện NGC 6052 vào năm 1784. Nó được miêu tả là thiên hà đơn, bất thường và có hình dạng kỳ quặc. Tuy nhiên, hình dạng bất thường này thực chất do hai thiên hà va chạm tạo thành.
"Rất lâu trước đây, lực hấp dẫn đã kéo hai thiên hà lại, khiến chúng rơi vào trạng thái hỗn độn như ngày nay. Các ngôi sao trong hai thiên hà gốc chuyển động theo quỹ đạo mới do ảnh hưởng của lực hấp dẫn", Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) giải thích.
ESA cũng cho biết, các ngôi sao hiếm khi đâm nhau vì có kích thước quá nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Hầu hết không gian trong thiên hà chỉ là khoảng trống. Các thiên hà cuối cùng sẽ sáp nhập hoàn toàn, trở thành thiên hà đơn và ổn định.
Giới khoa học nghiên cứu các vật thể như NGC 6052 nhằm hiểu thêm về sự phát triển của thiên hà và hình dung phần nào vụ va chạm của dải Ngân hà trong tương lai. Các vụ sáp nhập như vậy rất phổ biến ở vũ trụ. Thiên hà Andromeda cũng từng "nuốt" một trong những anh em của dải Ngân hà.
Vụ va chạm giữa dải Ngân hà với Andromeda sẽ không gây nguy hiểm cho Trái Đất vì khoảng cách giữa các ngôi sao trong thiên hà vô cùng lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn muốn tìm hiểu cơ chế của những sự kiện này.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|500x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Kính viễn vọng Hubble hoạt động ngoài không gian. Ảnh: Phys.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hubble bay lên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 4/1990. Kính viễn vọng huyền thoại này từng được nhiều phi hành gia ghé thăm để bảo dưỡng hoặc thay thế bộ phận khác. Chuyến thăm gần đây nhất diễn ra vào năm 2009 nhằm lắp đặt máy quay mới, Wide Field Camera 3.
Hubble dự kiến vẫn hoạt động tốt trong thập kỷ tới. Hậu duệ của nó, kính viễn vọng trị giá gần 9 tỷ USD James Webb, sẽ được phóng lên vũ trụ năm 2021.
Thu Thảo