Thảo Luận Chung Kỹ thuật đánh lái

Hạng C
17/7/10
637
0
16
38
HCM
cái này là do kinh nghiệm chứ nói cũng ko biết phải nói như thế nào nữa.
 
N2D confirmed
Hạng C
28/3/11
867
2.086
93
em thì cứ 2 tay mà ôm, chắc cú.
có lần bắt chước thằng bạn 1 tay xoa volang, ai dzè mình bị đổ mồ hôi tay, vừa thò tay xoa, nó trượt phát giật cả mình, mai mốt ứ thèm món này nữa.
 
Hạng B2
19/5/07
132
33
28
em thì cứ băn khoăn ko biết khi nào bánh xe ddax thẳng khi đang de xe (e lái mới )
 
Hạng D
13/8/07
1.545
4.143
113
Chutin nói:
em thì cứ băn khoăn ko biết khi nào bánh xe ddax thẳng khi đang de xe (e lái mới )
nhìn chiều cái vô lăng và nhớ số vòng quay thôi. bác cứ nhớ vị trí cái vô lăng khi chạy thẳng thế nào, thì khi de thẳng nó cũng thế. chỉ có điều là minh đã quay bao nhieu vòng thì trả lái bấy nhiêu vòng là xe thẳng. cứ de cho nhiều là rành, đừng lo nghĩ nhiều mất tập trung
 
Hạng B1
20/7/08
94
1
16
Ngày xưa học lái xe tôi cũng đã từng hỏi mấy tài xế già của công ty về việc đánh lái nhanh hay chậm, câu trả lời rất đơn giản: "Cứ nhìn về phía trước đầu xe, tuỳ tình hình mà đánh lái nhanh hay chậm". Càng cầm tay lái lâu lại càng thấy quả là chính xác. Khi xử lý tình huống, các bác phải tổng hợp rất nhiều hoạt động của mắt, tay, chân... thế nên cũng chẳng có thời gian mà nghĩ ngợi nhiều đâu. Cái chính là quan sát tốt và tuỳ cơ ứng biến thôi.
 
Hạng B2
15/10/11
448
2
18
39
akon2501 nói:
bình thường tay lái thẳng là bánh xe cũng thẳng:
- Đánh 2 vòng sang trái là hết lái (có thể hơn tí)
- Đánh 2 vòng sang phải là trả lại như ban đầu rồi tiếp 2 vòng nữa là sang phải.
em học lái biết dc cách canh vôlăng như vậy !
Cái này là xe ôtô dưới 9 chỗ thôi bác.
 
Hạng B2
4/2/11
234
0
18
52
sound&noise city
Có bác nào lái xe Zil của Nga Xô chưa?tài già trong cty em nói ôm vô lăng con này bằng 1 tay gặp đường sỏi bị trả lái có ngày gãy ngón!khuyên em hạn chế lái 1 tay biết đâu có ngày ôm con xe không có trợ lực lái!
 
Tiến ôm lưng, lùi ôm bụng
Khi chạy tới và vào cua, thì vào cua trái thì đưa thân xe sang bên phải trước khi cua (đường cong bên phải là lưng của vòng cua trái), vì vệt bánh xe sau có bán kính nhỏ hơn bánh trước, không mở rộng cua sang phải dể va đuôi xe vào chướng ngại bên phải. Khi dze lại cũng là cua trái, lúc dze xe ra thì bác phải ôm sát xe bên vòng cua trái (đó là bụng của cua trái) ôm cua trái để dze như vậy bảo đảm đầu xe không va quẹt... Và khi cua vào hay dze ra cua phải thì ngược lại thôi.

<h1>Luôn nhớ giảm đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.</h1> Tôi xin phép được trả lời 3 câu hỏi tình huống đặt ra ở trên theo trình tự mức độ quan trọng. Nếu bạn nào cảm thấy không đúng, mong nhận được góp ý bổ sung:
1. Khi phanh thao tác thế nào? (xe số sàn). Phanh xe chỉ việc đạp lên chân bàn phanh với lực vừa phải tùy theo tình huống phanh gấp hay chỉ nhấp nhẹ rà phanh để giảm tốc từ từ, chân trái không động gì vào côn cả. Cho đến khi xe đã giảm tốc đến vận tốc mong muốn thì để ý tốc độ xe hiện tại để đạp côn chuyển số hợp lý, về 1 hoặc 2 hoặc 3 cấp tùy vào vận tốc xe sau khi phanh đang là bao nhiêu. Có bạn bảo, khi nhìn thấy đèn đỏ, nên đạp côn thả trôi để tiết kiệm xăng, điều này không cần thiết.
Khi cần phanh thì càng phải để côn bám và tận dụng sức ghìm của động cơ. Nếu thả trôi, phanh sẽ không có động cơ giúp đỡ nên mình nó phải chịu áp lực lớn hơn để hãm. Để côn bám, không những động cơ mà máy nén khí của hệ thống điều hòa cũng góp phần gìm xe.
Nhẹ nhàng, phanh bền hơn. Điều làm các bạn ngộ nhận rằng nếu giảm ga mà không âm côn thả trôi thì xăng vẫn tốn vì động cơ rú to như thế cơ mà, chắc nó vẫn ăn xăng lắm. Sai! Khi bạn nhả hết chân ga, hệ thống chế hòa khí cắt giảm tối đa lượng xăng cung cấp về mức như đang chạy không tải - guaranty - hệt như cắt côn. Dù tiếng máy rú to và vòng tua cao thì đó chỉ là nó quay theo quán tính. Điều ngộ nhận này còn dẫn tới thói quen đạp côn hoặc tắt máy khi đổ đèo dốc vì nghĩ rằng tiết kiệm xăng. Tôi sẽ đề cập tiếp.
2. Phanh gấp bắt đầu thao tác thế nào? Đạp phanh và giữ chặt cho đến khi cảm thấy bánh bị bó và trượt (xe không ABS) thì nhả ra rồi lại đạp mạnh, lặp lại liên tục. Cái này giúp xe phanh gấp không bị trượt xoay ngang vì bánh bị bó cứng. Lúc phanh không động gì đến chân côn cả. Có nhiều người thao tác không đúng là cứ phanh là họ đạp côn trước!
Cái này có lẽ là bệnh chung của người mới có bằng lái. Nhưng phải thông cảm là do các thầy dạy không đến nơi đến chốn, nên khi ra đường trường vẫn giữ thói quen lái trong sa hình để không bị "chết máy trừ điểm".
Với xe có ABS thì đơn giản hơn rất nhiều. Đạp phanh thật lực, giữ chặt, chuyện bánh bị bó cứng đã được hệ thống ABS giúp bạn rồi, khi đó để ý chân phanh sẽ thấy nó giật cục vì khi đó ABS đang thực hiện phanh nhấp nhả liên tục để giúp bạn phanh gấp mà không bị trượt. Nếu để ý thì đèn báo ABS cũng sáng lên trên táp-lô.
3. Kết thúc phanh gấp thì làm gì? Khi phanh gấp đến mức xe gần như dừng hẳn, thì lúc đó mới đạp côn để ngắt động cơ và cầu chủ động để xe không bị chết máy. Bây giờ thì động tác lại giống hệt bài thi sa hình với "Tình huống khẩn cấp". Ai đã thi bằng lái đều biết rồi đó, cần phải đạp âm côn để không chết máy, đồng thời ấn đèn tam giác cảnh báo tình huống khẩn cấp để các xe sau được cảnh bảo từ xa mà giảm tốc, không sẽ dễ bị các xe khác đâm từ đằng sau.
Điều thú vị mà các bạn nhận ra ở đây là gì? Đào tạo lái xe ở VN dạy thao tác ở "giai đoạn cuối" chứ không dạy từ đầu nên làm gì. Ngay sau khi phanh gấp tôi thường nhìn gương chiếu hậu ngay tức khắc để chuẩn bị tư thế giảm thiểu chấn thương nếu thấy xe đằng sau đang chuẩn bị lao vào mình.
4. Khi đang lái xe thấy khúc cua thì thao tác thế nào? Nhìn biển báo nếu có. Nếu biển cảnh báo cua gấp, nhất thiết phải rà phanh giảm tốc ngay lập tức trước khi vào cua. Như tôi đã nói lực ly tâm không những phụ thuộc vào góc cua (cua càng gấp lực ly tâm càng lớn), mà còn phụ thuộc vào gia tốc của xe khi đang cua. Nếu ôm cua với tốc độ không đổi thì lực ly tâm là hằng số không đổi, nghĩa là nếu đang cua chưa bị lật thì bạn cứ yên tâm sẽ không bị lật nếu giữ nguyên tốc độ đó.
Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu đạp thêm ga tăng tốc hoặc đạp phanh giảm tốc, khi đó gia tốc bị thay đổi và xe có nguy cơ bị lật rất cao. Hơn nữa, lực ma sát ngang cũng giảm nhiều khi đang cua nên còn có nguy cơ trượt và văng đuôi rất nguy hiểm (các xe hiện đại có hệ thống cân bằng điện tử ESP - Electronic Stability Program để giảm thiểu nguy cơ này).
Vậy nên đừng vào cua tốc độ cao, vào cua tốc độ cao là tự làm khó cho mình, những tài xế nhiều kinh nghiệm họ không dám làm như vậy bao giờ. Có lần trên Youtube cũng đăng cái video xe container bị lật ở Trung Quốc khi cua qua đoạn đèn đỏ đó. Tài xế đang cua bình thường xe không lật nhưng ngay khi tài xế đạp thêm ga tăng tốc trong khi xe vẫn chưa thoát cua lập tức lật. Cái gì cũng có nguyên lý của nó, có những giới hạn vật lý không thể vượt qua.
Luôn nhớ giảm tốc đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.
Nguồn: sưu tầm trên net
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/05
1.634
177
63
- Đạp ga chạy nhanh đánh lá gấp nhiều bên nào cần rẽ vào khi xe quay ngang khoảng 30 độ kéo thắng tay hết cỡ và ga mạnh xe sẽ lắc cái đuôi phát một cua hơi bị ngon các bác thử coi...
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif


Em dọt đây !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!11
 
Hạng B2
4/2/11
234
0
18
52
sound&noise city
DAOTHOAT nói:
- Đạp ga chạy nhanh đánh lá gấp nhiều bên nào cần rẽ vào khi xe quay ngang khoảng 30 độ kéo thắng tay hết cỡ và ga mạnh xe sẽ lắc cái đuôi phát một cua hơi bị ngon các bác thử coi...
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif


Em dọt đây !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!11
Cái này gọi là DRIFT nè!nghe mấy nài nói hình như tốc độ phải trên 30km/h mới đủ xoay phải không bác?