Re:KỸ THUẬT LÁI XE TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐƯỜNG
Cảm ơn bác binbin
Bác nào cho biết kỹ thuật đề pa ngang dốc cao, đối với xe yếu với
Cảm ơn bác binbin
Bác nào cho biết kỹ thuật đề pa ngang dốc cao, đối với xe yếu với
Re:KỸ THUẬT LÁI XE TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐƯỜNG
2. Lái xe trên đường bằng.
2.1. Khái niệm phương pháp căn đường
Để đảm bảo an toàn trong quá trình xe hoạt động trên đường, ngoài các yếu tố như tình trạng kỹ thuật xe, chất lượng đường sá, thời tiết, đòi hỏi người lái xe phải có phương pháp lái xe đi chính xác trên các loại đường. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đòi hỏi người lái xe phải biết phương pháp căn đường để xác định được vị trí và đường đi của xe. Căn đường là phương pháp xác định vị trí và đường đi của xe trên đường.
2.2. Cơ sở để căn đường.
a) Xác định mặt đường: Làm cơ sở để xác định tim đường.
- Đường đã trải nhựa hoặc bê tông: Mặt đường được xác định là toàn bộ phần được trải nhựa hoặc bê tông tính theo chiều rộng của đường.
- Đường cấp phối: Mặt đường được xác định là toàn bộ cấp phối tính theo chiều rộng của đường.
b) Xác định tim đường: Làm cơ sở để căn đường.
- Mặt đường đã có sẵn vạch kẻ: Trục tim đường được xác định là vạch kẻ đường là những vạch dọc đứt quãng ở giữa mặt đường.
- Mặt đường chưa có vạch kẻ: Trục tim đường là đường tưởng tượng do người lái xe tưởng tượng chia đôi mặt đường làm hai phần bằng nhau.
2.3. Phương pháp căn đường.
a) Phương pháp chung:
Cách căn đường chủ yêú là căn cứ vào khoảng cách từ vị trí của người ngồi lái tới một điểm chuẩn trên mặt đường, điểm chuẩn ấy là điểm thuộc đường thẳng đi qua tim đường. Trong quá trình xe chuyển động, điểm ấy luôn di chuyển phụ thuộc vào tốc độ và hướng chuyển động của xe.
b) Cách xác định vị trí của xe đi trên đường.
- Xe đi ở phần đường bên phải: Điểm căn là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải, nếu vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.
- Xe đi giữa đường: Điểm căn là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35- 45 cm. Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi ở đúng giữa đường.
- Xe đi sang phần đường bên trái: Điểm căn là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường > 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn.
c) Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường.
- Xe đi song song với hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường tạo thành một đường thẳng song song với hướng đường. Khi đó người lái chỉ việc giữ tay lái ổn định trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường
- Xe đi lệch ra khỏi hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp thành với trục tim đường một góc. Khi đó xe có chiều hướng đi ra lề đường. Người lái xe phải điều chỉnh lại hướng chuyển động của xe bằng cách chỉnh tay lái cho chuyển động của xe song song với hướng đường, điều chỉnh xong phải trả lại tay lái để xe chuyển động ổn định theo hướng vừa điều chỉnh.
Chúc các bác lái xe an toàn!
2. Lái xe trên đường bằng.
2.1. Khái niệm phương pháp căn đường
Để đảm bảo an toàn trong quá trình xe hoạt động trên đường, ngoài các yếu tố như tình trạng kỹ thuật xe, chất lượng đường sá, thời tiết, đòi hỏi người lái xe phải có phương pháp lái xe đi chính xác trên các loại đường. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đòi hỏi người lái xe phải biết phương pháp căn đường để xác định được vị trí và đường đi của xe. Căn đường là phương pháp xác định vị trí và đường đi của xe trên đường.
2.2. Cơ sở để căn đường.
a) Xác định mặt đường: Làm cơ sở để xác định tim đường.
- Đường đã trải nhựa hoặc bê tông: Mặt đường được xác định là toàn bộ phần được trải nhựa hoặc bê tông tính theo chiều rộng của đường.
- Đường cấp phối: Mặt đường được xác định là toàn bộ cấp phối tính theo chiều rộng của đường.
b) Xác định tim đường: Làm cơ sở để căn đường.
- Mặt đường đã có sẵn vạch kẻ: Trục tim đường được xác định là vạch kẻ đường là những vạch dọc đứt quãng ở giữa mặt đường.
- Mặt đường chưa có vạch kẻ: Trục tim đường là đường tưởng tượng do người lái xe tưởng tượng chia đôi mặt đường làm hai phần bằng nhau.
2.3. Phương pháp căn đường.
a) Phương pháp chung:
Cách căn đường chủ yêú là căn cứ vào khoảng cách từ vị trí của người ngồi lái tới một điểm chuẩn trên mặt đường, điểm chuẩn ấy là điểm thuộc đường thẳng đi qua tim đường. Trong quá trình xe chuyển động, điểm ấy luôn di chuyển phụ thuộc vào tốc độ và hướng chuyển động của xe.
b) Cách xác định vị trí của xe đi trên đường.
- Xe đi ở phần đường bên phải: Điểm căn là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải, nếu vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.
- Xe đi giữa đường: Điểm căn là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35- 45 cm. Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi ở đúng giữa đường.
- Xe đi sang phần đường bên trái: Điểm căn là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường > 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn.
c) Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường.
- Xe đi song song với hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường tạo thành một đường thẳng song song với hướng đường. Khi đó người lái chỉ việc giữ tay lái ổn định trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường
- Xe đi lệch ra khỏi hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp thành với trục tim đường một góc. Khi đó xe có chiều hướng đi ra lề đường. Người lái xe phải điều chỉnh lại hướng chuyển động của xe bằng cách chỉnh tay lái cho chuyển động của xe song song với hướng đường, điều chỉnh xong phải trả lại tay lái để xe chuyển động ổn định theo hướng vừa điều chỉnh.
Chúc các bác lái xe an toàn!
Re:KỸ THUẬT LÁI XE TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐƯỜNG
2.4. Phương pháp lái xe tránh nhau.
a) Tránh nhau trên đường.
Khi hai xe còn cách nhau tối thiểu từ 100-200 m, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Khi hai xe tránh nhau, người lái xe phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe đi đúng phần đường của mình. Trên phần đường tưởng tượng của xe mình, chia làm 3 phần bằng nhau, điểm căn từ tâm người lái chiếu với tâm vành tay lái xuống đường trùng với đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường ra.
b) Tránh nhau trên mặt đường hẹp.
Hai xe tránh nhau trên mặt đường hẹp trước hết hai xe đều phải giảm tốc độ, bên nào thấy phía xe mình rộng nên chủ động dừng xe trước, không nên cố đi vào đường hẹp gây cản trở giao thông. Xe đi về phía sườn núi nên đỗ trước giải phóng mặt đường, nếu không có phụ xe, sau khi tắt máy phải xuống chèn lại và làm hiệu cho xe kia căn đường đi qua.
Khi sắp tránh nhau và đang tránh nhau không nên đổi số, hai tay cầm vững tay lái và điều khiển cho xe đi chính xác.
Khi đỗ xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chếch đầu hoặc quay thùng xe ra ngoài.
c) Tránh ổ gà và các chướng ngại vật trên đường.
Căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí người lái, căn cứ vào vị trí của người lái phía trong của lốp trước bên trái, nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống mặt đường là cách vết xe trước bên trái 10-15 cm
Chúc các bác lái xe an toàn!
2.4. Phương pháp lái xe tránh nhau.
a) Tránh nhau trên đường.
Khi hai xe còn cách nhau tối thiểu từ 100-200 m, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Khi hai xe tránh nhau, người lái xe phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe đi đúng phần đường của mình. Trên phần đường tưởng tượng của xe mình, chia làm 3 phần bằng nhau, điểm căn từ tâm người lái chiếu với tâm vành tay lái xuống đường trùng với đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường ra.
b) Tránh nhau trên mặt đường hẹp.
Hai xe tránh nhau trên mặt đường hẹp trước hết hai xe đều phải giảm tốc độ, bên nào thấy phía xe mình rộng nên chủ động dừng xe trước, không nên cố đi vào đường hẹp gây cản trở giao thông. Xe đi về phía sườn núi nên đỗ trước giải phóng mặt đường, nếu không có phụ xe, sau khi tắt máy phải xuống chèn lại và làm hiệu cho xe kia căn đường đi qua.
Khi sắp tránh nhau và đang tránh nhau không nên đổi số, hai tay cầm vững tay lái và điều khiển cho xe đi chính xác.
Khi đỗ xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chếch đầu hoặc quay thùng xe ra ngoài.
c) Tránh ổ gà và các chướng ngại vật trên đường.
Căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí người lái, căn cứ vào vị trí của người lái phía trong của lốp trước bên trái, nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống mặt đường là cách vết xe trước bên trái 10-15 cm
Chúc các bác lái xe an toàn!
Re:KỸ THUẬT LÁI XE TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐƯỜNG
3. Lái xe trên đường trung du đồi núi.
Đường trung du đồi núi so với đường bằng thì mặt đường thường nhỏ hẹp, dốc cao, đường chênh vênh mấp mô, suối sâu, đường quanh co vòng vèo. Người lái xe trên đường trung du đèo núi phải xử lý nhiều. Do điều kiện tầm nhìn hạn chế, đòi hỏi người lái xe phải xử trí tay lái, chân ga, tay số, phanh cho thật chính xác, linh hoạt kịp thời mới đảm bảo an toàn.
3.1. Lái xe lên dốc
Khi lái xe lên dốc, phải chú ý phối hợp tốt phanh tay, ly hợp, chân ga. Nếu nhả hết ly hợp mà phanh chậm nhả chưa tới tầm tiếp giáp xe sẽ bị trôi phải hãm xe và cho chuyển bánh lại, xe đang trên lên dốc bị chết máy phải dùng phanh chân, phanh tay để hãm và không được đạp ly hợp.
Khi lên đường dốc ngắn, độ dốc thấp, mặt đường rộng và bằng phẳng có thể lợi dụng đà quán tính và tăng ga để vượt dốc, khi thấy động lực yếu, đà xe giảm phải giảm số, cần thiết có thể về tắt số để không bị mất đà, không chết máy.
Tăng số lên dốc phải lấy đà nhiều, giảm số sớm, phối hợp nhả ly hợp với tiếp ga kịp thời, nhanh mới giữ được đà xe.
Khi gần tới đỉnh dốc nên giảm ga (lợi dụng quán tính cho vượt qua đỉnh dốc và hạn chế bớt tốc độ trước khi xe xuống dốc) điều khiển xe đi về phần đường bên phải và báo hiệu đèn, còi, chú ý có người và xe bên kia dốc đang đi lên.
Xe số tự động thì cứ đạp ga, việc số để xe nó xử lý.
Trên đoạn đường liên tiếp xuống và lên dốc, tuỳ theo điạ hình mà khống chế tốc độ và lợi dụng đà xe khi xuống dốc đến lưng chừng dốc, nhả phanh và có thể thêm ga cho xe lên dốc tiếp theo.
Hạn chế đỗ xe trên đường dốc, khi cần đỗ phải phát tín hiệu, giảm tới số thấp, lái xe về sát lề đường bên phải, nhả ga, đệm phanh cho xe chậm lại, khi xe gần dừng mới đạp ly hợp, đạp phanh chân kéo chặt tay phanh, tắt máy, gài số 1 và chèn xe chắc chắn.
Đỗ xe xuống dốc quay vô lăng về bên phải để hướng tới bánh xe về bên phải, ngược lại đỗ xe lên dốc quay vô lăng xe về bên trái để hướng tới bánh xe về bên trái.
3. Lái xe trên đường trung du đồi núi.
Đường trung du đồi núi so với đường bằng thì mặt đường thường nhỏ hẹp, dốc cao, đường chênh vênh mấp mô, suối sâu, đường quanh co vòng vèo. Người lái xe trên đường trung du đèo núi phải xử lý nhiều. Do điều kiện tầm nhìn hạn chế, đòi hỏi người lái xe phải xử trí tay lái, chân ga, tay số, phanh cho thật chính xác, linh hoạt kịp thời mới đảm bảo an toàn.
3.1. Lái xe lên dốc
Khi lái xe lên dốc, phải chú ý phối hợp tốt phanh tay, ly hợp, chân ga. Nếu nhả hết ly hợp mà phanh chậm nhả chưa tới tầm tiếp giáp xe sẽ bị trôi phải hãm xe và cho chuyển bánh lại, xe đang trên lên dốc bị chết máy phải dùng phanh chân, phanh tay để hãm và không được đạp ly hợp.
Khi lên đường dốc ngắn, độ dốc thấp, mặt đường rộng và bằng phẳng có thể lợi dụng đà quán tính và tăng ga để vượt dốc, khi thấy động lực yếu, đà xe giảm phải giảm số, cần thiết có thể về tắt số để không bị mất đà, không chết máy.
Tăng số lên dốc phải lấy đà nhiều, giảm số sớm, phối hợp nhả ly hợp với tiếp ga kịp thời, nhanh mới giữ được đà xe.
Khi gần tới đỉnh dốc nên giảm ga (lợi dụng quán tính cho vượt qua đỉnh dốc và hạn chế bớt tốc độ trước khi xe xuống dốc) điều khiển xe đi về phần đường bên phải và báo hiệu đèn, còi, chú ý có người và xe bên kia dốc đang đi lên.
Xe số tự động thì cứ đạp ga, việc số để xe nó xử lý.
Trên đoạn đường liên tiếp xuống và lên dốc, tuỳ theo điạ hình mà khống chế tốc độ và lợi dụng đà xe khi xuống dốc đến lưng chừng dốc, nhả phanh và có thể thêm ga cho xe lên dốc tiếp theo.
Hạn chế đỗ xe trên đường dốc, khi cần đỗ phải phát tín hiệu, giảm tới số thấp, lái xe về sát lề đường bên phải, nhả ga, đệm phanh cho xe chậm lại, khi xe gần dừng mới đạp ly hợp, đạp phanh chân kéo chặt tay phanh, tắt máy, gài số 1 và chèn xe chắc chắn.
Đỗ xe xuống dốc quay vô lăng về bên phải để hướng tới bánh xe về bên phải, ngược lại đỗ xe lên dốc quay vô lăng xe về bên trái để hướng tới bánh xe về bên trái.
Re:KỸ THUẬT LÁI XE TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐƯỜNG
Nếu lái xe đúng kỹ thuật thì tay trái của bác đặt ở điểm 10h trên vô lăng đó.xichlo_HN nói:Bác Bibincivic cho hỏi ở mục 2.4.c, bác có nói đến "tâm cánh tay trái" nghe chưa hiểu nó là cái gì. Bác làm ơn giải thích kỹ hơn được không?
Re:KỸ THUẬT LÁI XE TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐƯỜNG
cái này chưa có định nghĩa chờ tổng cục đn mới bổ sung đượcphantan nói:Chắc chắn thiếu loại đường bù lún, ổ khủng long chỉ có ở VN... Bổ sung đi bác chủ.