Thì hiện tại ít người đầu tư bđs, vì tính thanh khoản và tăng giá bđs là thấp. Với người bán là nên gồng hay xuống giá thêm.Chạy ăn từng chén mà mua BĐS sau 24 tháng hoà vốn nữa chắc chết.
Mà bác ấy nói là “nếu tăng tương ứng lãi” nhé, là khoảng 12% năm vị chi 25% tăng sau 2 năm.
Ôi thật khó
Nhưng trong nhiều trường hợp, vẫn vay mua bđs (như là bác Ba Văn, anh Gà, v.v..). Vì:
1) có nguồn thu thụ động ổn định, lớn hơn số tiền lãi hàng tháng.
2) Có nhu cầu thực, ưa thích bđs đó. Như nếu mua, sẽ mua căn nhà/ miếng đất đó.
3) giá mua thấp hơn giá thị trường (cảm nhận chủ quan/ tương đối), mua mức giá thấp nhất.
4) lãi vay thấp nhất, lãi vay được khấu trừ. Ví dụ dùng pháp nhân vay, mà sử dụng mua bđs cá nhân.
Lãi suất cty khoảng 7% - 7,2% (thấp hơn lãi vay tiêu dùng cá nhân rất nhiều). Giả sử vay 6 tỷ, trả lãi khoảng 430tr/năm. Giả sử lợi nhuận cty trước thuế là 430tr/năm, sẽ nộp thuế TNDN phổ biến 20% là 86tr (1 số ngành nghề có mức thuế TNDN 32% tới 50%). Do cty trả lãi vay nên lợi nhuận trước thuế chỉ còn 430-430= 0 đồng, đóng thuế TNDN 0 đồng (lợi 86tr). Thậm chí nếu lãi vay nhiều (vay số tiền lớn), lợi ích còn lớn nữa.
5) kỳ vọng vào tương lai 24 tháng thanh khoản và giá bđs tăng (như thay đổi cơ sở hạ tầng, quy hoạch, kinh tế phát triển, nhu cầu bđs tăng, v.v..).
6) tiền nhàn rỗi, v.v...
Nếu có những yếu tố trên làm căn cứ. Thì không có gì là bất lợi đầu tư bđs.