Về căn bản (tính trung bình - kg xét những tiêu cực nhúc nhích chỉ số %) :
- Khi lãi suất huy động 12% thì lãi suất cho vay 18%
- Khi lãi suất huy động giảm 9% thì lãi suất cho vay 15%
Như vậy : NH đều lãi 6% dù giảm hay kg giảm.
Trên 1 cung tiền dùng 1 hiệu số tịnh tiến như thế, thì NH vẫn lãi là chắn chắc (6%)
Như vậy : động thái này người tiêu dùng được gì & mất gì ?
Về mặt lý thuyết : lãi suất cho vay giảm còn 15% thì người vay dễ vay hơn. Nhưng thực tế khi vay với lãi suất 15% thì người gởi tiền thấy lãi suất huy động thấp quá (9%) thì rút tiền ra để đầu tư làm ăn có lãi hơn. Nếu giải sử : 02 mệnh đề trên cùng đồng loạt xảy ra thì NH lấy tiền đâu mà cho vay khi người gởi tiền đồng loạt rút tiền, mà người đi vay thì háo hức đi vay ?
Do đó, việc giảm % lãi suất huy động kèm theo giảm % lãi suất tiền vay sẽ kg có ý nghĩa gì khi những người tinh ý sẽ thấy hiệu số tịnh tiến trước giảm & sau giảm trên 02 biên độ huy động và cho vay đều là hằng số. Nếu hiệu số là hằng số trước & sau khi giảm thì rõ ràng NH nắm chắc phần lợi nhuận không đổi và người gởi lẫn kẻ đi vay chẳng có lợi lộc gì ? Vì NH có chia sẻ lợi nhuận gì cho khách hàng gởi & đi vay tiền đâu ?
Nếu kg có lợi cho khách hàng gởi & vay tiền thì động thái này rõ ràng là cân đối và điều chỉnh dòng tiền cho những DN cấp "mega", mà cấp "mega" này kg ai khác là những Anh Cả Đỏ nhằm điều tiết dòng tiền cho các "mega" này trong thời gian ngắn nhằm lưu thông dòng tiền nợ đang bị quẫn bách.
Do đó, cá nhân tôi cho rằng : đây là chính sách tạm thời nhằm "giải vây" cho các DN "mega" theo sách "vây Ngô cứu Triệu".
Vây Ngô - Ngô ở đây là khách hàng (not "mega"), thì khi bị vây tâm lý ai cũng sẽ lùng bùng, kg biết nên quyết thế nào. Tranh thủ Ngô đang kg biết quyết, ta dùng "chính sách đầy ưu điểm này" giải vây cho Triệu (= "mega") để Triệu tiếp cận ngay nguồn vốn đang đong đưa mà Ngô đang kg biết nên gởi hay rút.
Chỉ khi nào hiệu số biên độ huy động và vay trước & sau khi giảm kg phải là hằng số tịnh tiến mà thu hẹp thực sự đó mới là động thái NH vì người tiêu dùng, vì khách hàng một cách bình đẳng.
Cho nên, sau 1 thời gian nữa sẽ có 03 động thái xảy ra :
1. Cho NH thay đổi % tiền gởi & vay thả nổi trên ấn định của NHNN (điều này kg xảy ra thì trong cơ chế hiện nay sẽ làm rối loạn tài chính)
2. Nâng cao lại % tiền gởi & vay như cũ sau khi "cứu Triệu" xong.
3. Tiếp theo sau bước 2 sẽ giữ vững % lãi suất huy động (ví dụ 12%) nhưng nâng % lãi suất cho vay lên (ví dụ 19% hoặc hơn) nhằm lấy lãi suất này cân bằng lại khoảng thời gian hao tốn chi phí vốn vì "cứu Triệu"
Và : với thời điểm hiện nay, thì việc % lãi suất huy động hạ như hiện nay chỉ tối đa kg quá 06 tháng (vì đây là giữa năm rồi). Tại thời điểm cuối năm (khoảng tháng 11, 12) sẽ quay về kế hoạch bước 2 & 3 nêu trên vì áp lực thanh khoản cuối năm là rất lớn. Người gởi tiền thì muốn gởi tiền có LS cao sau 1 năm làm ăn vất vả, anh nhà nghèo thì có chết cũng đi vay dù LS vay có cao để tránh phá sản. Như thế : NH sẽ vẫn lãi to, DN "mega" thoát chết trong gang tấc, thật là "nhất tiễn lưỡng tiện"
Trong giới tài chính, khi nhìn hiệu số biên độ của các động thái này người ta hay nói bóng bấy bằng cụm từ "tháu cáy tiền tệ"
Do đó : nếu là tôi, có sổ tiết kiệm NH, tôi vẫn giữ nguyên - kg rút sổ, đổi sổ để lỗ kỳ hạn mà tôi đã gởi dang dở trước kia 12%. Vì LS huy động kg thể giảm nữa (đối với VN hiện nay) - nó phải dâng cao lại thôi, chí ít là 12% như cũ tại thời điểm cuối năm (tháng 11, 12). Nếu manh động đổi sổ, rút sổ, tôi sẽ lỗ những kỳ hạn đang gởi trước kia (nếu ai rút sổ - thì lỗ - đương nhiên NH sẽ lời thêm 1 khoản ngắn hạn vì họ kg bù LS trước kia & cười thầm mở cờ trong bụng)