Trích đoạn: X108
Sài gòn hiện nay ngày nào cũng kẹt xe, giờ nào và bất cứ nơi nào đều cũng có thể xãy ra tình trạng kẹt xe.
Nguyên nhân thì có nhiều và cũng đã được nói nhiều. Nguyên nhân sâu xa chủ quan thì theo tự nhận xét là do tầm nhìn quản lý giao thông đô thị của nhiều thế hệ lãnh đạo thành phố kém, người thì cận thị, người thì loạn thị....do hệ thống giáo dục giao thông không tốt, ý thức của người tham gia giao thông kém, không chấp hành luật lệ giao thông. Nguyên nhân khách quan thì tại trời mưa, triều cường, mùa thi cử, tại nạn giao thông bất ngờ gây ra ùn tắc cục bộ...
Để giải quyết tình trạng kẹt xe này không phải cần một mà cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ như quy hoạch giao thông đô thị, hệ thống tàu điện ngầm , MRT, Xe buýt, Giáo dục ý thức giao thông,
văn hóa lái xe cho người tham gia giao thông...Trước mắt, tạm thời thì có phương án phân luồng, mở rộng nhiều tuyến đường một chiều, tăng cường công an tại các khu vực thường xãy ra ùn tắc, tăng mức phạt cho các trường hợp vi phạm, ap dụng thu phí xe vào trung tâm thành phố, thành lập đội phản ứng nhanh nhằm hổ trợ, giúp đở công an điều hành giao thông như một số ý kiến của bạn đọc gần đây.
Em nghĩ hiện tượng kẹt xe này có thể hạn chế đến mức thấp nhất trong điều kiện hiện nay nếu hệ thống điều khiển giao thông được cải thiện tốt hơn. Hệ thống điều khiển giao thông hiện nay là con người và thiết bị. Con người bao gồm Công an giao thông và lực lượng thanh niên xung phong ( thỉnh thoảng có đoàn viên thanh niên tăng cường ), còn thiết bị chính là hệ thống đèn giao thông.
Hiện nay tín hiệu đèn giao thông không hợp lý. Thời lượng tín hiệu đèn vàng rất ngắn, thậm chí có nơi không có đèn vàng. Điều này tạo tâm lý "nóng vội" trong người tham gia giao thông. Thấy Xanh bên kia gần hết là vọt, thấy đỏ bên mình mới đến, tranh thủ tí. Không còn khái niệm giao thời, lúc nào trên các ngã tư cũng đều có hiện tượng đuôi của đoàn xe đèn đỏ chặn đầu đoàn xe đèn xanh. Tốc độ giải tỏa lượng xe ra khỏi các giao lộ rất chậm. Việc chậm trễ này càng gây thêm ùn tắc trong các giờ cao điểm. Một bất cập nữa là thời lượng đèn xanh, đèn đỏ cũng không hợp lý, không uyển chuyển theo tình hình mật độ xe lưu thông. Ở nước ngoài, gần các giao lộ người ta bố trí các sensor để "đánh giá" mật độ xe lưu thông qua đó điều tiết thời lượng đèn giao thông cho hợp lý. Chúng ta không thể tự động hóa như thế nhưng thời lượng đèn giao thông cũng phải được nghiên cứu và bố trí sao cho tốc độ giải tỏa xe là cao nhất. Vào giờ cao điểm mà các ngã tư giao lộ Cộng hòa, Phan Đăng Lưu, Xô viết nghệ tỉnh...chỉ cho phép 60' là quá ngắn. Chúng ta chấp nhận chờ 3 phút để sau đó đoàn xe được di chuyển đều và thoát ra khỏi giao lộ nhanh, còn hơn nhít từng chút mà lưu lượng xe không được giải tỏa bao nhiêu do trong khoảng giao thời thì tốc độ giải tỏa xe rất chậm. Một điều nữa là khi tan tầm thì những tuyến đường thoát ra khỏi trung tâm thành phải được ưu tiên để giải toả lượng xe trong nội thành. Cần phải ưu tiên về thời lượng đèn xanh cho các con đường đi về phía An Sương, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà bè...Mật độ xe nội thành giảm xuống ,áp lực ùn tắc sẽ giảm đi.
Con người tham gia điều khiển giao thông phải có tâm và có trách nhiệm. Tránh tư tưởng "ai biểu chạy ẩu bị kẹt xe ráng chịu". Một người chạy ẩu, cúp đầu, lấn đường... làm hàng trăm, hàng ngàn người vô tội lãnh hậu quả. Họ phải có khả năng điều tiết giao thông, phải có mặt sớm , thường xuyên tại các điểm nóng giao thông để ngăn chặn kịp thời các xe cúp đầu, lấn đường ....Có như thế mới tránh được nạn ùn ùn...tắc. Em đã nhiều lần chứng kiến khi kẹt xe công an mới đến, thổi còi, giơ gậy nhưng không giải quyết được gì khi bốn phương tứ hướng, bất kể trên lề hay dưới lòng đường tràn ngập những quái xế đi ngang về tắc, mắt mày đỏ gay cứ gặp chổ nào trống là đâm là lủi...Chợt nhớ hình ảnh một vị huấn luyện viên võ thuật ngày nào của Việt nam khi học trò mình bị đối phương đánh te tua tơi tả mà không biết chỉ ra cách chống trả mà chỉ biết hô hào:" Cố lên con, đánh nó đi con, đá cho chết mịa nó đi con...."