Chuyên
16/6/22
626
530
93
TPO - Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66,3km, dự kiến sử dụng 455ha đất, trong đó có trên 186ha rừng tự nhiên và rừng trồng. UBND tỉnh Lâm Đồng vừa trình lại hồ sơ dự án để Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư.
b6n.jpg
Sau khi cập nhật, bổ sung hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có công văn số 4497/UBND-GT trình lại Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cập nhật đầy đủ hồ sơ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thô thẩm định. Dự kiến tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 455ha; trong đó, diện tích xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là 186,21ha, gồm 123,37ha rừng tự nhiên và 69.85ha rừng trồng.

Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66,3km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai trên dưới 11km. Khoảng 55km còn lại sẽ đi qua các huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng như Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai và Đạ Tẻh.
b7n.jpg
Điểm đầu của dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú) thuộc địa phận xã Phú Trung (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Điểm cuối dự án tại Km126+360 giao với đường Nguyễn Văn Cừ (thành phố Bảo Lộc).

Dự án được phân kỳ đầu tư đạt quy mô nền đường tối thiểu là 13,5m với 2 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp. Riêng các đoạn tuyến đào sâu, đắp cao được nghiên cứu theo quy mô nền đường 22m, tạo thuận lợi cho giai đoạn mở rộng hoàn chỉnh. Các đoạn vượt xa bố trí mặt cắt ngang với quy mô 4 làn xe cơ giới. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư đạt quy mô nền đường rộng 22m với 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp.

Ở giai đoạn phân kỳ, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022-2025; còn giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư sau năm 2035.

Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn phân kỳ 16.220 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước tham gia 6.500 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 1.460 tỷ đồng; vốn huy động khác 8.260 tỷ đồng. Đây là đề xuất dự án của liên danh các nhà đầu tư gồm Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung. Dự kiến dự án thu phí hoàn vốn trong vòng 23 năm 4 tháng.

Được biết, đây là một trong 3 dự án cao tốc thành phần của dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương với tổng chiều dài hơn 200km. Trong đó, dự án Dầu Giây - Tân Phú khoảng 60km do Bộ Giao thông vận tải phụ trách; còn dự án Tân Phú - Bảo Lộc và dự án Bảo Lộc - Liên Khương với tổng chiều dài trên dưới 140km, Chính phủ giao cho UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện.

Theo: Tiền Phong

Xem thêm:
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
22/1/19
4.427
8.184
113
Mỗi lần làm đường là phải xẻ rừng, lấp ruộng, phải tốn chi phí thu hồi đất. Nhưng con người ta lại thích xây nhà cửa, lập khu dân cư dọc sát 2 bên đường, cho đường nó nhanh chóng quá tải và dễ xảy ra tai nạn chơi vậy ...
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: CuBiMi
Hạng B1
1/2/17
72
71
18
38
Hết Đồng Nai tới Lâm Đồng. Tôi không ủng hộ mấy phương án xẻ rừng tự nhiên quốc gia, các khu rừng nguyên sinh được bảo tồn để xây dựng hạ tầng. Nơi đây là cả một hệ sinh thái rừng còn sót lại hiếm hoi của đất nước, cứ vì phát triển hạ tầng mà xẻ núi xẻ rừng mãi đến một lúc nào đó nhìn lại thì chúng ta nhìn lại đất nước đó chỉ còn lại là một khối bê tông mà thôi. Một con đường cao tốc có hàng rào chạy xuyên qua một khu rừng chẳng khác nào bạn xây tường ngăn đôi ngôi nhà của bạn vậy. Thật quá bất công đối với hệ sinh thái đó.
 
Hạng D
22/1/19
4.427
8.184
113
Hết Đồng Nai tới Lâm Đồng. Tôi không ủng hộ mấy phương án xẻ rừng tự nhiên quốc gia, các khu rừng nguyên sinh được bảo tồn để xây dựng hạ tầng. Nơi đây là cả một hệ sinh thái rừng còn sót lại hiếm hoi của đất nước, cứ vì phát triển hạ tầng mà xẻ núi xẻ rừng mãi đến một lúc nào đó nhìn lại thì chúng ta nhìn lại đất nước đó chỉ còn lại là một khối bê tông mà thôi. Một con đường cao tốc có hàng rào chạy xuyên qua một khu rừng chẳng khác nào bạn xây tường ngăn đôi ngôi nhà của bạn vậy. Thật quá bất công đối với hệ sinh thái đó.
Nhờ mấy cái đầu "bác học" trong quá khứ! Giờ đi xe trên các quốc lộ của VN mà tức anh ách! Quốc lộ cái cc gì mà nhà dân cứ san sát 2 bên đường, kinh doanh, buôn bán, chợ búa, trường học... Ủa cái quái gì vậy?! Làm đường cho xe chạy hay làm đường để họp chợ?! Nhiều địa phương giờ vẫn còn giữ cái tư tưởng tởm lợm đó. Mở đường tránh quốc lộ (tránh các khu dân cư, thị trấn, thị xã), rồi lập dự án quy hoạch các khu dân cư dọc cái đường tránh đó ... Ủa ủa, đang chơi trò đồ hàng của con nít đó hả trời?!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
10/3/16
463
319
63
Kiên Giang
"Các đoạn vượt xa bố trí mặt cắt ngang với quy mô 4 làn xe cơ giới"
Vẫn giữ làn khẩn cấp, nhưng chỉ có 1 làn chạy và bố trí 1 số đoạn có "làn vượt"? o_O
 
  • Haha
Reactions: CuBiMi