Hạng D
18/12/06
1.690
1.820
113
Để kiểm tra ắc tốt hay không, còn được bao nhiêu phần trăm thì phải cần thiết bị chuyên dụng kiểm tra về độ sụt áp, CCA, nội trở, hoặc phóng điện.
Tuy nhiên, đối với người sử dụng chỉ có Volt kế thì có thể kiểm tra sơ bộ như thế này: (cần có 2 người)
- Người thứ nhất đặt volt kế ở thang đo volt, 2 đầu kim vào 2 cực của ắc quy, ắc quy mới khi đầy có điện áp khoảng 12,8 V; sau một thời gian chỉ còn khoảng 12,6 V.
- Người thứ hai, đề máy trong khoảng 3 giây.
- Lúc này người thứ nhất quan sát độ sụt áp của ắc quy.
Nếu độ sụt áp của ắc quy dưới 10,5 V thì ắc quy đã có dấu hiệu yếu rồi mặc dù vẫn còn đề được, nên chuẩn bị thay thế là vừa rồi. Còn nếu trên thì OK.
Cách này mới kiểm tra bình.
 
  • Like
Reactions: vinh khanh
Hạng B2
21/9/04
442
200
43
41
Lưu bài lại để nghiền ngẫm, cảm ơn bác! :)
 
Tập Lái
9/12/16
9
0
1
66
Theo thống kê, nguyên nhân bị loại trừ một cách oan uổng nhiều nhất là các thiết bị điện. Kịch bản sau đây diễn ra khá phổ biến.
[pagebreak][/pagebreak]

Sau vài lần đề, máy không nổ, chủ xe đấu nối ắc qui từ xe khác và xe nổ máy. Anh ta đưa xe đến garage, thợ sửa xe khẳng định phải thay ắc quy. Chủ xe đồng ý và quả nhiên xe nổ máy.

Nhưng xe chỉ khởi động tốt được vài tuần rồi triệu chứng cũ lại xảy ra : khi đề động cơ quay rất chậm, đèn chiếu sáng mờ hẳn đi và không nổ máy. Anh ta lại đem xe lại garage và thợ sửa xe nói “cục đề” bị hỏng. Chủ xe miễn cưỡng đồng ý thay starter, nhưng xe cũng chỉ khởi động tốt được vài tuần rồi trở lại triệu chứng cũ.

Rất may mắn, chủ xe có người bạn là chủ1 doanh nghiệp cho thuê xe. Nghe anh ta kể qua điện thoại, người bạn nhận xét : thợ sửa xe đã bỏ xót khâu quan trọng trong chuẩn đoán của hệ thống điện : kiểm tra độ sụt áp của mạch điện. Người bạn bảo chủ xe đi mua 1 đồng hồ đo điện kỹ thuật số giá khoảng 180.000 -280.000 VNĐ và 1 bình xịt dung dịch chống rỉ RP7 giá khoảng vài chục ngàn, anh ta sẽ đến nhà chỉ cho phải làm gì nếu xe không nổ.

Thật kỳ lạ, “người bạn” chỉ cần hí hoáy khoảng 10 phút là xe của anh đã khởi động được.
Anh bạn cho biết, xe không bị hư hỏng bộ phận nào cả. Chẳng qua do bu lông gắn dây mát của ắc quy vào blốc máy bị lỏng và anh bạn đã vệ sinh đầu nối và xiết lại bu lông.

“Người bạn” biết được do đầu nối mát của ắc quy lỏng nhờ vào việc kiểm tra độ sụt giảm hiệu số điện thế (sụt áp) của mạch điện bằng đồng hồ đo điện đa năng.

Sau khi giúp chủ xe khắc phục sự cố, “người bạn” còn ngồi nán lại giảng giải cho “chủ xe” về lý thuyết và thực hành.

Hỏi : Như vậy 2 lần không khởi động trước đây đều không phải do ắc quy và starter không bị hỏng.

Đáp : “Hỏng” ở đây mang ý nghĩa tương đối, thế nào là “hết sài” do quan niệm từng người.
Qua thời gian, ắc quy và starter yếu dần đi. Ban đầu khi còn mới starter cần điện thế khoảng 9,5 volt để hoạt động, dần dần cần 10 volt hoặc cao hơn nữa. Khi ắc quy mới có thể sản sinh dòng điện 12,8 volt, khi cũ chỉ còn 11,5 volt hoặc thấp hơn. Do vậy nếu không tổn thất điện áp, ắc quy và starter có thể phục vụ rất lâu dài.

Hỏi : Tại sao khi thay ắc quy hoặc starter mới lại đề được ngay ?
Đáp : Dây “mát” ắc quy của xe bạn bị tổn thất 2,8 volt.
Starter qua 1 thời gian sử dụng cần dòng điện tối thiểu là 10 volt để hoạt động tốt. Nếu điện áp đến starter chỉ còn 9,5 volt, starter sẽ hoạt động è ạch. Khi thay ắc quy mới, ắc qui 12,8 volt. Dù bu lông gắn dây mát của ắc quy vào blốc máy bị lỏng và điện áp bị tổn thất ở đây 2,8 volt, nhưng khi đến starter vẫn còn 10 volt, đủ để starter quay động cơ. Sau vài tuần hoạt động, điện áp của ắc quy tối đa chỉ còn12 volt. Bị tổn thất ở khớp nối 2,8 volt chỉ còn 9,2 volt khi đến starter. Không đủ điện áp để starter hoạt động. Do vậy khi thay ắc quy mới xe đề được ngay.
Đối với starter mới, chỉ cần điện áp 9,5 volt là có thể hoạt động, nên khi mới thay starter, xe khởi động được ngay. Nhưng sau khi vận hành 1 thời gian, starter đòi hỏi dòng điện 10 volt để hoạt động. Nguồn điện đã không thể đáp ứng. Và bệnh cũ lại tái phát.

Hỏi : Độ sụt áp bao nhiêu có thể chấp nhận được?
Đáp : Thông thường các mối nối điện tốt độ sụt áp phải nhỏ hơn 0,1 volt và toàn bộ mạch điện khởi động độ sụt áp không quá 0,4 volt. Nếu các mối nối tốt, cho dù khi ắc quy chỉ còn 11 volt và starter cũ đòi hỏi điện áp 10 volt thì xe vẫn khởi động được.
Các kết nối điện và dây dẫn điện không đạt yêu cầu là nguyên nhân rất phổ biến không những đối với mạch khởi động mà còn có thể xảy ra đối với các thiết bị điện trên ô tô như máy phát điện, quạt làm mát bộ tản nhiệt, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, kèn ...

Hỏi : Vậy làm cách nào để phát hiện các mối nối xấu ?
Đáp : Phương pháp dễ dàng và đơn giản nhất là kiểm tra độ sụt áp
Kiểm tra độ sụt hiệu số điện thế (Volt) là phương pháp dễ nhất để khẳng định các đầu nối, dây dẫn, các cực ắc quy, rờ le, công tắc không phải là nguyên nhân gây ra sự cố điện mà không phải tháo các linh kiện và tháo tung các bó dây.

Hỏi : Cách sử dụng đồng hồ đa năng
Đồng hồ điện có 3 hoặc 4 lỗ cắm, ta cắm giác dây đen vào lỗ COM và dây đỏ vào lỗ Volt-Ohm. Vặn núm thang đo đến vị trí đo Volt, nấc 20 Volt.
Hỏi : Tại sao không đo Ohm mà lại đo Volt?
Đáp : Volt tỷ lệ thuận với Ohm theo công thức V=RI. Tuy nhiên điện trở trên dây dẫn rất nhỏ không thể đo được bằng loại đồng hổ rẻ tiền nên ta phải đo Volt để xác định vị trí có điện trở cao.

Hỏi : Làm thế nào anh đã phát hiện có sụt áp ở đường dây mát của ắc quy?
Đáp: Sau khi ta cắm giắc dây đen vào lỗ COM và dây đỏ vào lỗ Volt-Ohm. Vặn núm thang đo đến vị trí đo Volt, nấc 20 Volt và bấm nút on. Ta chạm đầu dò màu đỏ vào cực dương ắc quy và đầu đen vào cực âm, ta thấy màn hình hiển thị số 12 là số điện áp của ắc quy. Ta lại chạm đầu dò màu đen vào 1 điểm bất kỳ trên blốc máy (vị trí không có sơn), số hiển thị là 9,2. Ta tạm kết luận tổn thất trên dây mát là 2,8 volt. Kiểm tra dây mát của ắc quy là loại dây to, đủ sức dẫn điện cường độ cao, ta kết luận tổn thất đện áp ở điểm nối mát. Ta chỉ cần vệ sinh và xiết lại đầu nối mát là khắc phục được sự cố không nổ máy.

Đến đây người chủ xe muốn hỏi người bạn thêm về phương pháp phát hiện và khắc phục nhiều “pan” khác nhưng người bạn bận việc phải ra về.
"Ước gì nhà mình chung vách".