Tập Lái
28/3/22
25
24
3
33
Giai đoạn sắp tới lãi suất huy động chưa tăng, đầu tư công được giải ngân và nhà nước sẽ dùng BĐS để hấp thu 1 phần lạm phát. Nên dự đoán 2022-2024 BĐS vẫn sẽ tăng và lập đỉnh mới. Tầm 2024 - 2025 thì nhà nước mới tăng lãi suất huy động và lúc này BĐS mới đóng băng.
 
  • Like
Reactions: ngaoagain
Hạng F
3/10/15
11.101
13.681
113
chưa bao giờ thấy bds giảm giá :)))
Thật sự mình cũng chưa bao giờ thấy BĐS giảm giá.
Nếu có 50% giảm như bạn ở trên nói thì phải là BĐS mà ngân hàng nó siết nợ rồi nên nó bán giá giảm chứ mà từ thằng chủ nhà bán thì chắc là không.
 
Hạng B1
15/7/18
77
95
18
36
Thực tế thì có giảm nhưng không phải toàn bộ, trước đây do chính sách lỏng lẽo nên mới xảy ra đóng băng suốt mấy năm liền. Còn giờ khác xa, ai dùng đòn bẫy nhiều quá mới phải lo chứ mua bằng tiền nhàn rỗi hoặc nhà đất có thể ra dòng tiền thì thị trường có vấn đề gì mình nghĩ họ cũng không quan tâm lắm. Chờ chính sách mới của nn sắp tới như thế nào mới là cái để định hình lại thị trường.
 
Hạng B2
20/3/19
398
3.352
121
nói đâu xa, cái thớt BĐS này dự đoán bong bóng mấy năm trời r chắc giờ chán hết muốn lập thớt mới. Ai chờ thì cứ chờ, nhưng không biết bao giờ BĐS mới giảm giá.
 
Chuyên
16/6/22
633
544
93
Tâm lý bỏ tiền vào bất động sản để cất trữ tài sản là quan điểm của nhiều nhà đầu tư. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện tại khi lo ngại lạm phát gia tăng, nhà đầu tư có nên tiếp tục bỏ tiền vào bất động sản?

Tại một toạ đàm mới đây, ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh, Thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ Quốc gia cho rằng, áp lực lạm phát diễn ra trên toàn cầu có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam. "Kinh tế Việt Nam có thể còn chịu áp lực lên kênh đầu tư như kênh đầu tư tư nhân, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán, tiền số... Đây là những kênh đầu tư chịu áp lực lớn từ lạm phát và các bất ổn về chính trị, kinh tế toàn cầu", ông nhận định.

Vị chuyên gia này thẳng thắn cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ lạm phát chi phí đẩy rất nghiêm trọng do giá đầu vào tăng cao.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ làm lạm phát chi phí đẩy bị khuếch đại lên, nhất là khi tỷ giá hối đoái tăng. Nếu siết chặt chính sách tiền tệ sẽ làm cung giảm, đồng nghĩa giá bất động sản sẽ tăng.

Tác động của lạm phát tăng hay giảm đến thị trường bất động sản là điều thấy rõ ràng. Trong bối cảnh lo ngại về lạm phát gia tăng, một câu hỏi được đặt ra: "Có nên tiếp tục xuống tiền vào bất động sản".

Một cuộc khảo sát gần đây của VARS với các hội viên là những nhà môi giới bất động sản đang hoạt động, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát. Trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và khó dự đoán, hầu hết các nhà môi giới được hỏi (90%) cho rằng giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ 53% tin rằng giao dịch bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới.
Lạm phát gia tăng, giá bất động sản sẽ tăng hay giảm?


Dữ liệu của VARS cũng cho thấy thanh khoản trên thị trường bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt so với giai đoạn sốt đất nửa cuối năm trước và đầu năm nay. Cùng với đó là sự thiếu vắng nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá bình dân, là giá nhà tăng liên tục và chưa có tín hiệu dừng lại. Nguy cơ lạm phát một lần nữa thúc giục nhu cầu sở hữu và cất giữ tài sản, trong đó bất động sản là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Đây là giai đoạn dòng tiền chờ đợi những cơ hội đầu tư vững chắc, đồng thời cân nhắc kỹ càng những biến số vĩ mô, địa chính trị xung quanh. Giai đoạn dòng tiền dễ đã thực sự đi qua, cùng với đó là chính sách kiểm soát tín dụng thận trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có bất động sản.

Việc mua nhà để đầu tư, đặc biệt khi sử dụng các đòn bẩy tài chính cần được cân nhắc. Dòng tiền cần chờ đợi những cơ hội thực sự an toàn trong tương lai sau khi cân nhắc kỹ càng những yếu tố vĩ mô.

"Sự phục hồi của nền kinh tế kéo theo nhu cầu bất động sản tăng cao ở tất cả các phân khúc, từ căn hộ đến văn phòng cho thuê, nhà xưởng, bất động sản bán lẻ… Đặc biệt trong tình hình nguồn cung bị thắt chặt bởi nhiều lý do, mặt bằng giá bất động sản tăng lên trong thời gian tới là điều có thể tính đến. Mua nhà để ở trong giai đoạn "bản lề" này sẽ tận dụng được tối ưu những lợi thế và tín dụng và mặt bằng giá cả" - báo cáo của VARS nhấn mạnh.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, lạm phát, biến động giá vàng thường khiến nhiều người tìm đến kênh đầu tư bất động sản vì đó là kênh cư trú an toàn. Lạm phát sẽ càng đẩy giá nhà đất tăng thêm dù 2 năm dịch bệnh đã khiến giá bất động sản đã tăng mạnh.

Theo: Nhịp sống kinh tế

Xem thêm:
 
  • Wow
Reactions: triet gpvn
Hạng D
17/10/11
1.235
13.866
113
Đến giai đoạn 2011 – 2013, lạm phát tăng 2 con số, đỉnh điểm CPI năm 2011 tăng 18,75% so với năm 2010. Lãi tiền gửi huy động dao động ở mức 18,5-21,5%, lãi vay lên 25-30%. Đúng thời điểm này, giá bất động sản lao dốc mạnh. Nhiều bất động sản ghi nhận mức giá tới 50% chỉ trong vòng 1 năm
Chỗ nào giảm. 50% a? A cho xin ví dụ
 
21/9/11
1.696
33.874
113
Bài học 10 năm trước, lạm phát tăng lãi tiền gửi thực tế 18% lãi vay 20% nhưng BĐS có bán được đâu? đứng hình và giảm mấy năm.

Nói chung cũng cẩn thận với mấy ông "chuyên gia" bơm này!
 
Hạng D
23/6/13
1.693
5.128
113
"
HÃY THAM LAM KHI NGƯỜI KHÁC SỢ HÃI! ĐÓ MỚI LÀ CHIẾN LƯỢC THẮNG LỚN!

Ở Việt Nam có 3 đợt sóng tạo nên 3 thế hệ người giàu có nhất, đó chính là:

1. Giai đoạn 2003-2009: Đây là thời điểm Bất động sản tăng 70 lần, 1 tỷ thành 70 tỷ tại trung tâm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Điển hình là thời điểm mà Hà Đông và Hà Tây sát nhập vào Hà Nội).

2. Giai đoạn 2014-2019: Cơn sốt tiếp theo là khi tiền đầu tư đổ dồn vào Bất động sản nghỉ dưỡng đặc biệt là vùng biển (Ví dụ: Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang). Thời điểm đó, các tỉnh miền Trung tăng giá đột biến.

3. Giai đoạn 2021-2026: Mỏ vàng của Bất động sản được khai phá. Đây chính là giai đoạn với sự cộng hưởng của tình hình nền kinh tế, lãi suất, thị trường. Có thể nói, đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để mua Bất động sản với giá tốt nhất, bứt phá, vượt lên trong thời gian tới.

Và nếu như bạn đã ở trong giai đoạn hoặc có nghiên cứu về 2 giai đoạn đó thì đều có những đặc điểm chung nhất cảnh báo nhất định.

1. Ngân hàng ngừng cho vay hoặc tăng đột biến biên độ lãi suất.
2. Các hồ sơ , pháp lý về Bất động sản đều được đưa ra để các thủ tục thay đổi hoặc bổ sung khó khăn phức tạp hơn.

Ngoài ra, còn có nhiều dấu hiệu khác nhưng 2 điều này là thấy rõ nhất.

Nếu bạn đã bỏ lỡ chu kỳ 1 và chu kỳ 2 vì bất kì lí do nào thì ngay bây giờ khi đang ở quãng thời gian quý giá của giai đoạn 3, hãy dùng vốn mà mình đã tích trữ để chắc chắn nắm bắt chu kỳ, bởi vì đời người sẽ không có nhiều cơ hội tốt như vậy nữa đâu!
"
trích từ đám cò đất


















































Mình bơm lên luôn ... kaak
 
Hạng D
22/3/16
1.081
11.404
113
Lạm phát chỉ là một trong hàng nghìn yếu tố tác động đến giá bđs. Nên câu hỏi này khó mà trả lời chính xác.
Phân tích lắm làm gì. Giờ 2 công cụ điều tiết là Thuế và lãi suất tung ra cùng một thời điểm là xác định lao dốc không phanh.
Ai bảo đất k bao giờ lỗ sẽ ôm mồm đầu tiên.
Mua đất mà đọc báo thì kẹp chym và vỡ alo là 2 triệu chứng dễ gặp. Với tình hình kinh tế hiện tại, tiền mặt là vua, còn dư quá thì chịu khó chờ mấy A bị bank xiết, phải bán gấp, đó mới là cơ hội thực