Chào các bác
Thỉnh thoảng đi vào đường lạ, vắng xe tôi không biết là đang đi vào đường 1 chiều hay 2 chiều. Nhìn trên mặt đường thì tôi không tài nào biết nên đi làn nào. Nếu có xe đang chạy thì không vấn đề gì. Các bác có cách gì chỉ cho tôi với
Cám ơn các bác trước.
Sau khi tổng hợp Mod edit lại nội dung trả lời cho câu hỏi
làm sao biết đường 1 chiều hay 2 chiều?
Đường 1 chiều là gì?
Tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực từ 01/07/2020) về báo hiệu đường bộ, có quy định:
Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
Bên cạnh đó, Quy chuẩn cũng quy định:
Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông, tách biệt với phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.
- Đường dành riêng cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hoặc một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.
- Đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt với phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới bằng các dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền.
- Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.
Cách nhận biết đường 1 chiều
Cách đơn giản nhất để nhận biết đường 1 chiều là quan sát các xe đang lưu thông trên cùng tuyến đường với mình, nếu trong trường hợp đường vắng không có xe thì nên để ý đến biển báo đường 1 chiều là biển báo ở hình bên dưới, trong trường hợp đang đi giữa đường mà không biết đâu là đường 1 chiều thì có thể quan sát vạch đường như sau:
Biển báo báo hiệu đường 1 chiều
- Vạch phân chia đường chạy cùng chiều dạng đơn, nét liền: vạch có chiều rộng 15cm, chiều dài xuyên suốt đoạn đường được quy định.
- Vạch phân chia đường chạy cùng chiều dạng đơn, nét đứt: chiều rộng vạch 15cm, đoạn nét liền có chiều dài từ 1 - 3m, khoảng trống đứt khúc có chiều dài từ 3 - 6m (gấp 3 lần đoạn nét liền)
- Vạch giới hạn làn đường ưu tiên, có nét liền hoặc nét đứt: chiều rộng của vạch 30cm lớn hơn 15cm so với các vạch thường.