Tôi thì thấy nó khó có thể đúng đối với thị trường Việt Nam.
Ai học kinh tế thì đều được dậy là giá cả bị ảnh hưởng bởi cung cầu.
Nếu cung > cầu ---> giá giảm.
nếu cung = cầu ---> giá giữ nguyên
nếu cung < cầu ---> giá tăng.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, khi chào bán 1 mẫu xe mới (ô tô hoặc xe máy) các nhà sản xuất Nhật thường định ra một kế hoạch sản xuất một số lượng xe nào đó theo nghiên cứu và một mức giá tương ứng. Số lượng xe dự tính bán hàng sẽ được duy trì ở mức ổn định và tăng dần.
Nếu mẫu xe được thị trường đón nhận tốt thì nhu cầu thường xuyên cao hơn mức cung cấp dẫn đến sốt xe. Tuy nhiên hoàn toàn có thể xẩy ra hoàn cảnh ngược lại, xe ế dẫn đến nhà sản xuất bắt buộc phải giảm giá để bán hàng. Việc đòi hỏi các nhà sản xuất phải khống chế giá cả bằng biện pháp hành chính rất không thực tế vì đi ngược lại với quy luật kinh tế. Hoặc nếu làm theo quy luật kinh tế là tăng lượng cung thì cũng đòi hỏi thời gian hoặc nỗ lực của nhà sản xuất.
Cho nên, các bài báo viết theo kiểu như trên thường gây ấn tượng rất hợp lý đối với các khách hàng chưa có nhu cầu mua xe và không quan tâm đến xe. Còn đối với người trong cuộc thì bài báo này thể hiện sự thiếu hiểu biết cơ bản về kinh tế cũng như quy luật thị trường của nhà báo.
Kết quả là ai mua xe thì vẫn đi mua, còn ai không mua thì đều xúm vào kêu đắt.
Ai học kinh tế thì đều được dậy là giá cả bị ảnh hưởng bởi cung cầu.
Nếu cung > cầu ---> giá giảm.
nếu cung = cầu ---> giá giữ nguyên
nếu cung < cầu ---> giá tăng.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, khi chào bán 1 mẫu xe mới (ô tô hoặc xe máy) các nhà sản xuất Nhật thường định ra một kế hoạch sản xuất một số lượng xe nào đó theo nghiên cứu và một mức giá tương ứng. Số lượng xe dự tính bán hàng sẽ được duy trì ở mức ổn định và tăng dần.
Nếu mẫu xe được thị trường đón nhận tốt thì nhu cầu thường xuyên cao hơn mức cung cấp dẫn đến sốt xe. Tuy nhiên hoàn toàn có thể xẩy ra hoàn cảnh ngược lại, xe ế dẫn đến nhà sản xuất bắt buộc phải giảm giá để bán hàng. Việc đòi hỏi các nhà sản xuất phải khống chế giá cả bằng biện pháp hành chính rất không thực tế vì đi ngược lại với quy luật kinh tế. Hoặc nếu làm theo quy luật kinh tế là tăng lượng cung thì cũng đòi hỏi thời gian hoặc nỗ lực của nhà sản xuất.
Cho nên, các bài báo viết theo kiểu như trên thường gây ấn tượng rất hợp lý đối với các khách hàng chưa có nhu cầu mua xe và không quan tâm đến xe. Còn đối với người trong cuộc thì bài báo này thể hiện sự thiếu hiểu biết cơ bản về kinh tế cũng như quy luật thị trường của nhà báo.
Kết quả là ai mua xe thì vẫn đi mua, còn ai không mua thì đều xúm vào kêu đắt.