Bản chất đê ở Hô Lần khác bản chất đê đắp cho Sèi Goòng, ở Hô Lần lấn biển để lấy đất, ở Sèi Goòng đắp đê làm hồ bơi à? Tiền vấn đề muôn thuở vẫn là tiền - lấy đâu ra tiền để đắp đê? Mỗi cái bờ hữu sông SG mà còn cà xịch cà đuỗi. Tiền đê một đồng, tiền xử lý hậu quả do đắp đê mười đồng.
Chống ngập tại TP.HCM: Rùng mình vì ngoại thành đang… lún!
Cấu tạo đất vùng ĐBSCL nói chung và TP.HCM nói riêng đều có lớp trầm tích trẻ, dạng bùn, bở rời, sâu 30 - 40m, nhiều nơi vốn là các lòng sông cổ trước đây nên lún nhiều là đương nhiên. Hầu hết các khu vực chạy dọc các con sông, rạch như Bình Thạnh, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ... đều cấu tạo từ các lớp đất yếu có độ dày trên 10m. Do đó, trong quá trình xây dựng các công trình nhà ở cũng như đường sá, hàng loạt khối bê tông nặng nề được đặt trên nền đất yếu gây ra hiện tượng lún và trượt.
Càng đắp đê bao nó càng lún mới chết chứ. Việc đắp đê cô lập, làm giảm nước trong đất và đương nhiên tăng lún, minh chứng là thủ đô Hà Nội yêu dấu.
hiep luc nói:
truecolors nói:
E cũng đang phân vân vấn đề nam tiến hay là bắc tiến này.
Trước mắt thì thấy đoạn đường NTThập và HTPhát te tua quá, ngập lụt ngay cả vào mua khô, còn mùa mưa thì phải biết bơi mới dám ra đường, mặt tiền không làm ăn gì được.
Nhưng e cứ nghĩ không lẽ một vùng đất vàng còn nhiều tiềm năng thế mà TP lại để chìm trong biển nước à?
Còn phía Bắc thì đất cao, chắc. Nhưng cơ sở hạ tầng, tiện ích còn kém quá.
Các bác lão làng chia sẻ tầm nhìn cho e với. Tầm nhìn 20 năm thui, lúc đó e chắc ko còn sức để bơi lặn nữa.
Nguyễn Thị Thập nâng đường rồi bác, giờ chỉ mấy đường ngang hay bị triều cường thôi. Em ở Lâm Văn Bền mỗi tháng cũng bị mấy ngày triều cường. Được cái đường nhà em cao, mỗi năm lún 1cm thì 150 năm nữa nước mới vào nhà em
Tình trạng lún đang diễn ra mạnh mẽ tại TP với tốc độ trung bình 1,5-2cm/năm, có nơi lún tới 3cm/năm (gấp ba lần so với tốc độ dâng của mực nước biển),
trong tương lai tốc độ lún sẽ còn gia tăng hơn nữa.
Tình trạng lún làm hệ thống thoát nước bị hạn chế và có nguy cơ tê liệt.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh đã lún hơn 1m rồi đó. Con đường này kể từ khi đưa vào sử dụng (năm 2001) đến nay đã xuống cấp trầm trọng, nền mặt đường trên toàn tuyến bị lún từ 0,5 - 1,1m so với thiết kế ban đầu, trong đó 2 hầm chui cao 2,5m bị lún chỉ còn 1,4m.
Hiện tượng lún nghiêm trọng kéo theo ngập lụt gia tăng tại TP.HCM là
hệ quả của việc phát triển quy hoạch đi ngược với quy luật của tự nhiên. Trong tương lai thì Hiệp Phước (H.Nhà Bè) sẽ là khu vực ngập đầu tiên, kế đó là Q.7. Nếu xây dựng khu đô thị Hiệp Phước và tiếp tục mở rộng khu Phú Mỹ Hưng thì tình trạng lún và ngập càng nghiêm trọng. Tương tự, nếu đô thị hóa Q.2 thì tình trạng ngập lụt sẽ đổi dòng về phía trung tâm Q.1.
Làm thế để việc lún đất ở Sài Gòn không ảnh huởng đến mình sau mười năm nữa (dự sẽ có biến, khi đó còn đâu mà đầu với tư hạ tầng) thì về hướng bắc và tây bắc (như Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức...) bởi các khu vực này nền đất cứng nên chi phí cho việc xây dựng tại đây thấp hơn từ 3 - 4 lần so với xây dựng tại vùng trũng đông nam (vì ít tốn chi phí chống lún, chống ngập, chống phèn, chống ăn mòn kim loại, chống nước biển dâng...)