RE: Lang thang một khúc Sông Hương
Ngược dòng sông Hương, qua khỏi Cầu Tràng Tiền, bên phải là Tòa Thương Bạc:
Tòa Thương Bạc: Năm 1875, vua Tự Đức cho làm toà Thương Bạc tại vị trí gần công trình hiện nay, bao gồm nhiều công trình để tiếp đón các sứ thần, các đại diện của toà Khâm sứ Pháp và là nơi làm việc hàng ngày của các Quan lo việc ngoại giao. Sau nhiều biến động, các công trình này đã bị hư hại và sụp đổ. Năm 1936, triều đình cho xây đình Thương Bạc tại vị trí hiện nay để ghi nhớ di tích Thương Bạc Viện.
Phía bên trái theo hướng đi là Trung Tâm Điều Hành Festival Huế, nơi đây đã từng là TDTT Huế, dân Huế quen gọi là Sẹc, nơi tập bơi của biết bao thế hệ học sinh Huế:
Xa xa kia là cầu Phú Xuân, thấp thoáng phía xa xa là Cột Cờ của Ngọ Môn:
Cầu Phú Xuân- Dân Huế thường gọi là cầu Mới: là cầu bắc qua sông Hương từ đường Hà Nội qua đường Trần Hưng Đạo ở vị trí bến xe Nguyễn Hoàng, được hãng Eiffel xây vào năm 1970-1971.
Ngược dòng sông Hương, qua khỏi Cầu Tràng Tiền, bên phải là Tòa Thương Bạc:
Tòa Thương Bạc: Năm 1875, vua Tự Đức cho làm toà Thương Bạc tại vị trí gần công trình hiện nay, bao gồm nhiều công trình để tiếp đón các sứ thần, các đại diện của toà Khâm sứ Pháp và là nơi làm việc hàng ngày của các Quan lo việc ngoại giao. Sau nhiều biến động, các công trình này đã bị hư hại và sụp đổ. Năm 1936, triều đình cho xây đình Thương Bạc tại vị trí hiện nay để ghi nhớ di tích Thương Bạc Viện.
Phía bên trái theo hướng đi là Trung Tâm Điều Hành Festival Huế, nơi đây đã từng là TDTT Huế, dân Huế quen gọi là Sẹc, nơi tập bơi của biết bao thế hệ học sinh Huế:
Xa xa kia là cầu Phú Xuân, thấp thoáng phía xa xa là Cột Cờ của Ngọ Môn:
Cầu Phú Xuân- Dân Huế thường gọi là cầu Mới: là cầu bắc qua sông Hương từ đường Hà Nội qua đường Trần Hưng Đạo ở vị trí bến xe Nguyễn Hoàng, được hãng Eiffel xây vào năm 1970-1971.