Bác nào chơi 2cv xin cho phép em múa rìu qua mắt thợ tí
2cv - Ladalat là loại xe cũ kỹ có dung tích nhỏ tương đối thông dụng. Vào thập niên 70 - 80 Ladalat là niềm tự hào của những gia đình khá giả ,những tổ chức tôn giáo hay các cơ quan nhà nước ... Nhưng ngày nay với cơn lốc xe đời mới tốc độ cao và nhiều tiện nghi thì chiếc xe Ladalat '' mộng mơ '' ngày càng bị quên lãng. Có người xem nó như một vật gây cười khi bắt gặp ngoài đường . Giới trẻ thì thật ngại ngùng khi ngồi trên nó. Chỉ còn ít người sử dụng nó vì một lý do duy nhất : đam mê... cỗ máy Citroen 2CV, chiếc xe của '' huyền thoại '' cấu tạo đi trước thời đại .
Nhưng những ''huyền thoại '' thường hay bị bệnh ''lửa '' làm cho chủ nhân của nó đôi khi cũng rất bực mình. Càng về sau người ta càng thích độ lại IC cho ''huyền thoại ''.
IC được độ cho '' huyền thoại '' vẫn phải tái sử dụng lại cơ cấu tự động đánh lửa sớm bằng cơ khí vốn cũng cũ kỹ như chính chiếc xe cổ lỗ sỹ để tạo thời chuẩn cho IC.
Việc này chẳng khác nào trồng răng mới trên răng sâu . Tia lửa thì đã khỏe hẳn nhưng vẫn còn lệch lạc. Ai cũng biết rõ tia lửa bu - gi đóng vai trò quan trọng như thế nào đối vối động cơ xăng .
Sau đây xin giới thiệu một phương pháp đánh lửa ''mới '' cho ''huyền thoại'' được copy từ hệ thống đánh lửa của xe... gắn máy đời mới .
ảnh tham khảo
Có nhiều lý do để cho các bác quyết định chọn dùng hệ IC này là :
- Thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng tăng , hầu như chỉ là kiểm tra định kỳ mà thôi .
- Không sợ cháy bô-bin sườn do quên tắt công tắc máy vì đây là loại DC – CDI và dòng tiêu thụ của IC này cũng chỉ bằng cỡ một bóng đèn nhỏ 12V
- Tạo tia lửa thật mạnh
- Bền bỉ
- Thông dụng, dễ tìm mua
- Tính lắp lẫn cao
- Dễ lắp ráp
- Vô lăng giả có đường kính lớn ( phi 112 mm ) lại lắp trực tiếp lên trục chính nên '' hệ số '' chính xác cho thời chuẩn rất cao
CHÚ Ý : Ở vis lửa chỉ cần một sự xoay dịch nhỏ cũng làm tia lửa sai lệch thời chuẩn rất xa . Nhưng ở hệ IC này nhờ vô lăng có đường kính lớn lại đặt trực tiếp lên đầu trục chính , nên sự xoay dịch rộng của vô lăng cho sự sai lệch thời chuẩn rất nhỏ : giúp bac điều chỉnh góc đánh lửa một cách cực kỳ chính xác , không thể có được ở loại xe đánh lửa bằng vis lửa , đời cũ .
- Rất dễ xác lập thời chuẩn ( khi đã xác lập thời chuẩn rồi thì không sợ tia lửa lệch lạc khi tháo lắp nữa vì đã có các dấu làm sẵn , chỉ cần lắp đúng các dấu này là OK ) , Cũng vì vậy mà một mình bác có thể tự canh lửa cho xe mà không cần ông thợ máy , đi xa còn lo gì nữa ?
- Tạo góc đánh lửa tự động sớm theo tốc độ vòng quay của trục chính bằng vi mạch điện tử kỹ thuật số ,cực kỳ chính xác , được tích hợp bên trong IC
- Chi phí lắp đặt rẻ
vis lửa được bẩy hai lần trong một vòng quay của trục cam hình e-lip .
Sau nhiều năm cống hiến hoặc mài sửa hai bướu cam không còn đối xứng như thời trai trẻ được nữa , sự rệu rạo của cơ cấu tự động đánh lửa sớm và chính vis lửa làm cho 2 tia lửa của 2 xy-lanh sai lệch nhau có khi tới …hai răng của bánh răng đề .
Điều này làm ảnh hưởng rất xấu đến công suất và tuổi thọ của động cơ mặc dù bề ngoài vis lửa vẫn ” giả bộ “ vận hành “ chăm chỉ “ và “ bền bỉ “ lại còn nổi tiếng là “dễ trị ” .
CÁC VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ :
- Cụm DC CDI 12V của xe gắn máy Trung Quốc , hoặc của xe ATTILA , loại này có bán nhiều ở chợ kim khí điện máy Tân Thành tp HCM , ( khi mua nó bác đừng quên yêu cầu người bán cho hoạt động thử hay ký tên đảm bảo )
IC , cục kích Trung quốc hay các IC trên ảnh, tốt nhất là loại FUTURE NEO, FX ( loại dùng bìmh )
- Cục kích 81 - ( loại TQ ) giành cho xe CUB 81
- Chuôi ghim IC phù hợp
- Vô lăng giả .( xem hình )
- Mâm lửa (xem hình )
- Vài thứ linh tinh : dây điện mềm , băng keo , ống gen ...
vô lăng giả và quạt gió sẽ được bắt với nhau = 6 boulong 6X30
Mâm lửa và vô lăng giả bạn phải nhờ một cơ xưởng gia công :
- Mâm lửa : chỉ là một miếng long đền tròn có đường kính bằng đế mâm lửa cũ , bằng sắt hay nhôm dày cỡ 3mm hoặc được tiện bằng chính hộp mâm lửa cũ.
- Cục kích được lắp trên mâm lửa bằng hai vis cấy 4mm .
- Vô lăng giả : được chế tạo giống vô lăng xe CUB 81 nhưng mỏng và nhẹ hơn nhiều .Trên mép ngoài vô lăng có hàn một ''cựa dài ‘’ ứng với góc đánh lửa tự động sớm là 20 độ để tạo thời chuẩn cho IC .
Vô lăng giả được bắt phía sau cánh quạt giải nhiệt bằng 6 bou long 6 x 20 mm , phần lõm quay vào phía động cơ.
Khoảng cách của đầu dò cục kích và cựa trên vô lăng là :0,5 - 1mm .
Vô lăng và cục kích được bố trí giống hệt như ở xe CUB 81 .
Trước khi thực hiện công việc bác hãy ghi nhận lại tình trạng tia lửa hiện hữu khi sử dụng vis lửa hay IC cũ : màu sắc của bu - gi , độ dài của tia lửa , độ nhạy nổ , mức độ tiêu hao nhiên liệu , mức độ “ bốc ” , các mức chân ga , tốc độ cầm chừng thấp nhất , nhiệt độ động cơ khi vận hành ở một chế độ quen thuộc ... từ đó bác sẽ so sánh với góc đánh lửa cũ để rồi tìm ra góc đánh lửa thích hợp nhất cho chiếc xe thân yêu của bác .
THỰC HIỆN :
Hi hi hi … sao giống cách lấy thời chuẩn cho xe Mobillet đến thế ?
Đúng vậy , cùng là đồ Pháp mà !
- Tắt công tắc bình hay tháo cọc âm bình ắc quy ( lý do an toàn thôi )
- Tháo bugi , cánh quạt gió , hộp vis lửa ... ( làm vệ sinh bu – gi luôn nhé )
- Đếm số răng trên bánh răng đề ( bánh đà ) chẳng hạn số răng đếm được là 107 răng .
360 độ : 107răng = 3,36 độ
Vậy góc kẹp giữa hai răng là : 3,36 độ .
Góc đánh lửa cầm chừng là 10 độ
10 : 3,36 = 2,97 răng chọn 3 răng .
- Trên mặt sau bánh đà hãng Citroen đã khoan sẵn một lỗ cỡ 6mm , lỗ này trùng với lỗ khoan trên lốc máy gần moter đề .
- Bác xoay bánh đà cho hai lỗ này trùng nhau , xỏ một cây sắt cỡ 6mm qua chúng . Đây là tử điểm thượng của cả hai piston.
- Dùng phấn đánh dấu một răng bất kỳ trên bánh đà (gọi là răng số 0 ) , trên lốc máy đánh một dấu khác trùng với răng vừa đánh dấu .
- Rút cây sắt ra , lấy dấu trên lốc máy làm chuẩn , xoay bánh đà ngược chiều động cơ 3 răng : điểm lửa cầm chừng , đánh dấu răng này ( gọi là răng số 3 )
CÁCH 1 . ( KHÔNG CÓ ĐÈN CANH LỬA )
- Nhờ một người khác giữ cố định bánh đà không cho xoay .
- Ấn nhẹ cụm cánh quạt - vô lăng giả vào vị trí công tác .
- Xoay chậm cánh quạt - vô lăng theo chiều quay động cơ sao cho điểm cuối của cựa dài đến giữa đầu dò của cục kích .
- Xiết chặt cánh quạt - vô lăng cho hút côn .
- Kiểm tra các bước đã làm :
Xoay cụm cánh quạt - vô lăng vài vòng theo chiều quay động cơ khi răng số 3 trên bánh đà trùng với vạch dấu trên blốc máy thì điểm cuối của cựa kích phải ở giữa đầu dò của cục kích
CÁCH 2 ( CÓ ĐÈN CANH LỬA )
Phương pháp này nhanh chính xác nhờ có đèn hỗ trợ .
Lắp cụm cánh quạt – vô lăng giả vào trục chính , xiết nhẹ cho hút côn tạm . Đánh một dấu bất kỳ trên mép cánh quạt .
Chĩa đèn canh lửa vào cánh quạt .
Mở công tắc .
Đề máy và bấm đèn vào cánh quạt
Thấy vạch dấu trên cánh quạt nhờ tia sáng đèn
Ghi nhận vị trí vạch dấu trên cánh quạt và cạcte gió .
Tắt đề , đèn
TẠI VỊ TRÍ NÀY CỦA CÁNH QUẠT SẼ XUÁT HIỆN TIA LỬA CẦM CHỪNG
Đề máy và bấm đèn để kiểm tra và điều chỉnh vạch dấu thật trùng nhau .
Tháo cụm cánh quạt ra
Xoay bánh đề cho vạch dấu số 3 (điểm lửa ra lăng ty ) trùng dấu trên lốc máy
Lắp cụm cánh quạt vào trục chính sao cho dấu trên cánh quạt trùng với dấu trên cacte gió
Xiết hút côn chặt
NỔ MÁY THỬ
.
- Mở công tắc bình ắc -quy, đề máy để kiểm tra lửa ( nếu kiểm tra bằng đèn thời chuẩn ta sẽ thấy tia lửa sẽ đánh đúng ngay khi vạch dấu trên lốc máy trùng với vạch dấu trên răng số 3 )
- Cho máy nổ thử , ” bắn “ đèn thời chuẩn vào bánh răng đề , tăng giảm ga , ta sẽ thấy tia lửa '' di chuyển đi về '' đều từ răng số 3 đến răng số 8 .
Tia lửa đánh quá chính xác không lăn tăn , giao động như hồi dùng vis lửa .
Theo từng đời động cơ và kinh nghiệm sử dụng bác sẽ chọn cho '' huyền thoại '' của bác góc đánh lửa thích hợp nhất ( 1,2,3 răng )
Với bô- bin sườn
Vẫn sử dụng lại bô - bin sườn cũ , nếu có thể bác hãy giảm số vòng cuộn sơ cấp xuống còn khoảng : 120 đến 200 vòng dây bằng đường kính dây cũ .
Nếu bô - bin sườn đã bị '' lai '' hay được thay bằng hai bô-bin mắc nối tiếp thì bác cũng có thể yên tâm mà giữ nguyên chúng .
Có thể bác sẽ vô cùng ngạc nhiên , và thú vị khi phát hiện cửa pô của ''huyền thoại '' từ nay cứ phì phì toàn là… nước mỗi khi nổ máy .
Có một số người nói : ‘’độ ‘’ IC dễ ‘’nằm đường ‘’ nhưng với em thì … ngược lại , đơn giản là vì cục IC sơ cua phải nằm chờ queo râu trong cốp xe cho tới khi cục chính thức làm việc hoài mà không thấy hư hỏng .
Nhưng những ''huyền thoại '' thường hay bị bệnh ''lửa '' làm cho chủ nhân của nó đôi khi cũng rất bực mình. Càng về sau người ta càng thích độ lại IC cho ''huyền thoại ''.
IC được độ cho '' huyền thoại '' vẫn phải tái sử dụng lại cơ cấu tự động đánh lửa sớm bằng cơ khí vốn cũng cũ kỹ như chính chiếc xe cổ lỗ sỹ để tạo thời chuẩn cho IC.
Việc này chẳng khác nào trồng răng mới trên răng sâu . Tia lửa thì đã khỏe hẳn nhưng vẫn còn lệch lạc. Ai cũng biết rõ tia lửa bu - gi đóng vai trò quan trọng như thế nào đối vối động cơ xăng .
Sau đây xin giới thiệu một phương pháp đánh lửa ''mới '' cho ''huyền thoại'' được copy từ hệ thống đánh lửa của xe... gắn máy đời mới .
ảnh tham khảo
Có nhiều lý do để cho các bác quyết định chọn dùng hệ IC này là :
- Thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng tăng , hầu như chỉ là kiểm tra định kỳ mà thôi .
- Không sợ cháy bô-bin sườn do quên tắt công tắc máy vì đây là loại DC – CDI và dòng tiêu thụ của IC này cũng chỉ bằng cỡ một bóng đèn nhỏ 12V
- Tạo tia lửa thật mạnh
- Bền bỉ
- Thông dụng, dễ tìm mua
- Tính lắp lẫn cao
- Dễ lắp ráp
- Vô lăng giả có đường kính lớn ( phi 112 mm ) lại lắp trực tiếp lên trục chính nên '' hệ số '' chính xác cho thời chuẩn rất cao
CHÚ Ý : Ở vis lửa chỉ cần một sự xoay dịch nhỏ cũng làm tia lửa sai lệch thời chuẩn rất xa . Nhưng ở hệ IC này nhờ vô lăng có đường kính lớn lại đặt trực tiếp lên đầu trục chính , nên sự xoay dịch rộng của vô lăng cho sự sai lệch thời chuẩn rất nhỏ : giúp bac điều chỉnh góc đánh lửa một cách cực kỳ chính xác , không thể có được ở loại xe đánh lửa bằng vis lửa , đời cũ .
- Rất dễ xác lập thời chuẩn ( khi đã xác lập thời chuẩn rồi thì không sợ tia lửa lệch lạc khi tháo lắp nữa vì đã có các dấu làm sẵn , chỉ cần lắp đúng các dấu này là OK ) , Cũng vì vậy mà một mình bác có thể tự canh lửa cho xe mà không cần ông thợ máy , đi xa còn lo gì nữa ?
- Tạo góc đánh lửa tự động sớm theo tốc độ vòng quay của trục chính bằng vi mạch điện tử kỹ thuật số ,cực kỳ chính xác , được tích hợp bên trong IC
- Chi phí lắp đặt rẻ
vis lửa được bẩy hai lần trong một vòng quay của trục cam hình e-lip .
Sau nhiều năm cống hiến hoặc mài sửa hai bướu cam không còn đối xứng như thời trai trẻ được nữa , sự rệu rạo của cơ cấu tự động đánh lửa sớm và chính vis lửa làm cho 2 tia lửa của 2 xy-lanh sai lệch nhau có khi tới …hai răng của bánh răng đề .
Điều này làm ảnh hưởng rất xấu đến công suất và tuổi thọ của động cơ mặc dù bề ngoài vis lửa vẫn ” giả bộ “ vận hành “ chăm chỉ “ và “ bền bỉ “ lại còn nổi tiếng là “dễ trị ” .
CÁC VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ :
- Cụm DC CDI 12V của xe gắn máy Trung Quốc , hoặc của xe ATTILA , loại này có bán nhiều ở chợ kim khí điện máy Tân Thành tp HCM , ( khi mua nó bác đừng quên yêu cầu người bán cho hoạt động thử hay ký tên đảm bảo )
IC , cục kích Trung quốc hay các IC trên ảnh, tốt nhất là loại FUTURE NEO, FX ( loại dùng bìmh )
- Cục kích 81 - ( loại TQ ) giành cho xe CUB 81
- Chuôi ghim IC phù hợp
- Vô lăng giả .( xem hình )
- Mâm lửa (xem hình )
- Vài thứ linh tinh : dây điện mềm , băng keo , ống gen ...
vô lăng giả và quạt gió sẽ được bắt với nhau = 6 boulong 6X30
Mâm lửa và vô lăng giả bạn phải nhờ một cơ xưởng gia công :
- Mâm lửa : chỉ là một miếng long đền tròn có đường kính bằng đế mâm lửa cũ , bằng sắt hay nhôm dày cỡ 3mm hoặc được tiện bằng chính hộp mâm lửa cũ.
- Cục kích được lắp trên mâm lửa bằng hai vis cấy 4mm .
- Vô lăng giả : được chế tạo giống vô lăng xe CUB 81 nhưng mỏng và nhẹ hơn nhiều .Trên mép ngoài vô lăng có hàn một ''cựa dài ‘’ ứng với góc đánh lửa tự động sớm là 20 độ để tạo thời chuẩn cho IC .
Vô lăng giả được bắt phía sau cánh quạt giải nhiệt bằng 6 bou long 6 x 20 mm , phần lõm quay vào phía động cơ.
Khoảng cách của đầu dò cục kích và cựa trên vô lăng là :0,5 - 1mm .
Vô lăng và cục kích được bố trí giống hệt như ở xe CUB 81 .
Trước khi thực hiện công việc bác hãy ghi nhận lại tình trạng tia lửa hiện hữu khi sử dụng vis lửa hay IC cũ : màu sắc của bu - gi , độ dài của tia lửa , độ nhạy nổ , mức độ tiêu hao nhiên liệu , mức độ “ bốc ” , các mức chân ga , tốc độ cầm chừng thấp nhất , nhiệt độ động cơ khi vận hành ở một chế độ quen thuộc ... từ đó bác sẽ so sánh với góc đánh lửa cũ để rồi tìm ra góc đánh lửa thích hợp nhất cho chiếc xe thân yêu của bác .
THỰC HIỆN :
Hi hi hi … sao giống cách lấy thời chuẩn cho xe Mobillet đến thế ?
Đúng vậy , cùng là đồ Pháp mà !
- Tắt công tắc bình hay tháo cọc âm bình ắc quy ( lý do an toàn thôi )
- Tháo bugi , cánh quạt gió , hộp vis lửa ... ( làm vệ sinh bu – gi luôn nhé )
- Đếm số răng trên bánh răng đề ( bánh đà ) chẳng hạn số răng đếm được là 107 răng .
360 độ : 107răng = 3,36 độ
Vậy góc kẹp giữa hai răng là : 3,36 độ .
Góc đánh lửa cầm chừng là 10 độ
10 : 3,36 = 2,97 răng chọn 3 răng .
- Trên mặt sau bánh đà hãng Citroen đã khoan sẵn một lỗ cỡ 6mm , lỗ này trùng với lỗ khoan trên lốc máy gần moter đề .
- Bác xoay bánh đà cho hai lỗ này trùng nhau , xỏ một cây sắt cỡ 6mm qua chúng . Đây là tử điểm thượng của cả hai piston.
- Dùng phấn đánh dấu một răng bất kỳ trên bánh đà (gọi là răng số 0 ) , trên lốc máy đánh một dấu khác trùng với răng vừa đánh dấu .
- Rút cây sắt ra , lấy dấu trên lốc máy làm chuẩn , xoay bánh đà ngược chiều động cơ 3 răng : điểm lửa cầm chừng , đánh dấu răng này ( gọi là răng số 3 )
CÁCH 1 . ( KHÔNG CÓ ĐÈN CANH LỬA )
- Nhờ một người khác giữ cố định bánh đà không cho xoay .
- Ấn nhẹ cụm cánh quạt - vô lăng giả vào vị trí công tác .
- Xoay chậm cánh quạt - vô lăng theo chiều quay động cơ sao cho điểm cuối của cựa dài đến giữa đầu dò của cục kích .
- Xiết chặt cánh quạt - vô lăng cho hút côn .
- Kiểm tra các bước đã làm :
Xoay cụm cánh quạt - vô lăng vài vòng theo chiều quay động cơ khi răng số 3 trên bánh đà trùng với vạch dấu trên blốc máy thì điểm cuối của cựa kích phải ở giữa đầu dò của cục kích
CÁCH 2 ( CÓ ĐÈN CANH LỬA )
Phương pháp này nhanh chính xác nhờ có đèn hỗ trợ .
Lắp cụm cánh quạt – vô lăng giả vào trục chính , xiết nhẹ cho hút côn tạm . Đánh một dấu bất kỳ trên mép cánh quạt .
Chĩa đèn canh lửa vào cánh quạt .
Mở công tắc .
Đề máy và bấm đèn vào cánh quạt
Thấy vạch dấu trên cánh quạt nhờ tia sáng đèn
Ghi nhận vị trí vạch dấu trên cánh quạt và cạcte gió .
Tắt đề , đèn
TẠI VỊ TRÍ NÀY CỦA CÁNH QUẠT SẼ XUÁT HIỆN TIA LỬA CẦM CHỪNG
Đề máy và bấm đèn để kiểm tra và điều chỉnh vạch dấu thật trùng nhau .
Tháo cụm cánh quạt ra
Xoay bánh đề cho vạch dấu số 3 (điểm lửa ra lăng ty ) trùng dấu trên lốc máy
Lắp cụm cánh quạt vào trục chính sao cho dấu trên cánh quạt trùng với dấu trên cacte gió
Xiết hút côn chặt
NỔ MÁY THỬ
.
- Mở công tắc bình ắc -quy, đề máy để kiểm tra lửa ( nếu kiểm tra bằng đèn thời chuẩn ta sẽ thấy tia lửa sẽ đánh đúng ngay khi vạch dấu trên lốc máy trùng với vạch dấu trên răng số 3 )
- Cho máy nổ thử , ” bắn “ đèn thời chuẩn vào bánh răng đề , tăng giảm ga , ta sẽ thấy tia lửa '' di chuyển đi về '' đều từ răng số 3 đến răng số 8 .
Tia lửa đánh quá chính xác không lăn tăn , giao động như hồi dùng vis lửa .
Theo từng đời động cơ và kinh nghiệm sử dụng bác sẽ chọn cho '' huyền thoại '' của bác góc đánh lửa thích hợp nhất ( 1,2,3 răng )
Với bô- bin sườn
Vẫn sử dụng lại bô - bin sườn cũ , nếu có thể bác hãy giảm số vòng cuộn sơ cấp xuống còn khoảng : 120 đến 200 vòng dây bằng đường kính dây cũ .
Nếu bô - bin sườn đã bị '' lai '' hay được thay bằng hai bô-bin mắc nối tiếp thì bác cũng có thể yên tâm mà giữ nguyên chúng .
Có thể bác sẽ vô cùng ngạc nhiên , và thú vị khi phát hiện cửa pô của ''huyền thoại '' từ nay cứ phì phì toàn là… nước mỗi khi nổ máy .
Có một số người nói : ‘’độ ‘’ IC dễ ‘’nằm đường ‘’ nhưng với em thì … ngược lại , đơn giản là vì cục IC sơ cua phải nằm chờ queo râu trong cốp xe cho tới khi cục chính thức làm việc hoài mà không thấy hư hỏng .
Last edited by a moderator: