Em ủng hộ ! cái nầy em thấy rất ý nghĩa. có nguồn quỹ thì khi cần có thể sử dụng được ngay khỏi đợi kêu gọi và đở chạnh lòng người nhận. Theo em thì nên quy định 2 hoặc 3 tháng góp một lần, tùy khả năng ai góp được bao nhiêu thì góp, đến kỳ thì thông báo để tv nhớ mà góp, cũng như thông báo số quỹ hiện có cho mọi ngoời biết .
Ý HT rất hay em ủng hộ.Nhưng thật sự khi động đến tiền bạc thường rất nhức cái đầu,vì dể bị mích lòng lắm, mình nên bàn bạc thật kỹ cùng nhau,ai có ý kiến gì thì nên thẳng thắng nêu ra và cùng tập hợp những ý đó lại và cùng nhau trả lời trên tinh thần rộng mở đừng đè nặng vấn đề lời lãi như ngoài cuộc sống thường nhật hàng ngài vì như thế sẽ chẳng đi đến kết quả gì.
E nghĩ thế này, có gì sai các bác bỏ qua cho e nha:
Thứ 1: về khoản thành lập quỹ tương trợ theo khả năng của thành viên trong xóm thì rất ok, chủ trương rất hay và đúng theo tinh thần tập thể.
Thứ 2: về khoản sử dụng hiệu quả. có 2 vấn đề nữa đặt ra.
-Hổ trợ không hoàn trả: số tiền là bao nhiêu, đối tượng nào (cái này cần phải suy nghĩ kẻo rơi vào trường hợp...... phải "giải thích" )
-Hổ trợ có lãi suất, trả lai rai không lãi suất: thì ai sẽ đứng ra đảm bảo việc này, lãi suất tính thế nào, có thế chấp tài sản gì không, số tiền là bao nhiêu, bởi vì khi người rơi vào hoàn cảnh phải đi "mượn" thì đang rất cần số tiền lớn, là cần tiền để xoay sở, nếu xong việc thì không có vấn đề gì, nếu không có khả năng chi trả thì phải xử lý ra sao. Tất cả thành viên trong xóm gặp khó khăn đều được tiếp cận "nguồn tiền" này hay chỉ là những người quen ........
P/s vì những lý do trên theo e thì chỉ tập trung xử lý vấn đề thứ 1 thui.
Thứ 1: về khoản thành lập quỹ tương trợ theo khả năng của thành viên trong xóm thì rất ok, chủ trương rất hay và đúng theo tinh thần tập thể.
Thứ 2: về khoản sử dụng hiệu quả. có 2 vấn đề nữa đặt ra.
-Hổ trợ không hoàn trả: số tiền là bao nhiêu, đối tượng nào (cái này cần phải suy nghĩ kẻo rơi vào trường hợp...... phải "giải thích" )
-Hổ trợ có lãi suất, trả lai rai không lãi suất: thì ai sẽ đứng ra đảm bảo việc này, lãi suất tính thế nào, có thế chấp tài sản gì không, số tiền là bao nhiêu, bởi vì khi người rơi vào hoàn cảnh phải đi "mượn" thì đang rất cần số tiền lớn, là cần tiền để xoay sở, nếu xong việc thì không có vấn đề gì, nếu không có khả năng chi trả thì phải xử lý ra sao. Tất cả thành viên trong xóm gặp khó khăn đều được tiếp cận "nguồn tiền" này hay chỉ là những người quen ........
P/s vì những lý do trên theo e thì chỉ tập trung xử lý vấn đề thứ 1 thui.
em đồng ý , nhưng việc góp ít góp nhiều sẽ rất khó, chi bằng mình qui định đóng "quỹ xóm" mỗi tháng 30K hay 50K gì đó, ai là thành viên chính thức cũng phải có quyền lợi (vay mượn )và nghĩa vụ (đóng quỹ) ngang nhau, qui định vay mượn như HT nói là không áp dụng cho kinh doanh và tiêu dùng. Vay không tính lãi nhưng có thời hạn tối đa là bao nhiêu tháng phải hoàn trả . Đồng thời từ nguồn quỹ này mình sẽ dùng chi ma chay hiếu hỷ trong xóm luôn . Còn nếu thành viên nào thấy khả năng mình dư món gì không sài, đưa vào xóm chia lại cho những người khác và dùng tiền đó xung vào "xóm quỹ" ... như thế ổn hơn và người gặp khó khăn có vay cũng không áy náy ngượng ngùng, vì mình cũng có trách nhiệm đóng quỹ mà.
Em suy nghĩ thêm, có gì gõ típ .
Em suy nghĩ thêm, có gì gõ típ .
Last edited by a moderator:
Cũng không thể hoàn toàn không cho mượn để kinh doanh.Ví dụ như cá nhân đang mần ăn thua lổ thì không thể mượn tiền này dể soay sở kinh doanh vì rất khó để trả liền ngoại trừ đợi tiền bơm từ người thân ở nước ngoài về trong 1,2 ngày.
Trường hợp 2: Người bắc đầu tự đứng lên xây dựng riệng việc làm ăn cho bản thân.Nếu muốn mượn thì phải nêu rõ hướng phát triển như thế nào,tiền mượn chỉ chiếm từ 5-15% tiền dự kiến đầu tư.( và còn phải coi tiền quỹ như thế nào) trường hợp này thì phải có lãi nhưng không quá cao hay thấp hơn quá nhiều so với nghân hàng dể tránh bị lợi dụng.
Đối tượng ưu tiên để tiếp cận quỹ.Là gia đình đang có người thân,cha mẹ,con cái đang nằm viện điều trị nhưng tạm hết khả năng tri trả. Là gia đình đang có đám tang,đang thiếu chi phí lo ma chay.Là cá nhân chuẩn bị tổ chức đám cưới nhưng do hoàn cảnh đang khó khăn nên phải tổ chức với quy mô đám vừa và nhỏ,.... để em nghĩ tiếp.
Đặc biệt không cho đối tượng mượn để tổ chức đám cưới với những hot gơ,người mẫu,ca sĩ chân dài đến nách. Để tránh trường hợp cưới xong về chưa kiệp trả là có nhiều ông qua kêu lấy vợ thế chấp,như vậy sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Trường hợp 2: Người bắc đầu tự đứng lên xây dựng riệng việc làm ăn cho bản thân.Nếu muốn mượn thì phải nêu rõ hướng phát triển như thế nào,tiền mượn chỉ chiếm từ 5-15% tiền dự kiến đầu tư.( và còn phải coi tiền quỹ như thế nào) trường hợp này thì phải có lãi nhưng không quá cao hay thấp hơn quá nhiều so với nghân hàng dể tránh bị lợi dụng.
Đối tượng ưu tiên để tiếp cận quỹ.Là gia đình đang có người thân,cha mẹ,con cái đang nằm viện điều trị nhưng tạm hết khả năng tri trả. Là gia đình đang có đám tang,đang thiếu chi phí lo ma chay.Là cá nhân chuẩn bị tổ chức đám cưới nhưng do hoàn cảnh đang khó khăn nên phải tổ chức với quy mô đám vừa và nhỏ,.... để em nghĩ tiếp.
Đặc biệt không cho đối tượng mượn để tổ chức đám cưới với những hot gơ,người mẫu,ca sĩ chân dài đến nách. Để tránh trường hợp cưới xong về chưa kiệp trả là có nhiều ông qua kêu lấy vợ thế chấp,như vậy sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Mình ủng hộ, các bác ở miền bắc làm cái này từ lâu rồi; nhưng khoản đóng góp theo mình tùy khả năng; Ví dụ bác A đang khó khăn, nếu dịnh mức đóng góp thì hơi kẹt.