Ngày thứ 4 Chợ phiên Đồng Văn.
Chợ Đồng Văn là khu chợ cổ, nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, đây là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc.
Sẽ thật đáng tiếc nếu như lên vùng cao Hà Giang mà không được đi chợ phiên Đồng Văn (huyện Mèo Vạc). Toạ lạc trên một khu rộng lớn, tổng thể kiến trúc hình chữ U, toàn bộ đều sử dụng bằng vật liệu đá, khu chợ Đồng Văn từ lâu đã trở thành nơi hội tụ bản sắc văn hoá của những sắc màu dân tộc nơi cao nguyên địa đầu phía bắc này.
Mỗi tuần chợ họp một phiên duy nhất vào ngày Chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về từ các ngả núi xuống chợ. Họ đem theo những gùi rau, gùi củi, tay dắt lợn, dắt chó… Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.
Nét độc đáo ở phiên chợ Đồng Văn ở những mặt hàng mà đồng bào mang đến chợ, chủ yếu là nông sản, sản vật trong vùng do họ làm ra. Khác với phiên chợ dưới xuôi là người ta đến chợ để mua bán, đồng bào đến phiên chợ Đồng Văn, ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hoá thì chợ còn là nơi để mọi người giao lưu, gặp gỡ.
Đến phiên chợ, thường thì cả nhà cùng đi. Các bà mẹ, người vợ đi chợ để mua sắm; các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn; trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ; thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình.
Đặc biệt vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng, tại khu chợ và phố cổ này còn diễn ra các hoạt động văn hoá sinh động mang đặc trưng riêng của đất và người vùng cao như: Tổ chức cuộc thi chọi chim, trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc trong vùng. Buổi tối, trong khu phố cổ có một số hoạt động thu hút khách du lịch. Đó chính là những nét văn hoá đặc trưng riêng của phiên chợ vùng cao nguyên cực Bắc này.
trích Kim Sa báo Dân Việt
Bình minh chợ phiên Đồng Văn, view từ nhà nghĩ...
Bày hàng
Mua bán sớm
Hò hẹn, đợi chờ?
Mong khách
Chợ Đồng Văn là khu chợ cổ, nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, đây là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc.
Sẽ thật đáng tiếc nếu như lên vùng cao Hà Giang mà không được đi chợ phiên Đồng Văn (huyện Mèo Vạc). Toạ lạc trên một khu rộng lớn, tổng thể kiến trúc hình chữ U, toàn bộ đều sử dụng bằng vật liệu đá, khu chợ Đồng Văn từ lâu đã trở thành nơi hội tụ bản sắc văn hoá của những sắc màu dân tộc nơi cao nguyên địa đầu phía bắc này.
Mỗi tuần chợ họp một phiên duy nhất vào ngày Chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về từ các ngả núi xuống chợ. Họ đem theo những gùi rau, gùi củi, tay dắt lợn, dắt chó… Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.
Nét độc đáo ở phiên chợ Đồng Văn ở những mặt hàng mà đồng bào mang đến chợ, chủ yếu là nông sản, sản vật trong vùng do họ làm ra. Khác với phiên chợ dưới xuôi là người ta đến chợ để mua bán, đồng bào đến phiên chợ Đồng Văn, ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hoá thì chợ còn là nơi để mọi người giao lưu, gặp gỡ.
Đến phiên chợ, thường thì cả nhà cùng đi. Các bà mẹ, người vợ đi chợ để mua sắm; các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn; trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ; thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình.
Đặc biệt vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng, tại khu chợ và phố cổ này còn diễn ra các hoạt động văn hoá sinh động mang đặc trưng riêng của đất và người vùng cao như: Tổ chức cuộc thi chọi chim, trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc trong vùng. Buổi tối, trong khu phố cổ có một số hoạt động thu hút khách du lịch. Đó chính là những nét văn hoá đặc trưng riêng của phiên chợ vùng cao nguyên cực Bắc này.
trích Kim Sa báo Dân Việt
Bình minh chợ phiên Đồng Văn, view từ nhà nghĩ...
Bày hàng
Mua bán sớm
Hò hẹn, đợi chờ?
Mong khách