- Status
- Không mở trả lời sau này.
Xin lỗi vì em đựt phim lâu quá.
1/2 chặng đầu tiên,còn sung sức nên em còn tí tớn online,1/2 chặng sau do đi dài ngày và 1 mình nên em không kịp copy hình vào laptop nữa.
Em đẽ về đến Sài Gòn vào chiều hôm thứ 5 sau 15 ngày du ngoạn.
Tranh thủ giải quyết công việc của nửa tháng tồn đọng,bây giờ mới online được.
1/2 chặng đầu tiên,còn sung sức nên em còn tí tớn online,1/2 chặng sau do đi dài ngày và 1 mình nên em không kịp copy hình vào laptop nữa.
Em đẽ về đến Sài Gòn vào chiều hôm thứ 5 sau 15 ngày du ngoạn.
Tranh thủ giải quyết công việc của nửa tháng tồn đọng,bây giờ mới online được.
Trước khi rời Sơn La để đi Điện Biên,tranh thủ rửa xe,Ông chủ,vừa là chủ nhà,vừa là chủ tiệm đồng thời là thợ rửa xe với cách rửa bán chuyên nghiêp,nhìn chung cũng tạm được.Sau khi thanh toán tiền rửa xe (chỉ rửa bên ngoài) 50k,có lẽ thấy khách TP nên tranh thủ gặt hái.Cảm ơn ông chủ và lên đường.Sơn La đi Điện Biên,đa phần là người Thái sinh sống.
Buổi sáng,những cô gái Thái xinh đẹp trên đường đi chợ hay đi đâu đó:
Phụ nữ Thái sau khi có gia đình thì luôn vấn tóc lên trên đầu,còn gọi là Tằng Cẩu.Dù thay đổi y phục như thế nào thì họ cũng không từ bỏ cái tằng cẩu của mình.Có lẽ họ tự hào khi mình đã có gia đình(Cái này không giống với người Kinh ta).Người phụ nức với cái búi tóc cao trên đầu,thì chiếc mũ bảo hiểm lúc này không còn dùng để bảo vệ đầu nữa,mà đơn thuần chỉ dùng để bảo vệ cái búi tóc.
Những bản làn người Thái thường dựa lưng vào núi và hướng về những cánh đồng.Người Thái có tập tục canh tác lúc nương và lúa nước.Vì thế,họ thường tập trung sinh sống ở các thung lũng sông,nơi có những đồng bằng nhỏ.
Dọc đường,rải rác những xóm nhỏ,những căn nhà cheo leo trên sườn núi.
Đường lên Điện Biên lúc thẳng lúc quanh co,nhưng toát lên nét thanh bình.
Và ở đâu cũng vậy,có kẻ nghèo,và có cả kẻ giàu.
Em thích những ngôi trà trên núi như thế này.
Điều thú vị nữa là,trên những con đường miền Tây Bắc,dù quanh co khúc khuỷu,lúc nào chúng ta cũng có thể gặp những người bạn đồng hành như thế này.
Và rồi cũng đến Điện Biên.Miền Bắc quả là có hội chứng cổng chào.Nhiều tiền thì cổng chào điện tử,ít tiền thì cổng chào và khẩu hiệu.
Và em đã ở lại Điện Biên tổng cộng 2 ngày và 3 đêm,tại cái KS này đây.Khách sạn Mường Thanh,là khách sạn tốt nhất tại Điện Biên.
Buổi sáng,những cô gái Thái xinh đẹp trên đường đi chợ hay đi đâu đó:
Phụ nữ Thái sau khi có gia đình thì luôn vấn tóc lên trên đầu,còn gọi là Tằng Cẩu.Dù thay đổi y phục như thế nào thì họ cũng không từ bỏ cái tằng cẩu của mình.Có lẽ họ tự hào khi mình đã có gia đình(Cái này không giống với người Kinh ta).Người phụ nức với cái búi tóc cao trên đầu,thì chiếc mũ bảo hiểm lúc này không còn dùng để bảo vệ đầu nữa,mà đơn thuần chỉ dùng để bảo vệ cái búi tóc.
Những bản làn người Thái thường dựa lưng vào núi và hướng về những cánh đồng.Người Thái có tập tục canh tác lúc nương và lúa nước.Vì thế,họ thường tập trung sinh sống ở các thung lũng sông,nơi có những đồng bằng nhỏ.
Dọc đường,rải rác những xóm nhỏ,những căn nhà cheo leo trên sườn núi.
Đường lên Điện Biên lúc thẳng lúc quanh co,nhưng toát lên nét thanh bình.
Và ở đâu cũng vậy,có kẻ nghèo,và có cả kẻ giàu.
Em thích những ngôi trà trên núi như thế này.
Điều thú vị nữa là,trên những con đường miền Tây Bắc,dù quanh co khúc khuỷu,lúc nào chúng ta cũng có thể gặp những người bạn đồng hành như thế này.
Và rồi cũng đến Điện Biên.Miền Bắc quả là có hội chứng cổng chào.Nhiều tiền thì cổng chào điện tử,ít tiền thì cổng chào và khẩu hiệu.
Và em đã ở lại Điện Biên tổng cộng 2 ngày và 3 đêm,tại cái KS này đây.Khách sạn Mường Thanh,là khách sạn tốt nhất tại Điện Biên.
Last edited by a moderator:
ĐI A PA CHẢI.
Từ TP Điện Biên lên điểm cực Tây của đất nước-A PA CHẢI- khoảng 260 km.
Có thể chia ra làm 4 chặng đường.
Chặng thứ nhất từ Điện Biên đến thị trấn Mường Chà,khoảng cách khoảng 57 km theo quốc lộ 12.Đây là đoạn đường rất đẹp,phần lớn chạy dọc theo các thung lũng nên tương dối bằng phẳng,trừ một vaì con đèo nhỏ không đáng kể.Dân cư bên đường đa số là người dân tộc Thái.
Chặng thứ 2 bắt đầu từ thị trấn Mường Chà đến hết ranh giới của huyện Mường Chà.Từ Mường Chà,con đường lên A Pa Chải bắt đầu bằng những ngọn đèo cao trên 1 00 mét so với mực nước biển,quanh co khúc khuỷu với những khúc cua tay áo,bên vách núi và bên kia là vực sâu.Tuy nhiên đường tốt nên cũng dễ đi.
Chặng thứ 3 bắt đầu từ ranh giới huyện Mường Nhé,huyện cực Tây của tổ quốc.Suốt 100 km từ đây đến thị trấn Mường Nhé,đường rất xấu,chỗ sạt lở,chỗ lầy lội.Đoạn đường này khánh thành năm 2010,nhưng đến nay đã hư hỏng nặng toàn bộ và đang thi công lại toàn tuyến.
Chặng thứ 4,bắt đầu từ thị trấn Mường Nhé đến Đồn Biên Phòng A Pa Chải,khoảng 60 km.Đoạn đường này mới hoàn thành,hơn nữa hầu như không có xe cộ qua lại nên mặt đường nhựa vẫn còn tốt.Từ thị trấn Mường Nhé vào xã Sìn Thầu không có bất kỳ chuyến xe khách nào.Việc di chuyển ở đây chỉ dựa vào xe máy và xe ôm.
Tối hôm trước,do đã liên hệ với Đồn trưởng đồn biên phòng,nên 2 cha con xuất phát lúc 8 giờ sáng ở Điện Biên.Dự kiến lên đến đồn vào khoảng 5 giờ chiều.
Bắt đầu từ Thị trấn Mường Chà,con đường về A Pa Chải đã hiện lên trên cao.Ở Điện Biên,người ta gọi đó là đường 131.Trên suốt chặng đường,con đường nhỏ và quang co đèo dốc,hầu như hiếm có đoạn nào thẳng được chừng 1 km.
Từ TP Điện Biên lên điểm cực Tây của đất nước-A PA CHẢI- khoảng 260 km.
Có thể chia ra làm 4 chặng đường.
Chặng thứ nhất từ Điện Biên đến thị trấn Mường Chà,khoảng cách khoảng 57 km theo quốc lộ 12.Đây là đoạn đường rất đẹp,phần lớn chạy dọc theo các thung lũng nên tương dối bằng phẳng,trừ một vaì con đèo nhỏ không đáng kể.Dân cư bên đường đa số là người dân tộc Thái.
Chặng thứ 2 bắt đầu từ thị trấn Mường Chà đến hết ranh giới của huyện Mường Chà.Từ Mường Chà,con đường lên A Pa Chải bắt đầu bằng những ngọn đèo cao trên 1 00 mét so với mực nước biển,quanh co khúc khuỷu với những khúc cua tay áo,bên vách núi và bên kia là vực sâu.Tuy nhiên đường tốt nên cũng dễ đi.
Chặng thứ 3 bắt đầu từ ranh giới huyện Mường Nhé,huyện cực Tây của tổ quốc.Suốt 100 km từ đây đến thị trấn Mường Nhé,đường rất xấu,chỗ sạt lở,chỗ lầy lội.Đoạn đường này khánh thành năm 2010,nhưng đến nay đã hư hỏng nặng toàn bộ và đang thi công lại toàn tuyến.
Chặng thứ 4,bắt đầu từ thị trấn Mường Nhé đến Đồn Biên Phòng A Pa Chải,khoảng 60 km.Đoạn đường này mới hoàn thành,hơn nữa hầu như không có xe cộ qua lại nên mặt đường nhựa vẫn còn tốt.Từ thị trấn Mường Nhé vào xã Sìn Thầu không có bất kỳ chuyến xe khách nào.Việc di chuyển ở đây chỉ dựa vào xe máy và xe ôm.
Tối hôm trước,do đã liên hệ với Đồn trưởng đồn biên phòng,nên 2 cha con xuất phát lúc 8 giờ sáng ở Điện Biên.Dự kiến lên đến đồn vào khoảng 5 giờ chiều.
Bắt đầu từ Thị trấn Mường Chà,con đường về A Pa Chải đã hiện lên trên cao.Ở Điện Biên,người ta gọi đó là đường 131.Trên suốt chặng đường,con đường nhỏ và quang co đèo dốc,hầu như hiếm có đoạn nào thẳng được chừng 1 km.
Đôi khi có những sườn đồi vàng lúa chín.
Và những thung lũng đẹp đến mê hồn.
Và có những dòng suối đỏ giữa rừng núi Tây Bắc xanh.
Trên những dòng suối đó là những cây cầu treo như thế này.Những cây cầu này nối con đường chính với các bản của người Mèo,người Hà Nhì nằm sâu trong núi.
Và con đường lên A Pa Chải có rất nhiều con suối màu đỏ như thế,chỉ khác nhau là đỏ nhiều hay ít mà thôi.
Và có những mảnh ruộng bậc tháng xanh rờn bên dòng suối đỏ.
Và hoa dại bên đường.
Và những thung lũng đẹp đến mê hồn.
Và có những dòng suối đỏ giữa rừng núi Tây Bắc xanh.
Trên những dòng suối đó là những cây cầu treo như thế này.Những cây cầu này nối con đường chính với các bản của người Mèo,người Hà Nhì nằm sâu trong núi.
Và con đường lên A Pa Chải có rất nhiều con suối màu đỏ như thế,chỉ khác nhau là đỏ nhiều hay ít mà thôi.
Và có những mảnh ruộng bậc tháng xanh rờn bên dòng suối đỏ.
Và hoa dại bên đường.
Last edited by a moderator:
Khi em xuất phát từ TP cũng là lúc bắt đầu có bão.Nhưng lên đến Tây Bắc thì bão cũng hết.Tuy nhiên,thời tiết ở Tây Bắc không phải là đẹp lắm.PHẠM MINH nói:Phong cảnh Tây Bắc mùa này đẹp quá!!! Có lẽ bác khởi hành rơi vào lúc bão đang đổ bộ vào miền trung?
- Status
- Không mở trả lời sau này.