Re:Lịch sử xe 4B La Dalat sản xuất tại VN
quote]
Qua BT chữ NB là chữ trong tên do cái ban tổ cú đặt cho cái chợ trái cây vừa làm ở ST, vì là tên riêng nên em để nguyên hổng đổi, còn ở cuối câu đệ có thòng Nam VN à nha!
Nghi thức dâng cúng bàn thờ gia tiên của gia đình Việt bi giờ thay đổi khá nhiều, giảm dần mức độ khắt khe, cầu kỳ so với trước kia nhiều lắm !
Tạm gói gọn việc dâng cúng này trong khuôn khổ tín ngưỡng tâm linh của người Việt trước vong linh Tổ tiên, Ông Bà mà thôi, tôn giáo nghi thức có khác chút nhưng cũng theo tính chất tương tợ!
Trước, bàn đến chuyện sao phải thắp hương trên bàn thờ Tổ Tiên, tập tục này vốn đã có từ rất lâu, đời trước quan niệm nén hương trên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng tôn kính, biết ơn một cách trang trọng của thế hệ con cháu với bậc Ông Bà, tổ phụ theo suy nghĩ ' cây có cội, nước có nguồn ! ' , con người hổng phải từ lỗ nẻ chui lên, hổng phải do party sinh ra, có Ông Bà Cha Mẹ mới có ta, con người phải ghi ơn thành kính thế hệ trước là lẽ đương nhiên!
Trên nền tảng lập luận đó, nén nhang/hương thể hiện kết nối tâm linh one-by-one giữa thế hệ con cháu hiện hữu (dương trần - là thế giới hữu hình) với thế hệ trước đó nay đã khuất trên cõi đời (cõi âm - thế giới vô hình), làn khói lan toả bay lên (có khói bay xuống thì mới loạ!) từ nén hương/nhang trên bàn thờ thể hiện điều đó!
Ngoài ra, nén hương được làm bằng vật liệu mà khi cháy dần sẽ toả hương thơm như nhang, trầm, ... mùi thơm dễ chịu mang cho lại khoảng không gian gia đình ấm áp, trang nghiêm mà vẫn gần gũi, hoặc, có cảm giác xua bớt tà khí nặng nề ở nơi u ám như kẻ vừa qua đời !
Kế, xin nói về cái bát hương chỗ cắm cây nhang/hương trên bàn thờ cái đã, bát hương phải tinh sạch không nhất thiết phải là vật liệu đắt tiền, có lần em thấy cái bát hương làm từ thân cây chuối được bọc giấy hồng điều bên ngoài trong trường hợp cần kíp ở nơi không đủ tiện nghi, thông thường bát hương làm bằng các vật liệu như gỗ, đồng, đất sét, ... tượng trưng cho 3 yếu tố Kim Mộc Thổ trong Ngũ Hành tạo nên thế giới của sự sống!
Bên trong bát nhang chứa gạo, tro sạch hoặc cát sạch để cắm chân nhang/hương và tránh không xê dịch vị trí trên bàn thờ, khi bát nhang đầy chân hương/nhang gia chủ phải khấn trước bàn thờ rồi mới được phép dọn chân nhang trong bát hương và phải đem đi đốt chớ hổng quăng vào thùng rác như ngày nay !
Trên bàn thờ hai bên còn có ngọn đèn dầu hột vịt ở hai bên bát nhang, thuở xưa hai ngọn đèn này ngoài việc dùng để thắp nhang/hương còn là vết tích còn sót lại của quan niệm giữ nguồn lửa cần thiết cho đời sống con người, nên hiếm khi để tắt hay xài đèn điện, quẹt gaz như bi giờ!!
Số cây nhang thắp trên bàn thờ phải là số lẻ như 1,3,5, .... theo quan niệm tượng trưng cho số dương - người ở dương trần - gửi lòng tri ân, thành kính, ... đến người thân ở cõi vô hình!
Để thắp nhang khi châm vào ngọn lửa ngọn đèn dầu phải bỏ chụp đèn ra trước, hổng được để nguyên cái chụp đèn mà chọt mí cây nhang vô để châm !
Sau khi nhang đã cháy, lấy nhang ra xa khỏi đèn, dùng tay còn lại phẩy nhẹ cho tắt lửa trên cây nhang, hổng được cầm bó nhang phẩy lên phẩy xuống hay chu mỏ thổi cái ... phuùu, gặp mí ông cụ thời xưa còn sống nếu hổng bị tát cho nổ đom đóm, răng môi lẫn lộn chắc cũng bị mắng té tát vì người ta quan niệm những gì bài tiết, đi ra từ cơ thể là xú uế, không sạch sẽ!
Cắm cây nhang ngay thẳng, không ngã nghiêng, xiêu vẹo trong bát nhang trước bàn thờ, lỡ cây nhang bị tắt nữa chừng trên bát nhang, phải để nguyên cây nhang như vậy rùi tìm cách châm cho nó cháy lại, hổng được nhổ cây nhang lên để châm lại, coi chừng bị chửi là cái đồ ... mất gốc!
Còn chuyện khấn như thế nào thì em ..... thua!
Tham khảo thim :
http://www.google.com.vn/...d?tid=066a72f703449c3b
http://huyenbi.net/tam_li...g_va_su_dung_bat_huong
http://chuaphuclam.vn/ind...n-nhang-ngay-xuan.html