Hạng D
21/2/12
1.435
9
38
Chào các bác,

Các bác theo dõi tình hình thời sự trong nước, và trên mục Trên đường Thiên lý, chắc cũng biết gần đây có rất nhiều vụ tại nạn giao thông xảy ra đối với xe khách, xe tải, xe con,... làm rất nhiều người chết.

Nguyên nhân được báo chí đưa có khi là do chạy quá tốc độ quy định, vượt ẩu,... Và tài xế, hoặc chủ hãng xe, thường được quy trách nhiệm cho việc chạy quá tốc độ, vượt ẩu,... đó.

Thế nhưng, nếu các bác thường xuyên đi trên các đường quốc lộ như 1A trong những năm gần đây thì sẽ thấy việc các xe khách dưới 30 chỗ (tốc độ cho phép tối đa 80km/h) vượt xe tải (tốc độ cho phép tối đa 70km/h) hoặc xe container (tốc độ cho phép tối đa 50km/h); hoặc các xe khách trên 30 chỗ (tốc độ cho phép tối đa 70km/h) là rất bình thường và diễn ra thường xuyên. Điều đó có thể hiểu được do là các đường quốc lộ hiện nay thường chỉ có 2 làn xe cho chạy ngược chiều nhau, nếu không vượt chiếc container hoặc tải đang "bò" phía trước thì chiếc xe khách sẽ tốn nhiều thời gian và xăng dầu hơn rất nhiều. Cho nên các tài xế xe khách bây giờ đã hình thành thói quen là thấy có xe phía trước chạy chậm là cứ vượt, gặp xe ngược chiều "đấu đầu" thì tính sau.

Thông tư 13/2009/TT-BGTVT có hai điểm cần phải xét lại:

(1) Về mặt kỹ thuật, việc tạo ra nhiều tốc độ khác nhau cho cùng một con đường có một làn đường đã tạo ra nhiều vận tốc tương đối giữa các loại phương tiện lưu thông. Mà có vận tốc tương đối thì sẽ có khả năng va chạm, cản trở lẫn nhau. Để tránh việc va chạm, cản trở lẫn nhau đó, thì các tài xế (xe khách) thường chọn cách là mượn làn bên trái (ngược chiều) để vượt.

(2) Bộ GTVT đã làm thay chức năng, và quyền hạn của UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc TW. Theo Luật GTĐB thì Bộ GTVT có quyền điều chỉnh hệ thống đường quốc lộ, Chủ tịch UBND Tỉnh/TP có quyền điều chỉnh hệ thống đường tỉnh,... (Điều 39.2.) Trong khi đó trong Thông tư này, Bộ GTVT đã quy định luôn tốc độ cho tất các các loại đường ngoài khu đông dân cư, trong khu đông dân cư,...

Mời các bác bác tiếp với những ý em đã nêu. Liệu có phải việc chênh lệch tốc độ giữa các loại phương tiện trên quốc lộ là nguyên nhân gián tiếp gây tai nạn như em nói không? Nếu phải thay đổi quy định về tốc độ cho các loại phương tiên thì nên thay đổi như thế nào?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
Em thấy ở đây không có chuyện bất hợp lý về quy định tốc độ. Văn bản này chỉ quy định tốc độ tối đa cho từng loại xe. Còn quy định tốc độ trên từng đoạn đường cụ thể là do địa phương(Tỉnh thành) quy định. Tất cả các xe đều phải tuân thủ theo BB hạn chế tốc độ(nếu có). Những nơi không bị hạn chế tốc độ, xe phải tuân thủ theo quy định của nghị định. Ví dụ: đường cho phép 80km/h nhưng Ô tô buýt; tô sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô, chỉ được chạy tối đa 60 km/h. Việc vượt thì chỉ khi có đủ điều kiện, (tiên quyết là làn ngược chiều "đủ trống" để vượt) là vượt vô tư. Cái không thực tế trong nghị định là quy định khoảng cách cụ thể tính bằng mét giữa các xe trong lưu thông. Cái đó chẳng ai xác định được và không có cơ sở để thực hiện, kể cả lái xe cũng như người giám sát. Ở tây Âu, chỉ cắm BB giữ khoảng cách ở các vùng núi , đường đèo nguy hiểm, nơi mà tốc độ đã bị hạn chế xuống rất thấp. Luật của họ chỉ nói : phải giữ khoảng cách sao cho khi xe trước giảm tốc hoặc dừng, không xảy ra tai nạn (va chạm). Nói tóm lại, phụ thuộc vào "cảm nhận lái", là kỹ năng lái xe.
 
Hạng D
21/2/12
1.435
9
38
cauthidekhonggia nói:
Em thấy ở đây không có chuyện bất hợp lý về quy định tốc độ. Văn bản này chỉ quy định tốc độ tối đa cho từng loại xe. Còn quy định tốc độ trên từng đoạn đường cụ thể là do địa phương(Tỉnh thành) quy định. Tất cả các xe đều phải tuân thủ theo BB hạn chế tốc độ(nếu có). Những nơi không bị hạn chế tốc độ, xe phải tuân thủ theo quy định của nghị định. Ví dụ: đường cho phép 80km/h nhưng Ô tô buýt; tô sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô, chỉ được chạy tối đa 60 km/h. Việc vượt thì chỉ khi có đủ điều kiện, (tiên quyết là làn ngược chiều "đủ trống" để vượt) là vượt vô tư. Cái không thực tế trong nghị định là quy định khoảng cách cụ thể tính bằng mét giữa các xe trong lưu thông. Cái đó chẳng ai xác định được và không có cơ sở để thực hiện, kể cả lái xe cũng như người giám sát. Ở tây Âu, chỉ cắm BB giữ khoảng cách ở các vùng núi , đường đèo nguy hiểm, nơi mà tốc độ đã bị hạn chế xuống rất thấp. Luật của họ chỉ nói : phải giữ khoảng cách sao cho khi xe trước giảm tốc hoặc dừng, không xảy ra tai nạn (va chạm). Nói tóm lại, phụ thuộc vào "cảm nhận lái", là kỹ năng lái xe.
Đúng ra thì đường tỉnh, đường nội thành, đường trong khu đông dân cư mà không phải là quốc lộ phải do Chủ tịch UBND/TP quyết định. Nhưng cái thông tư này đã gom vào và làm thay luôn rồi bằng cách định nghĩa đường trong khu đông dân cư và đường ngoài khu đông dân cư và quy định tốc độ tối đa cho từng loại phương tiện giao thông trong khi Bộ không trực tiếp thiết kế và xây dựng cũng như bảo trì duy tu những con đường không phải là quốc lộ. Đơn cử như đường Điện Biên Phủ từ cầu Điện Biên Phủ ra tới hàng xanh. Một con đường mà bác Chánh TP.HCM đã "phá rào" để đưa tốc độ tối đa lên 80km/h dù là nó ở trong khu vực đông dân cư (do nằm trong nội thành.)

Câu hỏi đặt ra khi em mở topic này là phải chăng việc quy định chênh lệch tốc độ nhiều mức khác nhau như vậy sẽ làm giao thông tốt hơn (giảm tai nạn, lưu thông thông suốt, di chuyển nhanh hơn,...) hay ngược lại? Tốc độ tối đa cho từng phương tiện nên dựa vào các thông số kỹ thuật của hãng sản xuất xe và thiết kế của con đường để quy định. Việc áp đặt tốc độ tối đa cho từng loại phương tiện như vậy chỉ hợp lý, theo ý em, khi và chỉ khi con đường đó chỉ có một loại phương tiện đó hoạt động thôi. Ngược lại thì những phương tiện phải di chuyển chậm sẽ là chướng ngại vật cho những phương tiện có tốc độ cho phép cao hơn.

Thử tưởng tượng trên con đường QL1A mỗi chiều một làn xe. Nếu trước mặt chúng ta là một chiếc container đang di chuyển ở tốc độ tối đa cho phép là 50km/h trong khi chúng ta được di chuyển tối đa 80km/h trên một chiếc xe con. Chúng ta đang lái xe của chính mình và đang cùng gia đình đi chơi nên kiên nhẫn đi chậm 50km/h sau chiếc container và chờ điều kiện an toàn để vượt. Nhưng nếu là một bác tài xe 16 chỗ ngày nào cũng mấy lượt chạy trên cung đường này thì họ sẽ không kiên nhẫn như vậy đâu. Họ sẽ vượt ngay cả điều kiện thiếu an toàn hơn nhiều (so với chúng ta) vì nhiều lý do mà có thể do tiền, do chủ quan,... Nếu cả hai loại xe đó đều được chạy tối đa 80km/h (em ví dụ, có thể không phải là tốc độ tối ưu) thì chiếc 16 chỗ có phải lúc nào cũng muốn vượt, bác tài nào lái 16 chỗ cũng muốn vượt, hay nhà xe nào cũng bắt tài xế mình phải vượt lên để chạy lẹ về bến xoay tua?

Bên trên là một ví dụ của hai loại xe khác nhau. Thực tế trên đường ngoài khu đông dân cư hiện nay có tới 4 loại tốc độ khác nhau, từ 50km/h, 60km/h, 70km/h đến 80km/h. Nó tạo ra nhiều mức chênh lệch tốc độ khác nhau và có lẽ là nguyên nhân tạo nên các tình huống vượt xe dù điều kiện không cho phép vượt. Em đã từng chứng kiến gần đây trên quốc lộ 1A từng đoàn xe tải nối đuôi nhau và bị từng đoàn xe khách cũng nối đuôi nhau vượt - bất kể vạch liền, vạch đứt, có xe ngược chiều hay không.
 
Hạng D
17/3/05
1.745
8.228
113
52
MFC
Cái lỗi vượt ẩu đó do con người ( tài xế) không tôn trọng pháp luật !

Em đi chơi bên úc. Mướn chiếc xe chạy ngoài xa lộ . Do tay lái nghịch nên chưa quen qua đoạn đường hẹp ( mỗi bên một line), không đi nhanh được. Kết quả cả hàng dài sau lưng em, nhưng không một tiếng kèn xe hay một vài cú đá pha. Họ kiên nhẫn đợi đến đoạn có chỗ Cho phép vượt !
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Vấn đề bác chủ nêu, gần như nguyên nhân của TN GT hiện nay là ý thức người tham gia GT. Cũng là một cách chuyển lý do, mà thực tế nó như vậy, ý thức người lái quyết định.
Còn đường sá, tốc độ...trong hoàn cảnh như thế lái xe cố mà thích nghi, chấp nhận. Đơn cử, cũng tốc độ ấy, nhưng về khuya...đường vắng chạy như thế hay hơn? Những đoạn qua khu dân cư ban đêm cho chạy 50Km/h hợp lý ko? Thế mà có thằng hâm còn bảo cấm xe khách chạy ban đêm vì chạy đêm dể gây tai nạn. Khi QL như đường làng, mọi vi phạm thì giải quyết tại chỗ, mong gì tai nạn giảm...Hồn ai nấy giữ coi bộ hợp lý hơn.
 
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
tuannm1 nói:
Đúng ra thì đường tỉnh, đường nội thành, đường trong khu đông dân cư mà không phải là quốc lộ phải do Chủ tịch UBND/TP quyết định. Nhưng cái thông tư này đã gom vào và làm thay luôn rồi bằng cách định nghĩa đường trong khu đông dân cư và đường ngoài khu đông dân cư và quy định tốc độ tối đa cho từng loại phương tiện giao thông

Bác chủ có lý một phần ở đây. Chỉ cần quy định tốc độ tối đa cho từng loại phương tiện và mục đích sử dụng. Áp đặt cả mức trong và ngoại thị là thừa. Ở tây Âu, tốc độ tối đa cho phép của xe do cơ quan đăng kiểm quy định trên cơ sở tính năng kỹ thuật, mục đích sử dụng của xe. Ví dụ cùng là xe 8 chỗ nếu đăng ký chở hàng thì cho phép 120 km/h nhưng đăng ký chở người thì chỉ cho phép 80. Mức hạn chế của xe phải dán tem ở trước và sau xe để dể kiểm soát. Lái xe phải tuân thủ theo BB tốc độ cho phép, nếu đường cho phép hơn thì phải tuân thủ theo kiểm định. Một chiếc Ferrari trong đăng kiểm có thể cho chạy tối đa 280 km/h nhưng trong nội thị thì cũng chỉ được chạy 50. Muốn hơn thì tìm đường nào cho phép mà chạy. Theo cách quản lý của họ thì cái thông tư kia là thừa. Để cho đăng kiểm họ làm.
tuannm1 nói:
Thử tưởng tượng trên con đường QL1A mỗi chiều một làn xe. Nếu trước mặt chúng ta là một chiếc container đang di chuyển ở tốc độ tối đa cho phép là 50km/h trong khi chúng ta được di chuyển tối đa 80km/h trên một chiếc xe con. Chúng ta đang lái xe của chính mình và đang cùng gia đình đi chơi nên kiên nhẫn đi chậm 50km/h sau chiếc container và chờ điều kiện an toàn để vượt. ,... Nếu cả hai loại xe đó đều được chạy tối đa 80km/h

Nếu như bác có đề nghị cho xe tải nặng chạy nhanh hơn thí cũng nên lưu ý: xe của bác khoảng 2-3 tấn, chạy 80, xe container 40T, nếu cho phép chạy 80, hành trình phanh của nó sẽ gấp bao nhiêu lần xe bác. Mức độ nguy hiểm cho cộng đồng là như thế nào?
tuannm1 nói:
Nhưng nếu là một bác tài xe 16 chỗ ngày nào cũng mấy lượt chạy trên cung đường này thì họ sẽ không kiên nhẫn như vậy đâu. Họ sẽ vượt ngay cả điều kiện thiếu an toàn hơn nhiều

Việc một số tài xế cố tình vượt mặc dù không đủ điều kiện (chủ yếu là khoảng trống làn đối diện không đủ) là do ý thức của lái xe. Họ cố tình „cướp đường“ của xe ngược chiều. Ỷ xe to. Liều mạng hơn (bằng cách coi thường những mạng người trên xe), pha đèn tranh vượt. Gặp xe nhỏ thì (anh em ta) phải nhịn nhưng gặp đối thủ ngang cựa thì đấu đầu là chuyện chẳng có gì ngạc nhiên cả. Để giải quyết vấ nạn „tai nạn GT tàn khốc“ thì chỉ hữu hiệu nhấtphạt nặng trên cơ sở lưu hình camera. Em ủng hộ „cả tứ chi“ nếu các anh CSGT thực hiện.Ở Tây, những tuyến đường dài mà hẹp như QL1 ở ta, khoảng 5-10 km (đặc biệt là dường dốc), họ nới ra 3 làn, lên dốc có 2 làn, cắm biển xe tải làn sát lề. Như vậy tạo cơ hội vượt và giải quyết giao thông thông thoáng, tránh ức chế. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu mà kinh tế hơn là nới rộng cả tuyến đường..
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/2/12
1.435
9
38
Em đồng ý với ý kiến của các bác về ý thức của lái xe. Đó chính là yếu tố trực tiếp của việc bất chấp luật pháp và coi thường tính mạng của mình cũng như của người khác khi tham gia lưu thông. Nhưng câu hỏi của em ở đâu là liệu những điều quy định ở trong thông tư này có gián tiếp gây nên những việc như vậy không? Nó có góp phần gây ra những khó khăn đến nỗi những người lái xe đó giảm ý thức (thậm chí mất luôn ý thức) không?
 
Hạng D
11/5/11
3.419
5.584
113
Sài Gòn
phantan nói:
Vấn đề bác chủ nêu, gần như nguyên nhân của TN GT hiện nay là ý thức người tham gia GT. Cũng là một cách chuyển lý do, mà thực tế nó như vậy, ý thức người lái quyết định.
Còn đường sá, tốc độ...trong hoàn cảnh như thế lái xe cố mà thích nghi, chấp nhận. Đơn cử, cũng tốc độ ấy, nhưng về khuya...đường vắng chạy như thế hay hơn? Những đoạn qua khu dân cư ban đêm cho chạy 50Km/h hợp lý ko? Thế mà có thằng hâm còn bảo cấm xe khách chạy ban đêm vì chạy đêm dể gây tai nạn. <span style=""background-color: #ffff00;"">Khi QL như đường làng</span>, mọi vi phạm thì giải quyết tại chỗ, mong gì tai nạn giảm...Hồn ai nấy giữ coi bộ hợp lý hơn.
Một phần nguyên nhân tai nạn là đây.