Hạng D
2/12/03
1.873
4.429
113
Vietnam
Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM vừa có báo cáo định kỳ dữ liệu quan trắc giao thông trong 10 tháng. Trong đó, đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) đang chịu áp lực về giao thông, vượt 150% khả năng phục vụ.

camera giám sát giao thông.jpg

Khu vực vận hành camera giám sát giao thông của Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM), dữ liệu hệ thống quan trắc giao thông tháng 10 đã đưa ra một số nội dung quan trọng tại 5 khu vực có mật độ giao thông đáng chú ý tại TP.HCM. Trong đó, đáng báo động tình trạng giao thông tại đường Cộng Hòa (quận Tân Bình).

Đầu tiên, tại khu vực trung tâm TP: Vận tốc trung bình của xe cộ vào giờ cao điểm (các ngày trong tuần tại các tuyến đường khu vực trung tâm) là 35,2km/h, vào các ngày cuối tuần là 35,3km/h. Các tuyến này có mức độ phục vụ khoảng 50%.

Tại khu vực sân bay, theo dữ liệu quan trắc có từ tháng 5 trở đi, lượng xe cộ qua các tuyến đường có giảm nhẹ vào giờ cao điểm các ngày cuối tuần, vận tốc xe qua khu vực này là 45,42km/h. Một số đường vẫn có mức độ phục vụ rất cao như Cộng Hòa (trung bình 110%, có tháng vượt 150%), Trường Chinh (75%).

Khu vực quận Bình Thạnh: Lượng xe qua các tuyến đường có vận tốc vào giờ cao điểm các ngày trong tuần là 42,76km/h, cuối tuần là 43,48km/h. Một số tuyến đường có mức độ phục vụ thường xuyên cao, trên 80% như Xô Viết Nghệ Tĩnh và Ung Văn Khiêm, trên 50% như Nguyễn Xí và Bạch Đằng.

Khu vực quận 3: Trong tháng 10, lượng xe không có nhiều thay đổi so với tháng 9. Vận tốc trung bình vào giờ cao điểm tại khu vực này là khoảng 37,31km/h vào các ngày trong tuần và 40,55km/h vào các ngày cuối tuần.

Còn tại khu vực quận 10: Một số tuyến đường có mức độ phục vụ trung bình rất cao như Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt (trung bình là 100%) và đường Ba Tháng Hai (trên 85%).

đường Cộng Hoà.jpg

Đông nghịt xe cộ trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) vào giờ cao điểm tối - Ảnh: CHÂU TUẤN

6 cấp phục vụ của tuyến đường

Đại diện Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM cho biết khả năng phục vụ của một tuyến đường là hệ số giữa lượng xe có thể đi lại trong một tuyến đường theo điều kiện nhất định (dựa trên chiều dài, rộng và điều kiện hạ tầng của đường giao thông, môi trường - PV) so với lượng xe thực tế đang đi lại hằng ngày, hằng tháng.

Hiện nay hầu hết các tuyến đường được thiết kế dựa trên mức phục vụ, được chia làm 6 cấp khác nhau. Trong đó, đường Cộng Hòa thuộc loại đường phố chính đô thị (thuộc cấp C, mức độ khai thác tốt nhất dưới 80% khả năng phục vụ của tuyến đường).

Một số tuyến đường trục chính có mức phục vụ lớn hơn 100% nghĩa là đang chịu áp lực về giao thông rất lớn, đã vượt xa so với các tiêu chuẩn khi thiết kế xây dựng. Việc này khiến dòng xe mất ổn định, khi xảy ra một sự cố nhỏ trên đường rất dễ dàng gây ra tình trạng ùn tắc.

Đơn cử như khu vực sân bay có đường Cộng Hòa, khả năng thoát xe tối đa 4.000 xe hơi trong 1 giờ. Nhưng giờ cao điểm sáng, trung bình lượng xe qua đường Cộng Hòa có đến 6.000 xe hơi. Như vậy khả năng phục vụ đã cao hơn 150%.

>>>> Xem thêm:
Khúc này là nỗi ám ảnh của bao người o_O
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
29/11/06
4.053
11.435
113
Chờ đường Trần Quốc Hoàn xong (mà cho đi) thì mới hết cảnh này.
Chứ xong đường mà bọn sân bay nó lại chặn barier để thu phí thì... cũng như không! ;)
 
Hạng B1
28/12/22
59
4.894
83
33
Từ Gò Vấp đi vô nội thành cũng nhiều xe và hay kẹt.
 
Hạng D
31/5/14
3.495
4.317
113
Con đường CH này giờ đỡ kẹt nhiều rồi đó. 10 mấy năm trước đi qua giờ cao điểm là cả 1 cực hình. Mình di chuyển đi làm sáng, chiều trên con đường này từ 2000 tới giờ

nhiều lần em đi lên tới càu vượt Hoàng Hoa Thám, nhìn xuống dòng người trong đầu nghĩ "thôi dẹp mẹ đi về ngủ" :D
 
Hạng F
28/8/19
6.869
11.802
113
Palm Beach, Florida, US
Có phải ko đó, XVNT mà 80 trong khi Bạch Đằng là 50 á!
Thống kê do mấy thằng ngồi bàn phím kê à!
Anh đây ở XVNT, từ bé đến lớn, 1,2 năm nào cũng về, đi XVNT và BĐ là hằng ngày. Thế đek nào XVNT kẹt hơn BĐ ( Chỉ đoạn ngắn từ Lăng Ông đến ĐBL thôi) mà BĐ thường xuyên kẹt. Đến nỗi từ Bà Chiểu mình ko muốn đi BĐ về HX mà phải đi tắt hẻm Đống Đa, qua ĐBP vòng bùng binh về Thị Nghè.
XVNT chỉ kẹt đoạn từ Cao Thắng về CMT8 (thường xuyên) và từ HX về Thanh Đa (Đài liệt sĩ) là khiếp thôi.
Chia mật độ là phải tính tổng m2 con đường, con XVNT nó dài chắc hơn 10 lần con BĐ.
 
  • Like
Reactions: PhiKimTuan
9/7/20
859
1.195
93
28
Có phải ko đó, XVNT mà 80 trong khi Bạch Đằng là 50 á!
Thống kê do mấy thằng ngồi bàn phím kê à!
Anh đây ở XVNT, từ bé đến lớn, 1,2 năm nào cũng về, đi XVNT và BĐ là hằng ngày. Thế đek nào XVNT kẹt hơn BĐ ( Chỉ đoạn ngắn từ Lăng Ông đến ĐBL thôi) mà BĐ thường xuyên kẹt. Đến nỗi từ Bà Chiểu mình ko muốn đi BĐ về HX mà phải đi tắt hẻm Đống Đa, qua ĐBP vòng bùng binh về Thị Nghè.
XVNT chỉ kẹt đoạn từ Cao Thắng về CMT8 (thường xuyên) và từ HX về Thanh Đa (Đài liệt sĩ) là khiếp thôi.
Chia mật độ là phải tính tổng m2 con đường, con XVNT nó dài chắc hơn 10 lần con BĐ.
Haiz, người ta thống kê là dữ liệu 24/24 cả ngày, chia ra bình quân.
Còn bạn đi chỉ vào vài khung giờ trong ngày, hoặc đúng ngay lúc cao điểm, nó là trạng thái cực đoan ko đại diện cho toàn bộ dữ liệu.
Vd xvnt giờ cao điểm có thể tắc hơn bđ nhưng bđ nó có thể đông từ sáng tới tối còn xvnt có được vậy ko. Bạn dám chắc 1-2h sáng đường xvnt đông hơn đường bđ ko???

người ta dùng camera, dùng ai tính toán số lượt xe rồi chia ra bình quân. Bạn có thể đứng cả ngày ở 2 con đường trên để đếm xe rồi so xem kết quả là sai hay đúng

bởi vậy làm kinh tế hay hoạch định chính sách phát triển ko thể nhìn trên góc độ dân tuý. Nhiều khi làm cái gì đó bị dân chửi rất nhiều nhưng số liệu nó lại nói lên điều khác.
 
  • Like
Reactions: SangNguyenM