Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Nhân tiện nhờ các bác 'thông não' giúp phân biệt 'dừng' và 'đỗ' vì sau khi google thấy lùng bùng quá, chẳng là vừa qua mình có hành vi dừng xe đoạn có biển cấm đỗ, tắt máy, chạy vào cửa hàng quăng thùng hàng xuống quay ra bị CSTT TP Vũng Tàu ập đến như bắt gian đòi xem giấy tờ xong bỏ đi ra xử lý xe khác, mình thấy ko ổn nên lên xe thong thả rời đi, tổng thời gian chưa đầy 3 phút mà bị anh CS dzi theo chặn đầu, thấy căng mình mới trình giấy tờ, ả nhanh tay ghi biên bản (lỗi đỗ xe nơi cấm đỗ) bắt ký, mình ycau đưa bằng chứng mới ký vì mình cho rằng ko vi phạm thì bảo quay lại hiện trường đưa cho xem (ảnh nhanh tay lặn lưng bằng lái của mình), quay lại thì cũng ko có hình ảnh mà 2 anh xúm nhau vừa năn nỉ vừa hăm dọa, dụ dỗ (cho đóng phát qua bưu điện) bắt ký, mình vội quá nên ký cho xong mà cứ ấm ức, thấy nó cứ sai sai gì đó. Nhờ các bác rành luật chỉ vụ này giúp với, về check cam hành trình vẫn còn bằng chứng dừng chưa đến 3 phút mới đau. Cám ơn các bác!
Bác bị lỗi dừng xe nhưng tắt máy và rời vị trí lái, vì thời gian chỉ 3 phút.
Mức phạt 400,000 đ đến 600,000đ.
 
  • Like
Reactions: volvo960
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
tải app luật GT về mà xem bác à ko phải cái j cũng google là tốt đâu. bác sai rõ ràng ra đấy rồi. Dừng là hành vi ngắn, xe còn máy nổ, tài xế vẫn trên xe, còn đỗ là trường hợp của bác.
2 khác biệt cơ bản giữa dừng/đỗ là dừng xe ko được tắt máy và tài xế không rời vị trí lái.
Chỉ là dừng xe thôi nhé, cho dù có tắt máy nhưng do thời gian 3 phút nên không phải lỗi đỗ xe.
Về đỗ xe luật cũng không nói gì đến phải tắt máy, nếu đứng yên không xác định thời gian và không làm gì cả thì vẫn xem là đỗ xe.
 
  • Like
Reactions: mobicar
Hạng B2
18/3/15
402
618
93
Chỉ là dừng xe thôi nhé, cho dù có tắt máy nhưng do thời gian 3 phút nên không phải lỗi đỗ xe.
Về đỗ xe luật cũng không nói gì đến phải tắt máy, nếu đứng yên không xác định thời gian và không làm gì cả thì vẫn xem là đỗ xe.
Bởi vậy mình muốn nhờ các bác chỉ ra giúp vấn đề, vì luật cũng ko rõ ràng lắm: phân biệt chỗ 'ko xác định thời gian', luật lại còn nói dừng vẫn được xuống xe hỗ trợ bốc dỡ hàng hóa..., trong khi mình xuống ôm cục hàng đưa vào shop quay ra thì bị 'úp sọt' giống như tội phạm mới ức chế! TP du lịch mà bị những con sâu này giống đuổi khách quá! Cám ơn các bác đã có ý kiến ạ!
 
Hạng D
6/3/08
3.964
8.069
113
Sàigòn
Điểm e, khoản 2 điều 18 luật GTDB:
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
Dừng xe cho khách xuống, cho người khác (không phải tài xế) bốc dỡ hàng, không có lượng thời gian cụ thể.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: grandiss
Hạng C
21/6/07
696
360
63
HCMC
Chỉ là dừng xe thôi nhé, cho dù có tắt máy nhưng do thời gian 3 phút nên không phải lỗi đỗ xe.
Về đỗ xe luật cũng không nói gì đến phải tắt máy, nếu đứng yên không xác định thời gian và không làm gì cả thì vẫn xem là đỗ xe.
đi ra khỏi xe thì là xác định là đỗ rồi bác.
 
  • Like
Reactions: volvo960
Hạng C
21/6/07
696
360
63
HCMC
Dẫn luật đi bạn.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về quy tắc giao thông trong đó quy định về dừng đỗ xe, cụ thể như sau:

Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.


dựa theo csgt.vn
 
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về quy tắc giao thông trong đó quy định về dừng đỗ xe, cụ thể như sau:

Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.


dựa theo csgt.vn
Có thấy chữ nào ra khỏi xe là đỗ đâu bác?
 
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
chỗ 3E đó bác. khi dừng ko dc tắt máy và rời vị trí
Đó là quy định khi dừng thì không được tắt máy và rời vị trí chứ đâu có quy định rời vị trí là đỗ xe đâu?
Luật mà bác, đâu có tự suy luận được.