Nếu hiểu rõ thì giải thích bác nhé, không rõ thì đừng làm các bác yếu bóng vía thêm hoang mang. Em bị thổi vào 3 lần, chưa bao giờ phải bước xuống xe, cam hành trình còn lưu đủ.
Bác chẳng giải thích trên cơ sở pháp lý nào, Bác lại đưa cái hình trên Google map chỉ để : " mua dây buộc mình"
Trường hợp này Tôi sẽ ko mở xinhan, nếu bị lập Bb ra Qq xử phạt tôi sẽ khiếu nại hoặc khởi kiện rồi thông báo kết quả cho Bác biết
Đây là giao lộ (ngã 3) như ở Tân Sơn_Truong Chinh, chẳng việc gì phải mở xinhan, các chú xxxx bắt láo để ăn bẩn!
Em cám ơn 2 bác đã phản hồi.
Theo em thì có 2 trường hợp xảy ra:
1) Thứ nhất là ko cần xi nhan.
a) Trường hợp này bác ko xi nhan cũng đúng, bởi vì bác đi từ Trường Chinh tới Trường Chinh ko rẽ đâu hết. Theo cách nghĩ của đa số tài 4b là cùng đi trên 1 đường duy nhất nên ko cần xi nhan (XXX biết rõ điều này mà vẫn cứ bắt). Em từng là lơ xe tải nên em khẳng định điều này, cậu em là lái xe tải.
b) Tại giao lộ chữ Y ngược (giao lộ thứ 2) nhập 2 đường thành 1 đường (2 đường Trường Chinh và Cộng Hòa nhập vào 1 đường Trường Chinh) thì cũng ko cần xi nhan. Em đi xe công ty đưa rước, tài xế chạy kiểu này ko xi nhan và bị "bem", xuống nói XXX câu trên là cho đi.
2) Thứ hai là phải xi nhan trái.
Trường hợp này bác phải bật là để "nhập làn". Một lần nữa là em nói là "nhập làn" nhé, ko phải là chuyển hướng nhé vì đi trên cùng 1 đoạn đường Trường Chinh. Đường Trường Chinh tới giao lộ thứ 1 có 2 làn, còn Trường Chinh sau giao lộ thứ 2 là có nhiều làn nên phải bật xi nhan để chuyển từ đường 2 làn sang đường nhiều làn. Tại giao lộ thứ 2 mới bật để "nhập làn" ở bất cứ làn nào và đây cũng chính là chủ đề tranh cãi là bật xi nhan trái hay phải khi đang ở giao lộ này. Em thấy các vạch chia làn đường nằm bên trái nên bật xi nhan trái để "nhập làn".
Có 1 câu em hỏi 2 bác nhé: "Nếu bác đang chạy trên đường có 2 làn xe thì tới đoạn đường có 4 làn xe trên cùng 1 con đường đó thì bác có bật xi nhan ko?".
Em chờ câu trả lời của 2 bác.
Còn câu trả lời của em sau 2 năm làm lơ xe tải đường dài là bật xi nhan nếu chạy làn khác.