Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
5/4/10
1.565
14
38
chừng nào ls đầu ra giảm mà doanh nghiệp/ cá nhân dễ dàng tiếp cận được kìa thì mới vui, chứ chỉ giảm đầu vào (trên lý thuyết thôi) thì cũng không ăn nhậu gì đâu.
 
Hạng B2
15/9/11
223
0
16
45
S.S.C nói:
Lạm phát giảm nên mới giảm LS phải không các bác ?

Nếu lượng tiền ngoài thị trường qúa nhiều sẽ làm cho hàng hoá có giá trị ----> lạm phát (giống như ngoài chợ có 2 con cá mà tới 10 người đi mua ----> cá tăng giá), do đó bắt buộc nhà nước phải kéo lượng tiền ngoài thị trường vào nhằm cân bằng với hàng hoá bằng cách cơ bản nhất là huy động lãi xuất cao, nhưng Không phải lúc nào lạm phát cũng đi cùng lãi xuất đâu bác, em vd: năm 2011 VN huy động VNĐ cao + gom tiền thua lỗ từ nhà đầu tư các kênh tài chính + thuế xuất các mặt hàng hoá cơ bản cao, đến đầu 2012 lượng tiền gửi vẫn cao + nh hạn chế giải ngân nên không có lý do gì từ đây đến giữa 2012 lạm phát tăng cao được, nhưng khổ nỗi lạm phát vẫn đang rục rịch tăng do 2 phát súng giá Gas và Xăng dầu, cho nên lúc này nhà nước hạ lãi xuất VNĐ không phải là do lạm phát giảm nha bác.
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.555
113
49
Bà Tó
anh em cafe vỉa hè thắc mắc , bỗng dưng sao lượng tiền giảm thấy rõ .
Gởi tiền cho con ở NN bằng tì6n của mình , mà NH nói chờ vài hôm .
 
VIP CARD MEMBER
14/9/09
809
83
28
51
mechoi nói:
để cứu hệ thống NH thì người ta phải bóp đầu vào chứ ai lại bóp đầu ra
Thắt đầu vào thì không kích thích người dân gửi tiền . Họ sẽ chuyển sang kênh đầu tư khác . Vậy liệu có khả thi khi thắt đầu vào kg ?( em chỉ muốn hỏi về dấu hiệu tích cực hay tiêu cực khi bóp đầu vào ).
 
Hạng D
11/5/09
1.047
3.010
143
Em xác nhận Agribank cũng giảm khá khá
hope nói:
Tất cả các ngân hàng em và những người quen em vay đều đã giảm lãi suất tháng vừa rồi xuống khá nhiều: ACB, ANZ, Liên Việt (họ tự động giảm, chỉ kêu mình ký giấy thôi, và đã trả tiền lãi tháng rồi thấp hơn khá nhiều).
Có bác nào biết chính xác NH nào nữa thì update cho AE biết với nhé.
 
Hạng B2
3/12/10
407
2
18
44
anhbocau nói:
anh em cafe vỉa hè thắc mắc , bỗng dưng sao lượng tiền giảm thấy rõ .
<span style=""color: #ff0000;"">Gởi tiền cho con ở NN bằng tì6n của mình</span> , mà NH nói chờ vài hôm .
cái này thì chơi với HSBC ngon hơn mấy cha NhàN nha anh
mai mốt anh gửi con qua NN học thì ới em
 
Hạng B2
3/12/10
407
2
18
44
phamtan nói:
Em xác nhận Agribank cũng giảm khá khá
hope nói:
Tất cả các ngân hàng em và những người quen em vay đều đã giảm lãi suất tháng vừa rồi xuống khá nhiều: ACB, ANZ, Liên Việt (họ tự động giảm, chỉ kêu mình ký giấy thôi, và đã trả tiền lãi tháng rồi thấp hơn khá nhiều).
Có bác nào biết chính xác NH nào nữa thì update cho AE biết với nhé.
các NH khác vẫn cứng ngắc ls cho vay khá cao, giảm đâu mà giảm
trong khi đó lại giảm ls huy động mới đau
HSBC thì giảm ls vay xuống còn 16.5 cho 3 tháng đầu, mấy tháng sau em nghi nó top lên còn kinh hơn NH khác
 
Hạng C
14/6/11
694
33.280
93
Long An
Từ tháng 8/2011 đến nay, lạm phát đã có chiều hướng liên tục giảm và là tín hiệu tốt, tiền đề để tính chuyện giảm lãi suất. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ, phải tính đến thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Như chúng ta biết, suốt thời gian qua, ngân hàng tồn tại vấn đề về thanh khoản. Nguyên nhân là nhiều năm, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng rất nóng, hệ số sử dụng vốn trên nguồn vốn cao trên 100%. Ngoài ra, chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động vốn 80% là ngắn hạn trong khi có đến 40% dư nợ trung, dài hạn cũng là nguyên nhân khiến khó khăn thanh khoản của ngân hàng tích tụ nhiều năm.
Cho đến nay, thanh khoản hệ thống được cải thiện một bước đáng kể. Do đó mới nói, đã đủ điều kiện để giảm lãi suất. Dự kiến, mỗi quý có thể giảm được 1% lãi suất, nếu mọi yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát đều trở nên tích cực.
...
Ngân hàng Nhà nước, trong từng giai đoạn, sẽ có các biện pháp điều hành khác nhau. Hiện nay, dù tình hình đã cải thiện, song chưa phải lúc ổn định bền vững và lâu dài, nên tạm thời vẫn phải dùng biện pháp hành chính. Đây cũng là biện pháp nhiều quốc gia sử dụng để điều hành, không riêng gì tại Việt Nam. Đương nhiên, đến thời điểm thích hợp, sẽ có thể xem xét bỏ trần lãi suất huy động, nhưng đến lúc nào còn phụ thuộc vào tình hình kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể sau 1 - 2 quý nữa, quy định trần lãi suất là không cần thiết, thậm chí có thể bỏ trần lãi suất huy động.

...
Bằng việc hạ trần lãi suất cũng như các mức như lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu… có thể tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tìm được nguồn vốn rẻ hơn, tạo tiền đề để giảm lãi suất cho vay.

...
Chúng tôi khẳng định, ngay cả khi giá một số mặt hàng năng lượng như xăng dầu, gas tăng 10% như thời gian vừa qua, thì theo thống kê, phân tích của Bộ Tài chính, mức ảnh hưởng tới lạm phát cả năm chỉ 0,84%. Trước mắt, giá tăng tác động trực tiếp lên lạm phát khoảng 0,24%, vòng 2 (gián tiếp) là 0,6%.
Nói rộng hơn, lạm phát của Việt Nam gồm 3 cấu phần lớn: Một là lạm phát lõi, hai là giá cả bên ngoài (kể cả tỷ giá), ba là điều hành giá lương thực, thực phẩm trong nước. Theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước trong nhiều năm, trung bình một nửa lạm phát nằm ở yếu tố đầu tiên. Như năm 2011 vừa rồi, lạm phát là 18,85% thì lạm phát lõi biến động 9 - 9,5%, một nửa số lạm phát.
Một nửa còn lại phụ thuộc vào 2 yếu tố lớn là giá cả bên ngoài (thông qua tỷ giá ảnh hưởng đến giá trong nước) và việc điều hành giá trong nước (mà chủ yếu là lương thực thực phẩm). Chúng ta thấy giá năng lượng điều chỉnh phần lớn do thế giới. Như giá xăng dầu thời gian qua tăng chủ yếu do thế giới. Mà chúng ta không thể kiểm soát được giá thế giới tăng, giảm, nên điều hành theo cơ chế thị trường, trên tinh thần Nghị quyết 84.
Năm nay, phần còn lại có thể ảnh hưởng đến lạm phát mà chủ yếu là giá lương thực thực phẩm có thể ổn định vì tín hiệu được mùa. Cộng thêm việc điều hành tiền tệ, tài khóa thắt chặt có thể làm lạm phát lõi giảm xuống, khiến cho biến động, tham gia vào CPI của lương thực thực phẩm ở mức thấp nhất. Đây là các yếu tố triệt tiêu tác động tăng lạm phát do giá cả thế giới tăng lên.
...
http://vnexpress.net/gl/k...nang-luc-doanh-nghiep/
 
Status
Không mở trả lời sau này.