umbrella nói:cheesy nói:umbrella nói:hickory nói:dinhngo nói:Bác nào rành luật post lại giùm em quy định đổ xe đúng luật với. em còn nhớ có vài thứ.
= nơi hiệu lực của bản cấm đổ.
= phạm vi 5 mét nơi đường giao nhau.
= trên cầu, gầm cầu vượt,
= nơi đường hẹp chỉ có 1 làn xe.
=/..............
chổ em ngoài quốc lộ 1 trống trơn ít xe không có biển cấm, biển gì mà đậu xe vẩn bị túm mà không cải với xxx được. ức quá !
Có vài thông tin chia sẻ cho bác dinhngo đây. Của ít lòng nhiều. Bác thấy dùng được cái nào thì dùng nha!!!
Theo như nghị định 34, 7 nhóm hành vi có nguy cơ gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sau đây được tập trung xử phạt: chạy quá tốc độ quy định; lưu thông vào đường cấm, giờ cấm; lưu thông không đúng phần đường; đổi hướng, chuyển làn đường sai quy định; tránh vượt không đúng quy định; không nhường quyền ưu tiên; người bộ hành vi phạm.
Người điều khiển ôtô khi cho xe dừng, đỗ, mở cửa xe không đảm bảo an toàn, gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 1,4-2 triệu đồng (khu vực thí điểm nội thành); dừng, đỗ xe bên trái đường một chiều, đường cong... gây tai nạn bị phạt từ 600.000-1.000.000 đồng; đỗ xe không sát lề (cách lề 0,25m), quay đầu xe trái quy định, điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi, đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định... gây tai nạn giao thông bị phạt từ 1-1,4 triệu đồng.
Ngoài ra, nghị định 34 cũng quy định 3 hình thức tước giấy phép lái xe của người vi phạm: mức 30 ngày, 60 ngày và tước không thời hạn. Nếu bị tước giấy phép lái xe 60 ngày, người lái xe muốn lấy lại giấy phép phải dự kỳ kiểm tra học luật mới được trả lại bằng. Trường hợp bị tước giấy phép lái xe không thời hạn, người vi phạm phải liên hệ với Sở GTVT TP để học và thi lại từ đầu.
Cám ơn bác hickory đã tóm gọn những điểm đáng chú ý trong nghị định 34 cho anh em trên diễn đàn nha!!!. Thông tin của bác thật là ngắn gọn và chuẩn không cần chỉnh. Bác cho em hỏi thêm cái này. Nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu thì sẽ vi phạm luật an toàn giao thông theo nghị định 34 vậy bác???
Để em trả lời câu hỏi của bác phụ cho bác hickory. Theo Nghị định 34, Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Điểm b, khoản 5 Điều này: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
Điểm b, khoản 6 Điều này: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
Tình hình này thì khi nhậu phải "biết kiểm soát" để nồng độ cồn trong máu thấp hơn 50 miligam/100 mililít máu cho nó lành. Chỉ số này mà cao hơn nữa thì lên "bảng phong thần" như chơi. Bác nào có "kinh nghiệm chiến trường" tư vấn cái này giúp em với. Mình uống cỡ bao nhiêu chai hay ly thì nồng độ cồn trong máu sẽ vượt quá 50 miligam/100 mililít máu vậy các bác???
Theo chuyên gia về chấn thương sọ não, bác sĩ Lê Điền Nhi (nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM, hiện là cố vấn chuyên môn về ngoại thần kinh cho Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, TP.HCM) nói: “Rất khó để có thể nói chính xác cụ thể mỗi người uống bao nhiêu ly rượu, hay bao nhiêu chai bia thì nồng độ cồn trong máu sẽ là 50 ml, hay 80 mg/100 ml máu. Bởi vì, nồng độ cồn trong máu, hay trong hơi thở của từng người sẽ có sự khác nhau mặc dù cùng uống một lượng bia, rượu bằng nhau. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hấp thu của mỗi người khác nhau; uống lúc bụng đói thì nồng độ cồn trong máu sẽ lên cao hơn so với lúc bụng no. Để an toàn cho mình và cho người khác, khi lái xe thì không nên uống bia, rượu”.
Nguồn: Báo Thanh Niên