Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
Ống kính (Lens) bị 2 giới hạn quang học:
1. Khẩu mở quá to bị hiện tượng Chromatic Aberration (Quang sai), khi khép lại thì nó hết CA, nét sâu dần (larger DOF).
2. Nhưng không phải cứ khép nhiều là ảnh nét sâu. Chỉ nên khép đến một khẩu nào đó, nếu khép quá thì nó bị diffraction (nhiễu xạ), hình lại không nét như chúng ta nghĩ. (VD khẩu 22 không nét như khẩu 11)
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
Sóng ánh sáng sẽ không biến đổi nếu nó không gặp vật cản trên đường đi. Khi vào lens, gặp vòng khẩu chặn lại, sóng ánh sáng sẽ bị biến đổi. Vòng khẩu khép càng bé thì nó càng biến đổi nhiều đến sóng ánh sáng, như minh hoạ dưới đây.

wave_large_aperture.gif
wave_small_aperture.gif


Sự biến dạng của sóng ánh sáng tạo ra Airy Disc trên sensor. Người ta thấy rằng khẩu càng hẹp thì đường kính của Airy Disc càng to dần, đến một lúc nào đó nó to hơn kích cỡ của mỗi pixel trên sensor. Khi Airy Disc của 2 điểm cạnh nhau nằm đè lẫn lên nhau thì ta không còn phân biệt được 2 điểm đó nữa (nhoè vào thành một điểm lớn), lúc này hình ảnh bị soft chứ không còn sắc nét nữa (độ phân giải giảm rõ rệt)

2airy_discs_small_overlap.jpg
2airy_discs_more_overlap.jpg


Tuỳ theo diện tích bề mặt của mỗi pixel trên sensor mà có một trị số khẩu tối ưu cho DOF và Resolution của ảnh (tức là phụ thuộc vào body). Giảm khẩu thêm nữa chỉ làm giảm độ phân giải ( do bị nhiễu xạ - diffraction) chứ không phải cứ khép thêm khẩu là hình thêm nét như chúng ta nghĩ.
Điều này giải thích tại sao một số trường hợp chụp, hình nét ở khẩu 11 mà bị soft ở khẩu 22.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
Đây là ví dụ của cambridgeincolour.com với các hình chụp bằng body 20D ở các khẩu khác nhau, các bác chú ý xem kỹ các chi tiết sợi vải nhé. 20D bắt đầu bị diffraction ở khẩu 11 đấy ạ

f8
airy-ex-f8.jpg


f11
airy-ex-f11.jpg


f16
airy-ex-f16.jpg


f22
airy-ex-f22.jpg
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
Sau tất cả những phân tích kỹ thuật nhì nhằng ở trên, em xin tạm tổng kết thế này:

- Cùng một kích thước sensor, máy nào có độ phân giải cao hơn, sẽ chóng bị nhiễu xạ hơn khi khép khẩu. (nhiều Megapixel hơn, tức là kích thước của mỗi pixel nhỏ hơn)

- Khi chụp, nếu muốn nét tốt từng pixel, để sau này phóng to, phục vụ in ấn khổ lớn, thì đừng tham khép khẩu quá sâu mà chỉ nên dùng khẩu tối ưu (như là trong bảng trên)

- Khi dùng những khẩu nhỏ nữa: F16, F22, F32 thì phải chấp nhận các pixel không nét tốt như khi dùng khẩu 11 chẳng hạn, nhưng vẫn có thể dùng vô tư để đạt mục đích chụp ảnh...
 
PhD confirmed
Hạng F
14/9/09
9.794
1.085
113
55
Hữu ích quá bác chủ ạ.
Em cũng hay xem trang web này, mà chẳng bao giờ chịu tìm hiểu xem DLA là cái gì nên cứ vô tư khép chặt cho sướng :D.
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
52
LuuManh_LichSu nói:
Vậy là phu thuộc vào Body ...sao toàn Ca lông ko vậy pác :)
Thks

LMLS

Đây là lý thuyết quang học nên nói chung nó cũng áp dụng cho tất cả các sensor khác nhau. Bảng so sánh Ni Lông em chưa tìm, chẳng biết có hay không nữa...