Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
3/11/10
107
4
18
Kinh tế đang yếu quá, nhiều chủ DN đang chết dở sống dở vì nợ nần. Nhiều khi có người mua công ty cho lại là cái may. Cho nên, những cty phải phòng thủ chỉ là những công ty có hoạt động kinh doanh tốt hoặc có dự án tốt. Còn ngược lại thì có lẽ đang trông chờ, ko cần phòng thủ gì, thậm chí còn tấn công ngược nữa là đằng khác.
Nước ngoài thì mong muốn mua các cty thuộc ngành dược phẩm, thực phẩm, nông sản, thức ăn chăn nuôi, khai khoáng, hàng tiêu dùng,... Tuy nhiên, deal size đòi hỏi thường là lớn nên rất ít DN VN có thể lọt vào list của các đối tượng này. Những cty đã lọt vào list rồi thì có đến hàng chục "nhà tư vấn" xông vào tấn công tới tấp, chưa kể "các nhà môi giới". trong đó, môi giới hay nhà tư vấn nào mạnh về quan hệ và tài chính sẽ có khả năng thắng cao hơn, thậm chí họ mua luôn rồi bán lại sau.
Trong nước thì vô kể, ai làm ngành nào thì nhăm nhe luộc đối thủ trong ngành đó từ khủng long như ngân hàng cho đến hạt tiêu như cửa hàng tiện lợi
Việt Nam dù sao cũng bé lắm, M&A rầm rộ cũng vài năm là hết cá to, còn lại toàn cá bé thôi.
 
Hạng D
23/10/04
2.240
2.159
113
Kinh tế thường sẽ theo hình Sin bác ơi, hết khó khăn thì dần sẽ có thuận lợi.
Ah, bác nào rành thông tin bên Mỹ confirm và lý giải tại sao công ty sản xuất hàng gia dụng hóa mỹ phẩm tầm cỡ như SC Jonshon ở Mỹ họ không đi theo mô hình công ty cổ phần đại chúng (tức bán cổ phiếu như các hãng khác) mà họ tự hào là công ty Gia đình (trên sản phẩm họ ghi rõ luôn điều này). Không lẽ họ sợ bị thâu tóm ?
 
Hạng C
3/6/10
822
3.474
93
37
Paris thủ đô Lào !
lienthanhquyet nói:
Kinh tế thường sẽ theo hình Sin bác ơi, hết khó khăn thì dần sẽ có thuận lợi.
Ah, bác nào rành thông tin bên Mỹ confirm và lý giải tại sao công ty sản xuất hàng gia dụng hóa mỹ phẩm tầm cỡ như SC Jonshon ở Mỹ họ không đi theo mô hình công ty cổ phần đại chúng (tức bán cổ phiếu như các hãng khác) mà họ tự hào là công ty Gia đình (trên sản phẩm họ ghi rõ luôn điều này). Không lẽ họ sợ bị thâu tóm ?
Em gù không ra! hic! em dự chắc họ có khả năng điều hành lẫn tài chính, thứ hai là họ sợ công thức, bí quyết bị lộ quá!

Em thấy ở VN một doanh nghiệp thành đạt thì phần lớn nhờ vào khoảng 1, 2 người gọi là keyman (Onlinecafe, 2011), 1,2 người này chi phối hoàn toàn công ty, nắm toàn bộ mối quan hệ bên ngoài với chính quyền. Mà DN VN thành công chủ yếu là nhờ vào các mối quan hệ này. vì thế việc mua lại công ty mà không có sự góp sức của mấy nhân vật này thì cũng chật vật lắm như là mua cái máy tính mà không có hệ diều hành! Còn việc nước ngoài nhảy vào mua cổ phần chi phối của cty nhằm lấy thị trường một cách hợp pháp, việc cơ cấu bộ máy hiện tại công ty thì họ không quan tâm lắm, vì họ biết họ phải thay máu gần hết ban lãnh đạn!
Nếu mua cty chuyên về ngành dịch vụ thì có lẽ khả thi hơn như là banking, hospitality...Còn thâu tóm một công ty như là BDS, transport,...thì chắc là khó ăn!
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/8/09
3.305
1.787
113
có lẽ họ muốn giữ bí quyết gia truyền trong gia đình không muốn đưa ra ngoài, nhưng có thể thời gian sao họ cũng phải chọn lựa phương án như bác nói thôi
lienthanhquyet nói:
Kinh tế thường sẽ theo hình Sin bác ơi, hết khó khăn thì dần sẽ có thuận lợi.
Ah, bác nào rành thông tin bên Mỹ confirm và lý giải tại sao công ty sản xuất hàng gia dụng hóa mỹ phẩm tầm cỡ như SC Jonshon ở Mỹ họ không đi theo mô hình công ty cổ phần đại chúng (tức bán cổ phiếu như các hãng khác) mà họ tự hào là công ty Gia đình (trên sản phẩm họ ghi rõ luôn điều này). Không lẽ họ sợ bị thâu tóm ?
 
Hạng D
23/10/04
2.240
2.159
113
Hiện Luật DN có điểm qui định quyền biểu quyết hơi bị nhập nhằng, bác nào nằm trong trường hợp bị xử ép có thể "lật" lại... quyết định của ĐHCĐ

http://www.thesaigontimes...Duoi-hay-tren-65?.html



....Theo đơn khởi kiện, quá trình ĐHĐCĐ bất thường đã có một số vi phạm về thủ tục. Trong đó, vi phạm chủ yếu là do việc bầu ban kiểm phiếu; thông qua nội dung chương trình đại hội, quy chế làm việc của đại hội, quy chế bầu bổ sung thành viên HĐQT và ban kiểm soát không đảm bảo đủ tỷ lệ được 65% số phiếu biểu quyết dự họp chấp thuận theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 104 Luật Doanh nghiệp. Tỷ lệ này trên thực tế chỉ đạt 62,83%.
Nhưng, vấn đề tranh cãi nằm ở chỗ điểm a, khoản 3, điều 104 Luật Doanh nghiệp lại chỉ quy định hết sức chung chung rằng “quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi... được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận”. Vậy, thế nào gọi là quyết định của ĐHĐCĐ? Có phải bất kỳ quyết định nào của ĐHĐCĐ, kể cả những quyết định về mặt thủ tục nhằm tiến hành ĐHĐCĐ như trên hay chỉ một số loại quyết định cụ thể nào đó thì mới phải đảm bảo tỷ lệ thông qua tối thiểu 65%?
 
Status
Không mở trả lời sau này.