Lại thêm những vụ việc đau lòng từ con ma men điều khiển, tại sao người ta lại chỉ trích những người dùng bia rượu rồi lái xe như thế? vì đơn giản mỗi vụ tai nạn của ma men đều thảm khốc. Không hiểu vì sao nhiều người họ đã có bia rượu trong người tới khi không còn kiểm soát được hành động mà vẫn leo lên xe và đạp ga như hung thần trên đường phố như thế?
Sáng 14/11, Công an TP. Thủ Đức (TPHCM) tổ chức lễ ra quân tổng kiểm tra, kiểm soát người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường vi phạm nồng độ cồn và các chất kích thích khác.
Động thái này được đưa ra sau khi xảy ra vụ tài xế say xỉn lái ô tô gây tai nạn liên hoàn làm 1 người chết, 2 người bị thương trên đường Nguyễn Văn Tăng (phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức) vào chiều 12/11.
Nguồn cơn của nhiều vụ tai nạn thương tâm có hậu quả nặng nề và đau lòng đều bắt nguồn từ những tài xế sử dụng bia rượu. Mức phạt được nâng lên theo nghị định 100 khiến nhiều người có vẻ sợ, nhưng sợ là sợ nhiều tài xế vẫn bất chấp cho bịa rượu vào người rồi lại lái xe, vì mức phạt còn chưa đủ cao hay do ý thức của nhiều người quá kém?
Ủng hộ việc tăng mức phạt khi vi phạm nồng độ cồn
Mình nhớ trước nghị định 100 có hiệu lực, nhiều người nhậu xong vẫn dõng dạc bảo "tao lái xe được", không hề có cảm giác sợ bị phạt tí nào. Nhưng từ sau khi có nghị định 100, nhiều người bị phạt quá, mức phạt làm nhiều anh xanh mặt luôn, truyền tai nhau đâm ra người ta biết sợ hơn, đi nhậu là xác định bắt xe đi và về, nhiều người họ bắt xe ôm không phải là họ ngại say không chạy được xe về đâu, mà đơn giản là sợ bị phạt.
Nhớ hôm rồi có 1 số đại biểu quốc hội ý kiến rằng việc cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là "quá nghiêm khắc và chưa phù hợp".
Mình đồng ý với quan điểm này, việc cấm hoàn toàn người có nồng độ cồn nó quá nghiêm khắc. Thật ra đôi khi nhậu từ chiều hôm trước, sáng hôm sau ra đường thì bản thân đã tỉnh táo rồi nhưng không chắc khi đo vào máy thì đã hết nồng độ cồn hay chưa. Nhiều khi ăn cái gì hấp bia hấp rượu vào người mà không để ý rồi kiểu gì trong người không có nồng độ cồn lớn hơn 0.
Phải hiểu rõ có nồng độ cồn và nồng độ cồn bao nhiêu là không được lái xe chứ không phải cứ có nồng độ cồn là cấm tiệt lái xe.
Thay vì vậy, mình cứ nâng mức phạt các mức nồng độ cồn lên, càng cao, ra quân nhiều, đánh vào túi tiền tự khắc biết sợ. Sợ rồi tuân thủ, tuân thủ pháp luật riết tự động sẽ thành ý thức về lâu dài.
"Ma men" điều khiển xe Santafe đâm phải 10 xe máy ở Thủ Đức vào tháng 5/2022
Tâm lý hên - xui
Lại cái kiểu tâm lý "xui mới bị CSGT bắt, hên thì không sao" nên nhậu xong cảm thấy bản thân vẫn tỉnh thế là lên xe đạp ga. Nhưng nhất quyết không ai nghĩ "hên thì về tới nhà, hên thì bán xe đền, xui thì tông chết ai đó, xui thì đi tù" đâu. Vậy mới thấy luật nghiêm thì có nghiêm mà không thực hiện kiểm tra thường xuyên mà chỉ trông chờ ý thức tuân thủ thì ở xứ này nó mông lung lắm.
Tâm lí xem nhẹ mọi thứ, tới lúc có chuyện thì đổ cho tại vì người này thế kia, lọ chai
Kiểm soát bia rượu còn phụ thuộc lớn vào ý thức mỗi người
Mình nhớ từng thấy một anh nào đó đăng bài mỉa mai việc ra quân kiểm tra nồng độ cồn rằng "mất bò mới lo làm chuồng". Tâm lí đổ lỗi tại thiên hạ nó luôn ngấm vào máu của nhiều người.
Không nói trước kia, nhưng từ sau khi nghị định 100 bắt đầu có hiệu lực, mức phạt kịch khung của nồng độ cồn là 40 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 22 đến 24 tháng thì CSGT liên tục ra quân kiểm tra, ai không gặp thôi chứ mình đi khuya gặp hoài, đặc biệt là ở mấy đại lộ lớn, mấy anh đứng đầy rồi khoát vô kiểm tra.
Xe audi do ma men lái tông chết 3 người ở Bắc Giang vào tháng 6/2022
Nhiều anh không có sự ý thức của bản thân, cứ đòi nhà nước phải có trách nhiệm chính trong việc ngăn chặn ma men lái xe. Mình đồng ý là nhà nước có 1 phần trách nhiệm nhưng không thể nào kiểm soát 100% hết.
"Mất bò mới lo làm chuồng", không một cái chuồng nào nhốt hết cả triệu cái miệng hết.
CSGT đã mở rất nhiều đợt từ trước rồi, không phải bây giờ mới tăng cường, ý thức những thành phần nhậu mà tỏ ra còn tỉnh táo nên gây họa xã hội thôi
Những trường hợp như trên chắc dễ gặp, đã có men trong người nhưng nhất nhất "xe tao tao lái về, tao đang còn tỉnh để tao chạy xe về,...". Cái đó vừa là sự vô trách nhiệm với những người khác cùng tham gia giao thông, vừa là ý thức thấp kém muốn thể hiện.