Đồng ý với anh, trong luật GTĐB gọi đây là xe máy chuyên dùng. Và đây là điều kiện để XMCD được tham gia giao thông trên đườn bộ:Bác tham khảo nhá.
"Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì Xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ...."
" Phụ lục 1 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/8/2019, quy định danh mục xe máy chuyên dùng bao gồm:
I. Xe máy thi công
1. Máy làm đất:
a) Máy đào:
- Máy đào bánh lốp,
- Máy đào bánh xích,
- Máy đào bánh hỗn hợp;
b) Máy ủi:
- Máy ủi bánh lốp,
- Máy ủi bánh xích,
- Máy ủi bánh hỗn hợp;
c) Máy cạp;
d) Máy san;
đ) Máy lu:
- Máy lu bánh lốp,
- Máy lu bánh thép,
- Máy lu bánh hỗn hợp...."
Còn việc đăng ký thì bác tham khảo thêm Thông tư 22/2019/TT-BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng ngày 12/6/2019.
1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.