"Đá đèn" khi đi đường là để xin đường, cảnh báo nhau trong giao thông chứ không phải mấy anh rảnh tay cứ thích là đá, đá bất chấp dù đang lưu thông bình thường, hoặc đường đang đông có đá đèn cũng không ai nhường được.
Như video này đây, cũng không hiểu được là anh tài xế lái chiếc Carnival này mắc tam tai hay mà đá đèn như được mùa để rồi bị bóc phốt thế này?
Theo lời chủ bài đăng thì bữa đó đường đông mà nó cứ đá đèn liên tục, xe máy chạy bên trong mà cũng dí sát đá đèn, vô trạm thu phí vẫn đá không ngừng nghĩ, lên cao tốc 2 làn xe đông đi chậm cũng đá liên tục
Này đá nhiều như vậy thì chỉ có thể lí giải là bị ngáo chứ đường thế này khó vượt, tốc độ đang cao thì đá có tác dụng gì đâu?
Nháy đèn pha ngày xưa là cách của nhiều tài xế coi như là một cách trao đổi thông tin lịch sự hơn thay cho còi khi lưu thông trên đường. Nhiều khi đá với xe cùng chiều là thay cho còi, ý muốn nhắc xe trước "anh đi chậm quá" hoặc ý muốn báo xin vượt. Chứ như nhiều anh thì đá đèn cho vui hay sao ấy, hay do vội quá nên cứ đá? Có khi cũng chẳng hiểu đá làm gì đâu, thấy người ta đá rồi cũng bắt chước chớp chớp như thế.
Nhiều khi cần quẹo trái, đã xi nhan và đợi để qua là y như rằng đối diện sẽ có 1 anh đá dù là ý đã nhường, nhiều khi mình đi xe máy đang đi thẳng gần giao lộ rồi, mà các anh ô tô rẽ cũng đá đèn rồi đòi mình nhường kia, lạm dụng cái đèn thấy ớn, làm như đèn ưu tiên không bằng.