Biên tham khảo cái này nhé:
Ống kính có tiêu cự ngắn hơn so với đường chéo của cỡ phim chụp. Góc nhìn của ống kính rộng hơn cả chiều cao lẫn chiều ngang so với ống kính có tiêu cự trung bình. Nguyên lí cấu tạo cơ bản của nó là thấu kính phân kì được đặt trước thấu kính hội tụ. Hiện có những ống kính có góc nhìn 65o, 80o, 90o hoặc lớn hơn nữa.
Ống kính góc rộng cho hình ảnh dị thường. Những vật ở tiền cảnh (gần máy) bị phóng đại lên so với vật ở xa ống kính. Những vật ở gần rìa, ảnh bị méo hình. Ống kính góc rộng và siêu rộng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện ảnh, nhiếp ảnh hàng không, dùng để quay toàn cảnh, quay ở bối cảnh quá chật, gây hiệu quả tạo hình, tạo thấu thị không gian tầng thứ, lớp lang sâu, tạo tiết tấu mạnh cho cả chiều ngang lẫn chiều dọc, tạo sự so sánh giữa đối tượng trước sau, tỉ lệ của hình ảnh chênh lệch lớn.
Ống kính siêu rộng có khả năng sáng tạo mép hình so với thực tế nhằm gây hiệu quả cần thiết cho nghệ thuật. Tính ưu việt của Ống kính góc rộng là độ phân gạch cao, nghĩa là độ nét sâu lớn, hiệu quả phối cảnh cao. Các ống kính có tiêu cự F dưới 40 mm đều được gọi là Ống kính góc rộng.
Góc rộng tương đương 28mm ở máy G10 (ống 28-140) thật lợi hại, tuy nhiên nó có thể gây méo hình (barrel distortion) ở 28mm và/hoặc bị tối 4 góc khi dùng flash (ống kính mở rộng hơn tầm phủ của flash)
Mẹo: nếu không thực sự cần 28mm thì nên đẩy zoom lên 1 xíu 0,5x (G10 zoom 5x, trong khi G9 zoom là 6x). Hạ thấp máy ảnh xuống khoảng 1/2 đối tượng chụp sẽ thấy hình không bị méo ở 2 biên ảnh.
Tóm lại: đây là đặc tính chung của Ống kính góc rộng, cái nào cũng vậy thôi... và nếu biết xử lý hợp lý trong các tình huống sẽ hạn chế rất nhiều việc méo hình này