Tập Lái
26/5/12
18
36
13
Chào các bác,

Mỗi lần mình lái xe cỡ 1.5 tiếng trở lên thì cổ họng rất khô, nếu không uống nước thì bị rát. Mình đã thử lấy gió trong, gió ngoài các kiểu mà vẫn k có thấy thay đổi gì. Xe mình (Mazda 3 2017 FL) mới đi được tầm 5000 km thôi, mình là lái mới chưa nhiều kinh nghiệm.Xe đi bảo dưỡng 1000km, 5000km đúng lúc và đúng hãng luôn.

Mình đã google và tìm trên diễn đàn thì không thấy có thông tin hoặc bài nào về vấn đề này. Không biết các bác có cao kiến hay tuyệt chiêu gì giúp mình không. Mình nghĩ đây là vấn đề chung nhiều xe chứ k riêng gì dòng xe này nên đăng ở đây cho tiện thảo luận.

Nếu xe các bác đi mà k bị như vậy thì cũng có thể là do cơ địa của bản thân, mình đành sml vậy ^^

Xin cảm ơn!


Mình cũng đã từng bị như bác.
Nguyên nhân:
-TẤT CẢ LÀ DO ĐỘ ẨM QUÁ THẤP, DƯỚI 40%.
-Máy điều hòa làm việc ổn định và tốt quá nên nó làm khô rốc không khí khi làm ngưng tụ hầu hết hơi ẩm trong không khí.
-Xoang mũi của người á châu đặc biệt đông nam á không chịu được lạnh tốt như người châu âu, người phương bắc. Vậy nên có hiện tượng là mũi của ta bị khô ở vùng xoang khiến tai-mũi-họng đau do cùng 1 bộ phận.

Cách khắc phục:
-Bác mua một máy đo độ ẩm và nhiệt độ (thường dùng cho các máy ảnh), rất rẻ tầm 50-80k có cả độ ẩm lẫn nhiệt độ để theo dõi tình hình không khí trong xe.
https://shopee.vn/Ẩm-kế-điện-tử-i.9698137.104006367
-Khi nào ẩm dưới 30% (mức khô rát) thì hãy bật gió to, tắt A/C, nếu được hãy mở điều hòa lấy gió ngoài, độ ẩm sẽ lên khoảng 50-60% là bật A/C lại.
-Nên mở điều hòa lấy gió ngoài khi đi hành trình xa để lấy không khí có ẩm cao.
-Khi nào khô mũi, đau họng nên bật gió cấp lớn nhất để tránh bị ngưng tụ hơi nước ở dàn lạnh điều hòa, lấy gió ngoài để có độ ẩm cao. Khi bật chế độ gió thấp hơi ẩm sẽ bị ngưng tụ ở dàn lạnh hết, khiến không khí bị hút ẩm nhanh chóng.

K phải mình ít ngồi máy lạnh đâu bác, mình ngồi rất nhiều luôn, làm coder mà. Ngày ngồi làm việc trong phòng máy lạnh ít nhất 9hrs (tính luôn nghỉ trưa), tối về cũng máy lạnh ngủ mà. :)
Phòng làm việc máy lạnh và phòng ngủ có diện tích lớn, độ ẩm của phòng lớn ko thể bị hút hết qua máy điều hòa có thiết kế vừa đủ cho căn phòng. Cảm giác của bạn bình thường vì độ ẩm không thể xuống ngưỡng khó chịu của người Á Châu là dưới 40% (cái này tùy người nhé). Nhưng nếu phòng ngủ của bạn chỉ 3-4m2 nhưng lắp điều hòa 1-2 ngựa gì đó, độ ẩm sẽ bị hút nhanh chóng, và bạn sẽ thấu hiểu cảm giác bị khô rốc vì thiếu độ ẩm là thế nào :)
 
  • Like
Reactions: pdtkame
Hạng B2
24/6/17
142
294
73
Bài viết quá chi tiết đúng là cái mình cần. Cám ơn bác!!!

Mình cũng đã từng bị như bác.
Nguyên nhân:
-TẤT CẢ LÀ DO ĐỘ ẨM QUÁ THẤP, DƯỚI 40%.
-Máy điều hòa làm việc ổn định và tốt quá nên nó làm khô rốc không khí khi làm ngưng tụ hầu hết hơi ẩm trong không khí.
-Xoang mũi của người á châu đặc biệt đông nam á không chịu được lạnh tốt như người châu âu, người phương bắc. Vậy nên có hiện tượng là mũi của ta bị khô ở vùng xoang khiến tai-mũi-họng đau do cùng 1 bộ phận.

Cách khắc phục:
-Bác mua một máy đo độ ẩm và nhiệt độ (thường dùng cho các máy ảnh), rất rẻ tầm 50-80k có cả độ ẩm lẫn nhiệt độ để theo dõi tình hình không khí trong xe.
https://shopee.vn/Ẩm-kế-điện-tử-i.9698137.104006367
-Khi nào ẩm dưới 30% (mức khô rát) thì hãy bật gió to, tắt A/C, nếu được hãy mở điều hòa lấy gió ngoài, độ ẩm sẽ lên khoảng 50-60% là bật A/C lại.
-Nên mở điều hòa lấy gió ngoài khi đi hành trình xa để lấy không khí có ẩm cao.
-Khi nào khô mũi, đau họng nên bật gió cấp lớn nhất để tránh bị ngưng tụ hơi nước ở dàn lạnh điều hòa, lấy gió ngoài để có độ ẩm cao. Khi bật chế độ gió thấp hơi ẩm sẽ bị ngưng tụ ở dàn lạnh hết, khiến không khí bị hút ẩm nhanh chóng.


Phòng làm việc máy lạnh và phòng ngủ có diện tích lớn, độ ẩm của phòng lớn ko thể bị hút hết qua máy điều hòa có thiết kế vừa đủ cho căn phòng. Cảm giác của bạn bình thường vì độ ẩm không thể xuống ngưỡng khó chịu của người Á Châu là dưới 40% (cái này tùy người nhé). Nhưng nếu phòng ngủ của bạn chỉ 3-4m2 nhưng lắp điều hòa 1-2 ngựa gì đó, độ ẩm sẽ bị hút nhanh chóng, và bạn sẽ thấu hiểu cảm giác bị khô rốc vì thiếu độ ẩm là thế nào :)