Hạng C
3/9/07
550
2.200
93
Mazda sẽ hồi sinh động cơ Rotary


Mazda bất ngờ tiết lộ rằng họ sẽ sớm đưa động cơ Rotary huyền thoại trở lại sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, động cơ Rotary trên xe Mazda thế hệ mới sẽ không được lắp trên những dòng xe thể thao như RX-7 hay RX-8 ngày nào, mà nó sẽ được ứng dụng vào những dòng xe điện trong tương lai của Mazda.[pagebreak][/pagebreak]

Giám đốc phụ trách mảng phát triển Hệ truyền động của Mazda - Mitsuo Hitomi cho biết động cơ Rotary rất lý tưởng để đảm nhận vai trò là máy phát điện (range extender) trên những dòng xe lai hybrid nhờ vào đặc tính nhỏ gọn, mạnh mẽ và ít rung động. Những dòng xe lai hybrid tích hợp máy điện rất phù hợp cho thị trường Bắc Mỹ bởi vì những khách hàng ở khu vực này thường sử dụng xe di chuyển quãng đường dài.

Mazda sẽ hồi sinh động cơ Rotary


Thật ra Mazda đã từng giới thiệu chiếc concept Mazda 2 TPEV sử dụng động cơ Rotary 330 cc làm máy phát vào năm 2013. Dự kiến phiên bản thương mại của động cơ Rotary đóng vai trò làm máy phát (Range Extender) sẽ ra mắt cùng lúc với mẫu xe điện đầu tiên của Mazda vào năm 2019. Nhiều khả năng tên gọi của dòng động cơ mới sẽ là SkyActiv-R.

Tuy nhiên, Hitomi cũng bật mí là Mazda hiện đang phát triển song song một động cơ Rotary khác lớn hơn, mạnh hơn và sẽ được ứng dụng vào một mẫu xe thể thao cao cấp hơn chiếc xe thể thao 2 cửa MX-5. Thử thách của việc mang trở lại động cơ Rotary lên một mẫu xe thể thao không nằm ở vấn đề thỏa mãn tiêu chuẩn khí thải mà nằm ở bài toán kinh doanh có khả thi hay không.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
21/2/17
1.566
1.691
113
44
Động cơ rotoray mà huyền thoại cái gì trời? nó là loại động cơ "khét tiếng" với rất nhiều điểm yếu và rất ít điểm mạnh. Ví dụ:
1.tỉ lệ nén thấp
2.hiệu suất nhiệt thấp (năng lượng sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu mất nhiều vào tỏa nhiệt hơn là chuyển sang động năng)
3.khí thải ra từ động cơ bẩn hơn (một phần từ 1), rất dễ thấy xe có động cơ này "xịt lửa" từ ống khí thải vì động cơ không kịp đốt hết hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong buồng đốt. Còn phải kể đến do thiết kế của loại động cơ này, dầu bôi trơn động cơ bị đốt liên tục vì phải được xịt thẳng vô trong buồng đốt để bôi trơn.
4.Tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn so với động cơ xy lanh thường (từ (1) và (2))

Có thể công nghệ bây giờ đã tiên tiến, nên khắc phục được những điểm yếu đó rồi nhưng cái này vẫn còn phải đợi thời gian trải nghiệm thực sự của người sử dụng để đưa ra kết luận.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Tuandta
Hạng D
1/7/10
2.086
1.310
133
giaotoviet.com
Không biết bác kia nói sao chứ theo em biết động cơ này không dùng Pittong, tỷ số nén cao, công suất lớn mà.
 
Hạng B2
9/1/17
179
204
43
33
Mới xem 2 cmt đầu tiên đã thấy 2 ý kiến trái lệch nhau rồi@@. Cần lắm 1 mem có hiểu biết vào đính chính quá
 
Tập Lái
26/12/16
44
61
18
37
02-Nov-28-otohui2012947.jpg


Felix Heinrich Wankel (1902 – 1988) là kỹ sư cơ khí người Đức đã sáng chế ra động cơ có piston tam giác quay tròn (rotary) hay còn đuợc gọi theo tên ông là động cơ Wankel.

02-Nov-28-otohui2012948.jpg


Động cơ Wankel 2 xy lanh.

  • Kết cấu:

    02-Nov-28-otohui2012949.jpg


    Xy lanh.
Xy lanh có dạng như thùng đàn guitar (trochoid hay epitrochoid), trong đó có một piston tam giác quay tròn. Nhờ cơ cấu ‘cam’ tròn lệch tâm (offset lobe) trên cốt máy (crankshaft), bánh răng định vị (fixed gear) trên nắp xy lanh (end piece) và vòng răng của piston (rotor gear) nên khi quay ba đỉnh của piston luôn tiếp xúc với lòng xy lanh. Để gia tăng độ bền cho động cơ, lòng xy lanh được mạ một lớp mỏng hợp kim chống ma sát.

02-Nov-28-otohui2012950.jpg


Cơ cấu nắp xy lanh và bánh răng định vị.

02-Nov-28-Rotary%20Engine4a.gif


Cơ cấu vòng răng và bánh răng định vị.

02-Nov-28-otohui2012951.jpg


Cốt máy của động cơ 2 xy lanh.

Số cam tròn lệch tâm ăn khớp với piston có trên cốt máy tương ứng với số xy lanh của động cơ. Độ lệch tâm (eccentricity) hay khoảng cách giữa tâm của cốt máy và tâm của cam tròn lệch tâm chính là cánh tay đòn tạo nên moment cho cốt máy trong thì nổ dãn. Trị số của độ lệch tâm và chuyển động tương đối giữa piston và cam lệch tâm khiến cho cốt máy quay 3 vòng trong khi piston chỉ quay 1 vòng.
02-Nov-28-otohui2012952.jpg



Phương trình cơ bản của đường cong epitrochoid:

x = e cos 3 α + R cos α

y = e sin 3 α + R sin α

Trong đó;

e: Eccentricity.

R: Khoảng cách từ tâm đến đỉnh piston.

Khi thay thế e và R bằng những trị số, hệ thống phương trình trên đây cho chúng ta tọa độ (coordinates) của những điểm nằm trên đường cong epitrochoid tương ứng với góc các quay α biến đổi từ 0 đến 360 độ.

02-Nov-28-otohui2012953.jpg


Cơ cấu xy lanh và cốt máy.

Xy lanh có những mạch chứa nước làm mát động cơ (coolant passageway) và cốt máy có những mạch nhớt ngầm làm trơn các ổ đỡ cốt máy và các vị trí tiếp xúc giữa cốt máy và piston, giữa piston và xy lanh.

02-Nov-28-otohui2012954.jpg


Piston (rotor).

Cạnh của piston (face hay flank) có những khoảng lõm (combustion chamber recess) nhằm tạo ra một hành lang thông thương giữa hai phần buồng đốt trong thì nén để nhiên liệu có thể được đốt cháy trọn vẹn.

02-Nov-28-otohui2012955.jpg


Cơ cấu piston, bánh răng định vị và xy lanh.

Các đỉnh của piston (apex) có các miếng đệm (seal) ngắn và hai mặt bên của piston có những vòng đệm có nhiệm vụ giống như xét măng (piston ring) của động cơ thường, dùng làm kín các vị trí tiếp xúc của piston và xy lanh. Các mạch nhớt ngầm bên trong cốt máy cũng sẽ đưa nhớt làm trơn đến các miếng đệm này. Ngoài ra để làm giảm độ mài mòn, vật liệu dùng chế tạo các đệm kín thường là carbon composite.

02-Nov-28-otohui2012956.jpg


02-Nov-28-otohui2012957.jpg


Piston và các đệm kín ở đỉnh và hai mặt bên.

02-Nov-28-otohui2012958.jpg


Cơ cấu cốt máy, piston và xy lanh.

02-Nov-28-otohui2012959.jpg


Động cơ tháo rời.

Nguyên lý làm việc:


02-Nov-28-otohui2012960.jpg


Thì hút (Intake):

Piston mở lỗ nạp ở nắp xy lanh, thể tích ở đây lớn dần tạo nên sức hút hỗn hợp xăng và gió (hòa khí) vào xy lanh.

Thì nén (Compression):

Hòa khí bị nén nhỏ dần khiến cho nhiệt độ và áp suất của buồng đốt tăng cao.

Thì nổ dãn (Power):

Bougie bên dưới (leading) nẹt lửa trước để đốt cháy phần lớn hòa khí tạo lực quay chủ yếu cho piston, sau khi piston quay thêm một góc khoảng từ 10 đến 15 độ bougie phía trên (trailing) nẹt lửa để đốt phần hòa khí còn lại. Do buồng đốt có dạng dẹp và dài, hệ thống 2 bougie (dual ignition) có thời điểm đánh lửa khác nhau sẽ giúp cho hòa khí được đốt cháy trọn vẹn hơn.

Bougie bên dưới nẹt lửa để đốt phần lớn hòa khí và bougie phía trên đốt phần hòa khí còn sót lại, vì thế khe hở chấu (plug gap) và đặc điểm của hai bougie này khác nhau và khi lắp ráp không thể để lẫn lộn vị trí.

Thì thoát (Exhaust):

Piston mở lỗ thoát ở vách xy lanh để khí cháy thoát ra bên ngoài.

Do 3 cạnh của piston làm việc cùng lúc lên sẽ có 3 thì nổ dãn trong một vòng quay của piston, tương ứng với 3 vòng quay của cốt máy.

Để có thể thấy được một cách cụ thể nguyên lý làm việc của loại động cơ này, các bạn có thể xem thêm ở những trang web sau:

http://auto.howstuffworks.com/rotary-engine4.htm


http://sterlingmetalworks.com/the_rotary_engine.htm


So sánh với động cơ thông thường, động cơ Wankel có các đặc điểm sau.


  • Ưu điểm:

    - Nhẹ do có nhiều bộ phận chính làm bằng hợp kim nhôm.

    - Chạy êm do có ít chi tiết chuyển động (không dùng cơ cấu cốt cam, xú páp và thanh truyền) và piston không phải đổi chiều chuyển động trong suốt quá trình làm việc.

    - Buồng đốt tạo ra xoáy lốc khi piston quay tròn nên có thể sử dụng nhiên liệu rẻ tiền, có chỉ số octane thấp.

    - Thoát nhiệt tốt.
  • Nhược điểm:

    - Chi phí sản xuất cao.

    - Suất tiêu hao nhiên liệu lớn.

    - Các đệm kín giữa piston và xy lanh bị mòn nhanh do hiệu quả bôi trơn kém.


02-Nov-28-otohui2012961.jpg


Mazda RX - 8
Mazda là chiếc xe hơi đầu tiên trang bị động cơ Wankel được sản xuất năm 1967, sau khi cho xuất xưởng nhiều kiểu xe với ký hiệu RX (Rotary Experimental) như R100, R - 2, R - 3, …. Hãng này vừa bắt buộc phải tuyên bố ngừng dây chuyền của kiểu mới nhất là RX - 8 vào tháng 6, 2012 vì doanh số đang giảm mạnh.
Theo Oto-hui
Link :https://www.oto-hui.com/diendan/threads/tat-ca-ve-dong-co-co-piston-quay-tron-rotary-engine.50079/
Youtube:https://www.youtube.com/watch?v=DRuJkcGzsdw
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
10/3/16
464
319
63
Kiên Giang
Động cơ wankel ưu điểm lớn nhất là dung tích buồn đốt nhỏ nhưng công suất rất lớn.
RX7, RX8 cùng với huyền thoại TOY Supra sẽ sớm quay trở lại thôi. Mấy chiếc này đẹp mê mệt.
 
Hạng D
21/2/17
1.566
1.691
113
44
Động cơ wankel ưu điểm lớn nhất là dung tích buồn đốt nhỏ nhưng công suất rất lớn.
RX7, RX8 cùng với huyền thoại TOY Supra sẽ sớm quay trở lại thôi. Mấy chiếc này đẹp mê mệt.

Xăng đốt không hết mà công suất lớn gì đâu

Link này phân tích ngắn gọn nè
https://www.youtube.com/watch?v=v3uGJGzUYCI

Giờ động cơ này chả ai thèm sản xuất, Mazda cũng chỉ tính làm để dùng sạc điện cho xe chạy điện của họ thôi chứ cũng không phải làm động cơ chính
 
  • Like
Reactions: Tuandta and HaiVoX
Hạng B2
2/5/16
234
191
43
Xăng đốt không hết mà công suất lớn gì đâu

Link này phân tích ngắn gọn nè
https://www.youtube.com/watch?v=v3uGJGzUYCI

Giờ động cơ này chả ai thèm sản xuất, Mazda cũng chỉ tính làm để dùng sạc điện cho xe chạy điện của họ thôi chứ cũng không phải làm động cơ chính
Bác coi nhược điểm rồi auto chê dở, coi kĩ hết đi
https://www.youtube.com/watch?v=sd6pJtR4PaY&feature=youtu.be
Nguyên nhân chính nó bị dừng sản xuất là do tiêu thụ nhiên liệu với xả thải cao thôi.
 
Hạng D
21/2/17
1.566
1.691
113
44
Bác coi nhược điểm rồi auto chê dở, coi kĩ hết đi
https://www.youtube.com/watch?v=sd6pJtR4PaY&feature=youtu.be
Nguyên nhân chính nó bị dừng sản xuất là do tiêu thụ nhiên liệu với xả thải cao thôi.
Coi hết rồi bác à ...
Mình không nói nó dở hoàn toàn, nhưng những nhược điểm của nó đủ giết chết nó rồi, ưu điểm chả bù lại được
 
  • Like
Reactions: Tuandta