Diamond Hand
28/7/09
1.615
16.838
133
Bỏ qua đạo lý, kiện thắng cha nó là cha nó di chúc cho con riêng 6 tỷ luôn nhen anh Rốt, nó chả được xơ múi gì :D
Đọc anh bạn xã hội chủ thớt chợt nhớ câu chuyện cổ về dạy con:

"Có người cha giàu có nhưng mãi ko dạy được con. Cha biết tính con có đưa bao nhiêu cũng phá nên trước khi chết cũng ko khuyên gì được. Chỉ dặn dò cơ ngơi tao để lại cố mà giữ, nếu muốn chết thì móc dây vào đây mà treo cổ.

Quả nhiên vài năm sau thằng con phá hết. Tài sản ko làm chỉ phá thì còn gì. Nó hối hận lắm nhưng giờ đã quá muộn. Nó buồn rầu móc dây lên vị trí ngày xưa ông già chỉ để ra đi. Bổng nhiên 1 cái rầm, trần nhà sập xuống với những đồng tiền vàng và 1 bức thư tâm huyết. Đấy là cơ hội cuối cùng cho nó làm lại...."

Ông già kia có thể biết tính con. Đừng đỗ lỗi do học hành. Nhiều người ko được học hành bài bản cũng ra đời như ai. Biết đâu đợi ngày đó ổng để lại cho 1/5, tầm 10 tỷ lúc đó thì sao. :D
 
Hạng B2
23/5/12
248
19.319
93
Em có đứa em xả hội, ba má nó có 3 con (2trai + 1 gái), mẹ nó đột ngột chết cách đây chắc trên 25 năm, chẳng lâu sau đó ba nó cưới vợ khác đem về sống chung ở cái nhà mà ba má nó dựng xây lúc má nó còn sống. Dợ sau đối xử với anh em nó không tốt + hoàn cảnh ba nó làm tài xế nuôi 4 con ( bà sau đẻ thêm 1 đứa con gái) nên 2 đứa con trai chả học hành tới nới tới chốn, có mỗi con em được nội ngoại trợ giúp nên tốt nghiệp được đại học cũng mới lập gia đình và có cuộc sống tạm ổn (1 phần vì đứa em này cách xa 2 anh nên tuổi lớn của nó 2 bên nội ngoại đã bớt nghèo nên trợ giúp được). Trở lại đứa em xả hội của em, nó tốt tính, mỗi tội học hành không đến nơi, đua đòi theo đám bạn hồi còn thanh thiếu niên nên giờ nó khá bấp bênh, được cái nó chưa bao giờ mất dại với em nên em quí nó, giờ nghe đâu nó lập trại nuôi gà với bạn đá gà hồi xưa của nó.

Chiện bắt đầu từ cách đây 7 năm trước, lúc đó nó nó đang ăn cơm nhà nước và có cận vệ cạnh bên mỗi ngày thì nhà nó dính vô 1 dự án, người ta đền cho ba nó hơn 7 tỏi, ba nó đem toàn bộ số tiền đó mua 1 căn nhà khác để gia đình nó chuyển đến sống. 4 năm trước, nhà nước éo chịu nuôi nữa trả về thì nó về sống chung trong cái nhà đó, đâu khoảng 3 năm trước thì em trai và em gái nó lập gia đình ra ở riêng, vậy còn ba nó - mẹ kế nó - nó - và đứa em cùng cha ở nhà đó (con nhỏ này đang học đại học, và em đánh giá nó khá mất dạy). Một ngày đẹp trời ba nó báo nó là ổng bán nhà rồi, kêu nó dọn dẹp kiếm chỗ ở để giao nhà cho người ta, ba nó nói thêm là ba nó có thuê 1 căn nhà để ở tạm nếu nó éo có chỗ thì có thể về ở chung với ổng. Nó phần vì dận ba nó bán nhà mà éo báo, phần vì cái nhà ba nó thuê khá nhỏ nên nó lại ... bụi đời lần nữa ở U40. :(:(:(

Ba nó bán cái nhà đó được hơn 12 tỏi, ổng ôm luôn tiền đó 1 phần mua đất đai khác, 1 phần để ngân hàng để chi tiêu và trả tiề thuê nhà.

Giờ em hỏi là nó có thể kiện ba nó để đòi phần thừa kế cho nó và 2 em ruột nó không ? Em biết nó chả đáng bao nhiêu, nhưng nhìn nó khổ sở vì cho rằng tài sản má nó góp công lớn đang trôi dần hết về phía má kế và em ghẻ của nó, những người đẩy cha con nó ngày càng xa nhau thì thấy cũng ... cay đắng lắm. :(:(:(
Ca này chắc khó roài!!!
 
Hạng C
20/1/18
533
75.708
103
Dù cho cha di chúc hết 6t cho 1 đứa, thì những đứa con khác vẫn có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

Pháp luật nước ta rất nhân văn ở chỗ này.
Không phải vậy đâu a, a hiểu nhầm rồi.
Nếu có di chúc, sẽ chia ra 2 trường hợp.
1. Những người thừa kế theo di chúc
2. Thừa kế KHÔNG phụ thuộc nội dung di chúc.
Ở đây sẽ có những người được mặc nhiên hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Cha mẹ, vợ, Con chưa thành niên và con thành niên nhưng mất sức lao động. Mặc dù di chúc để lại không có phần nhưng vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế.
Vì vậy nếu cha mẹ để lại di chúc cho một người, những người con còn lại không phải là người chưa thành niên, hoặc thành niên và không mất sức lao động thì sẽ không được hưởng thừa kế.
Tham khảo điều 644 BLDS 2015
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
160.384
113
www.phindeli.com
Không phải vậy đâu a, a hiểu nhầm rồi.
Nếu có di chúc, sẽ chia ra 2 trường hợp.
1. Những người thừa kế theo di chúc
2. Thừa kế KHÔNG phụ thuộc nội dung di chúc.
Ở đây sẽ có những người được mặc nhiên hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Cha mẹ, vợ, Con chưa thành niên và con thành niên nhưng mất sức lao động. Mặc dù di chúc để lại không có phần nhưng vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế.
Vì vậy nếu cha mẹ để lại di chúc cho một người, những người con còn lại không phải là người chưa thành niên, hoặc thành niên và không mất sức lao động thì sẽ không được hưởng thừa kế.
Tham khảo điều 644 BLDS 2015
Mình hiểu giống anh nói.
Nhưng mình làm biếng không gõ dài.
 
Hạng D
4/5/12
4.401
26.585
175
Không phải vậy đâu a, a hiểu nhầm rồi.
Nếu có di chúc, sẽ chia ra 2 trường hợp.
1. Những người thừa kế theo di chúc
2. Thừa kế KHÔNG phụ thuộc nội dung di chúc.
Ở đây sẽ có những người được mặc nhiên hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Cha mẹ, vợ, Con chưa thành niên và con thành niên nhưng mất sức lao động. Mặc dù di chúc để lại không có phần nhưng vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế.
Vì vậy nếu cha mẹ để lại di chúc cho một người, những người con còn lại không phải là người chưa thành niên, hoặc thành niên và không mất sức lao động thì sẽ không được hưởng thừa kế.
Tham khảo điều 644 BLDS 2015
Vâng vì vậy nếu ông bà chết sau thì còn vui hơn nữa khi cô bác chú dì tham gia vào tờ giấy kaka