Kính chống chói cho ô tô ngày và đêm có giúp bạn điều này?
<h2> - Lái xe an toàn vào ban đêm phụ thuộc rất nhiều vào sự cảnh giác của tài xế đối với các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.</h2>
Không có chiếc xe tồi, chỉ có người lái thiếu kinh nghiệm mà thôi. Đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm, không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để bảo vệ sự an toàn của bản thân cũng như người khác. Nhìn chung, lái xe an toàn vào ban đêm phụ thuộc rất nhiều vào sự cảnh giác của tài xế đối với các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.
Nguy cơ của việc lái xe vào ban đêm
Theo khảo sát của một tổ chức an toàn phi chính phủ, tỉ lệ tử vong gây ra bởi các vụ tai nạn do lái xe vào ban đêm cao gấp 3 lần so với ban ngày. Điều này thực sự đáng lo ngại vì khi màn đêm buông xuống, số lượng tài xế tham gia giao thông đã giảm rất nhiều so với ban ngày.
Vấn đề then chốt dẫn đến tình trạng trên chính là tầm nhìn của người lái xe vào ban đêm. Hầu như 90% phản ứng đối với các tình huống phát sinh trên đường của tài xế là phụ thuộc vào tầm nhìn.
Khi lái xe vào ban ngày, việc ánh sáng mặt trời cộng hưởng với những tia nắng chói chang trực tiếp chiếu vào khoang lái không những khiến cảm nhận màu sắc và tầm nhìn xung quanh của người lái giảm mà còn kéo theo sự mệt mỏi và căng thẳng của đôi mắt trong suốt hành trình khiến cho khả năng phán đoán tình huống cũng kém đi đáng kể.
Khi lái xe vào ban đêm, các tài xế phải căng mắt ra để cố gắng nhận dạng mọi vật thể trôi qua vùn vụt trước mui xe và hai bên. Việc khó chịu nhất vẫn là cái đèn xe, nhiều khi đá đèn mà xe ngược chiều vẫn không hạ cho. Có những xe độ đèn sáng rực làm lóa mắt không thấy gì cả , điều này dễ làm mất phương hướng và lạc tay lái.
Buổi đêm cũng cũng là lúc những gã lái xe say khướt và các loài động vật thả rông hoặc hoang dã xuất hiện trên đường nhiều hơn. Lái xe vào ban đêm giống như khi bạn chơi một trò chơi, các chướng ngại vật sẽ xuất hiện một cách đột ngột và liên tiếp để thử thách phản xạ cũng như độ tập trung của bạn.
Tất cả những điều trên tạo lên những sức ép không hề nhỏ vào đôi mắt của các bác tài xế.
Thật may mắn vì vẫn có rất nhiều biện pháp phòng ngừa hữu hiệu dành cho các tài xế mỗi khi phải lái xe vào ban đêm. Sau đây là một vài gợi ý.
Mẹo lái xe an toàn vào ban đêm
Bật đèn pha sớm trước khi hoàng hôn khoảng 1 giờ và thêm 1 giờ nữa sau khi đã bình minh để tăng tầm nhìn trong trường hợp lái xe đường dài xuyên đêm đồng thời không có sự hỗ trợ của đèn đường.
Hãy chắc chắn hai bóng đèn pha được chiếu thẳng hàng với nhau. Bóng đèn pha bị lệch có thể giảm tầm chiếu sáng của cụm đèn và không tạo được vùng sáng đảm bảo an toàn mỗi khi có xe ngược chiều tiến đến.
Thường xuyên kiểm tra các loại đèn chiếu sáng và đặc biệt là đèn xi-nhan, báo phanh, để đảm bảo chúng hoạt động bình thường và phát huy tác dụng vào ban đêm.
Lau sạch các vết bám bẩn ở mặt trong kính chắn gió để giảm thiểu hiện tượng lóa sáng khi có ánh đèn chiếu từ hướng đối diện.
Chuyển sang chế độ chiếu gần (cos) khi đi trong điều kiện sương mù. Bật đèn sương mù đối với các xe được trang bị.
Kiểm soát chiếc xe trong tầm chiếu sáng của đèn pha. Nói cách khác, hãy giảm tốc độ nếu có thể để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ.
Chuyển chế độ đèn pha sang chiếu gần (cos) nếu bạn đi sau một chiếc xe khác để ánh sáng từ xe bạn không làm chói mắt người lái xe phía trước qua gương chiếu hậu. Khi bị chói, họ gần như không thể quan sát được gì ở phía sau.
Để tránh bị chói mắt bởi các xe ngược chiều, khi lái xe bạn nên tập trung ánh mắt hướng về phía bên phải của cung đường mình đi.
Chú ý các biển cảnh báo gặp trên đường. Hãy chủ động nháy đèn và quan sát tín hiệu nháy đèn của các xe ngược chiều khi sắp vào các cung đường cua góc khuất hoặc mấp mô như đường đồi, núi.
Tuyệt đối không chủ quan hoặc cố gắng lái xe khi có hiện tượng mỏi mắt. Hãy tạm dừng xe lại và thực hiện vài động tác thể dục. Nếu vẫn không giải quyết được, hãy tìm một nơi dừng an toàn và ngủ một giấc ngắn để mắt được nghỉ ngơi.
Chú ý những loài động vật sống bầy đàn khi chúng băng qua đường. Hãy giảm tốc độ và chú ý quan sát, bởi có thể còn nhiều con ẩn nấp và chuẩn bị lao ra đường ngay sau khi có một con băng qua trước mũi xe bạn.
Không chủ quan với thị lực của bạn. Các cuộc kiểm tra thị lực phải được tiến hành một cách thường xuyên đối với các lái xe, ít nhất 3 năm một lần đối với người lái dưới 40 tuổi; ít nhất 2 năm một lần đối với người cầm lái tuổi từ 41-60. Con số tương ứng với các tài xế nhiều hơn 60 tuổi là 1 năm/lần.
Đừng chủ quan khi bạn có khả năng quan sát tốt vào ban ngày vì thị lực của bạn vẫn có thể sẽ gặp vấn đề vào ban đêm. Khi đó, bạn nên chuẩn bị sẵn một cặp kính có phủ lớp chống lóa để sử dụng vào ban đêm.