Như vậy là nếu khi mình đổ xăng thì lên đổ vào buổi tối là tốt nhất hả bác văn quânvanquan1310 nói:Số 10: Đổ sầu đổ dăng!!! Hay đổ xằng đổ dâu !!!
"Đồng tiền đi liền khúc ruột", là câu của ông chủ còn tài xế thì "Xăng dầu đi liền nhiều khúc ruột ", ruột non ruột già ruột nam ruột nữ.
Nói thế để thấy chi phí xăng dầu chiếm một phần lớn trong hoạt động của xe. Nhiều khi bị bóp cổ lúc nào cũng không hay vẫn vui cười hềnh hệch là cánh bác tài.
Tại mỹ thì vấn đề xăng dầu được tranh cãi thường xuyên và liên tục có các buổi điều trần về việc xác định nhiệt độ xăng dầu và thể tích của nó để bảo vệ người tiêu dùng. Ở mình thì chả thấy nói năng chi sất.
Khi mua vào thì các ông toàn tính theo tấn. Ấy thế mà khi bán ra họ lại tính theo lít mới choáng!! Vì sao như thế ? xin thưa là vì nhiệt độ và áp xuất thay đổi sẽ làm cho thể tích thay đổi còn trọng lượng thì nó vẫn thế, ngoài ra qui ước khi đong đo mua bán xăng dầu quốc tế xác định ở tiêu chuẩn 16 độ C.
Áp dụng cho HCM thì nhiệt độ thường từ 24 đến 34 độ C. Như vậy níu bán theo lít thì cũng chênh kha khá, cụ thế là khoảng 1,5 % nếu cùng áp xuát, còn khác áp xuất nữa thì hông biết bi nhiêu.
Để tính một bài toán đơn thuần thì khi đổ 100 lít ở buổi trưa thì chỉ nhận được 98,5 lít so với đổ vào buổi tối, vị chi mỗi lần đổ không đúng lúc sẽ mất 1 ly cà phê sữa đá và một dĩa cơm sườn ngon lành.
quân.
hi ô tô lao xuống nước, tài xế và những người trên xe cần phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi xe theo những cách dưới đây.
1 - Bình tĩnh
Ngay sau khi xe lao xuống nước, rất nhiều người sẽ trở nên hoảng loạn, khiến sự việc càng trở nên tồi tệ. Sự hoảng loạn khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, kèm theo việc lãng phí nhanh chóng chút không khí ít ỏi còn lại trong xe. Vì lẽ đó, bạn cần phải giữ bình tĩnh để tìm cách thoát khỏi chiếc xe gặp nạn.
Chú ý tháo dây an toàn. Ảnh: WikiHow.
2 - Tháo dây an toàn:
Giáo sư, tiến sĩ Gordon Geisbrecht, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cơ thể dưới nước lạnh cho biết, dây an toàn là cứu cánh của người sử dụng xe hơi nhưng khi chiếc xe rơi xuống nước, nhiều người lại quên sự hiện diện của nó trong cơn hoảng loạn. Vì thế, giáo sư Geisbrecht đưa ra tiêu chí: Dây an toàn, trẻ em, cửa sổ, thoát ra ngoài (S-C-W-O) và khuyên những người sử dụng xe hơi nên thuộc chúng.
Sau khi tháo dây an toàn cho bản thân, cần phải ngay lập tức tháo dây, móc khóa cho những đứa trẻ trên chiếc xe hơi gặp nạn. Bạn không nên lãng phí thời gian vào việc kêu cứu bằng điện thoại di động trong tình huống nguy cấp đó.
Mở hết các cửa sổ nhanh nhất có thể. Ảnh: WikiHow
3: Mở tất cả các cửa sổ
Theo khuyến cáo của giáo sư Giesler, bạn nên mở tất cả các cửa sổ ngay sau khi xe hơi gặp nạn. Hệ thống điện của xe ô tô có thể hoạt động trong khoảng 3 phút sau khi bị ngâm nước nên các cửa kính vẫn có thể hạ tự động sau khi xe rơi xuống nước. Tuy nhiên, nên mở cửa sổ ngay lập tức khi tai nạn xảy ra. Trong trường hợp những người trên xe quên điều này, họ hãy thử mở cửa bằng hệ thống điều khiển điện tử ngay khi chợt nhớ ra.
Khi ô tô chìm dưới nước, chênh lệch áp suất sẽ khiến việc mở cửa các cánh cửa trở nên khó khăn. Nếu quên cửa kính mà chỉ tập trung vào các cửa chính, nhiều người có thể mất cơ hội thoát thân trong tình thế nguy cấp. Trong các thí nghiệm với khoảng 30 chiếc xe, giáo sư Giesler nhận thấy việc mở cửa kính giúp các phương tiện nổi trong khoảng 30 giây tới 2 phút trong khi mở cửa chính chỉ giúp chiếc xe nổi 5 tới 10 giây. Nếu nhiều người ngồi trên xe, việc mở cửa chính phía tài xế khiến những người phía sau không có cơ hội thoát thân.
Một số lý thuyết cho rằng chúng ta nên chờ khi xe chìm xuống đáy nước rồi bình tĩnh thoát ra. Trong chương trình “Mythbusters” của kênh Discovery, các chuyên gia chứng minh việc cho xe chìm hẳn xuống đáy nước và thoát ra hiệu quả hơn so với những các khác. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, không ai có thể xác định được độ sâu nơi chiếc xe đang chìm. Nếu chờ quá lâu, những người trên xe có thể chết vì dưỡng khí cạn kiệt.
Nếu cửa sổ bị kẹt, cần phải phá vỡ các tấm kính. Ảnh: WikiHow.
4- Phá cửa sổ nếu không mở được
Phá các cửa sổ. Trong trường hợp không thể mở cửa sổ hoặc nó chỉ mở nửa chừng, nạn nhân cần tìm cách phá vỡ các tấm kính để thoát ra ngoài. Nếu không thấy đồ chuyên dụng, bạn hãy dùng chân để đạp các tấm kính.
Trong trường hợp không thấy các vật cứng, nặng, giày cao gót cũng được xem là phương tiện hữu hiệu để phá vỡ cửa kính xe hơi trong trường hợp nguy cấp. Bạn cần tập trung lực vào một điểm để phá vỡ kính, chứ không nên phá cả kính chắn gió vì nó được thiết kế để chống va đập.
Thoát khỏi xe ngay lập tức khi cửa kính vỡ. Ảnh: WikiHow.
5 - Trong trường hợp xe chưa chìm hẳn
Khi phá vỡ được cửa sổ, bạn cần hít thở thật sâu và bơi ra ngoài ngay lập tức.
Khi thoát khỏi xe, bạn không nên đạp chân bởi nó có thể làm bị thương những người thoát ra phía sau.
Thoát khỏi xe khi xe đã chìm. Ảnh: WikiHow.
6 - Trong trường hợp xe đã chìm
Khi xe chìm, nước đang tràn vào nhưng không khí vẫn còn, vì thế bạn nên hít thở chậm và sâu.
Khi xe chìm trong nước hoàn toàn, bạn hãy mở cửa chính bằng tay hoặc chìa khóa nếu thiết bị điện tử còn hoạt động. Trong trường hợp cửa kẹt, bạn nên tìm cửa khác hoặc thoát ra qua cửa sổ.
Tìm cách bơi lên mặt nước nhờ bóng khí hoặc ánh sáng. Ảnh: WikiHow.
7- Bơi lên mặt nước thật nhanh
Khi thoát khỏi xe, bạn nên bơi lên mặt nước càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp mất phương hướng, bạn có thể dựa vào ánh sáng hoặc hướng di chuyển của các bóng khí để xác định mặt nước.
Trong quá trình bơi lên, bạn cần chú ý tránh các chướng ngại vật hoặc tàu thuyền qua lại. Nếu mặt nước đóng băng, bạn nên tìm chỗ xe rơi xuống để ngoi lên.
Bạn sẽ cần tìm điểm bám víu nếu đang bị thương hoặc kiệt sức.
1 - Bình tĩnh
Ngay sau khi xe lao xuống nước, rất nhiều người sẽ trở nên hoảng loạn, khiến sự việc càng trở nên tồi tệ. Sự hoảng loạn khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, kèm theo việc lãng phí nhanh chóng chút không khí ít ỏi còn lại trong xe. Vì lẽ đó, bạn cần phải giữ bình tĩnh để tìm cách thoát khỏi chiếc xe gặp nạn.
Chú ý tháo dây an toàn. Ảnh: WikiHow.
2 - Tháo dây an toàn:
Giáo sư, tiến sĩ Gordon Geisbrecht, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cơ thể dưới nước lạnh cho biết, dây an toàn là cứu cánh của người sử dụng xe hơi nhưng khi chiếc xe rơi xuống nước, nhiều người lại quên sự hiện diện của nó trong cơn hoảng loạn. Vì thế, giáo sư Geisbrecht đưa ra tiêu chí: Dây an toàn, trẻ em, cửa sổ, thoát ra ngoài (S-C-W-O) và khuyên những người sử dụng xe hơi nên thuộc chúng.
Sau khi tháo dây an toàn cho bản thân, cần phải ngay lập tức tháo dây, móc khóa cho những đứa trẻ trên chiếc xe hơi gặp nạn. Bạn không nên lãng phí thời gian vào việc kêu cứu bằng điện thoại di động trong tình huống nguy cấp đó.
Mở hết các cửa sổ nhanh nhất có thể. Ảnh: WikiHow
3: Mở tất cả các cửa sổ
Theo khuyến cáo của giáo sư Giesler, bạn nên mở tất cả các cửa sổ ngay sau khi xe hơi gặp nạn. Hệ thống điện của xe ô tô có thể hoạt động trong khoảng 3 phút sau khi bị ngâm nước nên các cửa kính vẫn có thể hạ tự động sau khi xe rơi xuống nước. Tuy nhiên, nên mở cửa sổ ngay lập tức khi tai nạn xảy ra. Trong trường hợp những người trên xe quên điều này, họ hãy thử mở cửa bằng hệ thống điều khiển điện tử ngay khi chợt nhớ ra.
Khi ô tô chìm dưới nước, chênh lệch áp suất sẽ khiến việc mở cửa các cánh cửa trở nên khó khăn. Nếu quên cửa kính mà chỉ tập trung vào các cửa chính, nhiều người có thể mất cơ hội thoát thân trong tình thế nguy cấp. Trong các thí nghiệm với khoảng 30 chiếc xe, giáo sư Giesler nhận thấy việc mở cửa kính giúp các phương tiện nổi trong khoảng 30 giây tới 2 phút trong khi mở cửa chính chỉ giúp chiếc xe nổi 5 tới 10 giây. Nếu nhiều người ngồi trên xe, việc mở cửa chính phía tài xế khiến những người phía sau không có cơ hội thoát thân.
Một số lý thuyết cho rằng chúng ta nên chờ khi xe chìm xuống đáy nước rồi bình tĩnh thoát ra. Trong chương trình “Mythbusters” của kênh Discovery, các chuyên gia chứng minh việc cho xe chìm hẳn xuống đáy nước và thoát ra hiệu quả hơn so với những các khác. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, không ai có thể xác định được độ sâu nơi chiếc xe đang chìm. Nếu chờ quá lâu, những người trên xe có thể chết vì dưỡng khí cạn kiệt.
Nếu cửa sổ bị kẹt, cần phải phá vỡ các tấm kính. Ảnh: WikiHow.
4- Phá cửa sổ nếu không mở được
Phá các cửa sổ. Trong trường hợp không thể mở cửa sổ hoặc nó chỉ mở nửa chừng, nạn nhân cần tìm cách phá vỡ các tấm kính để thoát ra ngoài. Nếu không thấy đồ chuyên dụng, bạn hãy dùng chân để đạp các tấm kính.
Trong trường hợp không thấy các vật cứng, nặng, giày cao gót cũng được xem là phương tiện hữu hiệu để phá vỡ cửa kính xe hơi trong trường hợp nguy cấp. Bạn cần tập trung lực vào một điểm để phá vỡ kính, chứ không nên phá cả kính chắn gió vì nó được thiết kế để chống va đập.
Thoát khỏi xe ngay lập tức khi cửa kính vỡ. Ảnh: WikiHow.
5 - Trong trường hợp xe chưa chìm hẳn
Khi phá vỡ được cửa sổ, bạn cần hít thở thật sâu và bơi ra ngoài ngay lập tức.
Khi thoát khỏi xe, bạn không nên đạp chân bởi nó có thể làm bị thương những người thoát ra phía sau.
Thoát khỏi xe khi xe đã chìm. Ảnh: WikiHow.
6 - Trong trường hợp xe đã chìm
Khi xe chìm, nước đang tràn vào nhưng không khí vẫn còn, vì thế bạn nên hít thở chậm và sâu.
Khi xe chìm trong nước hoàn toàn, bạn hãy mở cửa chính bằng tay hoặc chìa khóa nếu thiết bị điện tử còn hoạt động. Trong trường hợp cửa kẹt, bạn nên tìm cửa khác hoặc thoát ra qua cửa sổ.
Tìm cách bơi lên mặt nước nhờ bóng khí hoặc ánh sáng. Ảnh: WikiHow.
7- Bơi lên mặt nước thật nhanh
Khi thoát khỏi xe, bạn nên bơi lên mặt nước càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp mất phương hướng, bạn có thể dựa vào ánh sáng hoặc hướng di chuyển của các bóng khí để xác định mặt nước.
Trong quá trình bơi lên, bạn cần chú ý tránh các chướng ngại vật hoặc tàu thuyền qua lại. Nếu mặt nước đóng băng, bạn nên tìm chỗ xe rơi xuống để ngoi lên.
Bạn sẽ cần tìm điểm bám víu nếu đang bị thương hoặc kiệt sức.
vanquan1310 nói:Số 6: Ặc .. ặc .. hôi quá vậy anh ọt .. ọt !!!
Quả nhiên ! Gừng càng già ... càng cay.
Xe càng cũ ... càng hôi....
Cũ roài thì mỗi xe đều có một mùi hương rất đặc trưng của nó, chẳng xe nào giống xe nào. Bác tài thì bảo xe thơm thế mà chân dài lại bảo hôi ! Hôi là hôi thế nào nhỉ !
Thiệt tình là cũng có tí chút, thường thì ae nhà ta áp dụng cưỡng chế bằng cách cho vào một lọ rõ to dầu thơm hàng hiệu, đối với một số người thì sẽ cảm thấy thoải mái nhưng số còn lại thì mệt vì đủ thứ hương ngũ vị đặc quánh, lên xe chưa kịp gài cần số mà em đã ọt ọt đầy ghế tội nghiệp tại yếu hay say xe.
Rõ ràng việc giải quyết mùi trên xe khá nan giải, mỗi người mỗi cách nhưng để giải quyết hiệu quả nhất vẫn là đúng nguyên nhân của nó.
Thường thì tác nhân gây mùi bao gồm:
Thứ nhất do con người (bác tài nào lâu lâu tổng tấn công nổi dậy dội nước một lần thì để ý).
Thứ hai do xe bị dột nước, nặng mùi vi khuẩn và nấm mốc.
Thứ ba do hóa chất trong xe (đủ loại dầu thơm, keo dán, sơn, dầu nhớt, thuốc xịt muỗi ...)
Thứ tư do da kém chất lượng thuộc chưa kỹ.
Thứ năm có xác động vật không mời mà đến.
Mình giải quyết tuần tư nhé.
Cái thứ nhất : em xin thua, chỉ có bà cả trị được thui.
Cái thứ hai : Nhiều người cho rằng xe hôi là do thấm nước. Xin nói là bản thân nước không có mùi hôi nhưng vì đó là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển, vi khuẩn chết, nấm chết nên bốc mùi.
Có 2 cách xử lý:
- Nếu nhà có điều kiện có máy hút ẩm mini, lái xe ra nắng trưa, bật máy hút ẩm để khử hết nước. Sau đó dùng máy tạo ozon (bà cả thường dùng để rửa rau) cho chạy trong xe để diệt hết nấm và vi khuẩn còn lại (ozon là khí độc vì vậy trước khi lái xe cần mở hết cửa để tí cho thông thoáng)
- Nếu không có máy móc thì dàn lạnh trên xe cũng có khả năng làm khô nội thất xe, lấy một miếng vải gói một ít than trong bếp nhét vào gầm ghế để khử ẩm, đốt một cây nến to để khử mùi.
Nhớ là khi làm khô xe xong thì tìm cho ra nguyên nhân xe thấm nước, xem có dột hay bị nước len qua cửa hay dàn gầm có lỗ nào cho nước vào không, để xử lý cho hết). Trường hợp nguyên nhân là do xe bị ngập nước cống thì mau mau mang ra tiệm cho họ lột hết nội y rồi giặt hấp phơi kỹ đó nhé, đừng dùng theo các cách trên.
Cái thứ ba : Em cũng hông biết phải làm thao !!!
Cái thứ tư : Trường hợp da thuộc chưa kỹ, kém chất lượng. Nêu nghe có mùi thì dùng các bình dưỡng da để lau, một thời gian sẽ không còn mùi nữa.
quân.
Em có cách này để khử mùi xe tuyệt hảo mà còn giải quyết lun cái zụ say xe cho các mợ lun nè.
Đó là Xông Trầm!
Các bác cứ lên google search lò xông trầm là ra ngay...khoảng 7 8 trăm gì 1 cái cộng thêm 1 hộp trầm hương thiệt nữa khoảng 600k/hộp xài đc 2 tháng. Bảo đảm vừa tốt cho sức khoẻ mà vừa khử đc khí độc cũng như mùi khó chịu liền.
Tính ra từ lúc sắm xe tới giờ thì mua lò xông trầm là việc làm lấy điểm nhất của e với zợ cả đó. kakak
Chắc là tiêm tạp hoá gần nhà bác ấy có bán lọ nước sơn,còn gần nhà bác Tphuc thì bán bia Heineken k àh!hihi.
Vụ này em cũng hay làm dù xe đưa đứt, xe em thì cứ số 5 (vì đi đường trường) thì 1500->60, 2000 ->80 , 3000->100GauDong nói:Thớt của bác vanquan1310 hay quá, GauDong đã học hỏi được nhiều. Nay xin góp thêm một mẹo vặt cho xe cũ:
Canh tốc độ bằng đồng hồ tua máy:
Cuối tháng 10/2009, GauDong có chuyến công tác vào TP.HCM. Vừa mới ra khỏi nhà được vài chục km, đồng hồ công tơ mét nghỉ khỏe. Ghé vào 2 tiệm sửa xe lớn dọc đường: 1 tiệm bận quá không làm. Đến tiệm thứ 2, chú thợ nhòm xuống gầm xe rồi bảo E không có dây thay. Thấy GauDong có vẻ lo lắng (mà lo thật, còn cả chặng đường dài phía trước, không biết tốc độ bao nhiêu thì dễ bị XXX thịt lắm); chú thợ nói xe A còn đồng hồ tua máy, canh theo nó mà chạy.
A! chú mày nói có lý. GauDong bật Vietmap của di động lên và canh ở số 4 (số max của V2): vòng tua 3.000 v/ph ~ 80 km/ giờ, 2.000 v/ph ~ 50 km/ giờ, 1.500 v/ph ~ 40 km/ giờ. GauDong cứ thế mà vi vu suốt bao nhiêu ngày ở Đồng Nai, Bà Rịa, Sài Gòn; cho đến khi vào 1 garaga ở Sài Gòn mới sửa dây công tơ mét. Đối với xe cũ của chúng ta, không gì là không thể xảy ra. Do vậy có chút kinh nghiệm nhỏ hầu các bác: Khi còn đủ 2 đồng hồ: tốc độ & tua máy; các bác nên liếc qua & ghi nhớ vòng tua máy ở số 4 hoặc 5 của xe tương ứng với các tốc độ sau:
80 km/ giờ: Tốc độ tối đa cho phép ngoài đường trường
50 km/ giờ: Tốc độ tối đa cho phép trong khu dân cư
40 km/ giờ: Một vài nơi có cắm cái biển này.
Phòng khi đồng hồ công tơ mét bị hư dọc đường mà chưa sửa được hay không có dây thay; thì ta vẫn đi được, không ngại XXX bắn tốc độ.
Em thì chuyên phục hồi lại ghế da cũ bị rách,trầy,xước,phai màu không cần bọc lại. Nếu bác nào muốn phục hồi mới lại hoặc đổi màu ghế mà vẫn giữ bộ da zin thì cứ alo em. Bên em sử dụng dòng sản phẩm Furniture Clinic nhập khẩu từ Anh. Các bác có thể tham khảo trang: tmahomecare.com hoặc alo em PHƯƠNG - 0938.400.988