Hạng B2
30/10/12
354
389
63
32
25 mẹo chữa các bệnh "vặt" tuyệt hay

[xtable=border:0]
{tbody}
{tr}
{td}
Từ xa xưa, ông bà ta đã có những “bí kíp” chữa các loại bệnh thông thường… không giống ai, nhưng lại rất hay và hiệu quả.



1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè: Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt. Nên nhớ một điều: Nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
2. Mắt nhắm không khít: Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
3. Mũi nghẹt cứng: Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán, từ giữa trán đến đầu đôi lông mày, độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được: Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày, cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
25-meo-chua-cac-benh-vat-tuyet-hay-20150326094842245-1.jpg

Bị đau bả vai, dùng đầu ngón trỏ gõ vài chục cái vào đầu lông mày (bên bị đau) là vai hết đau ngay
5. Bong gân, trật khớp cổ tay: Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác, phản chiếu đúng cổ tay).
6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân: Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
7. Bắp chân bị chuột rút: Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, chuột rút hết liền. Nhớ chuột rút chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
8. Tê gót chân: Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
9. Đầu gối đau nhức: Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
25-meo-chua-cac-benh-vat-tuyet-hay-20150326094842245-2.jpg

Hơ ngải cứu lên cùi chỏ (khuỷu tay) cùng bên, là đầu gối hết đau ngay chỉ trong vài phút
10. Bị táo bón lâu ngày: Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút, khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy.
11. Nhức đầu: Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Thử làm xem.
Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
25-meo-chua-cac-benh-vat-tuyet-hay-20150326094842245-3.jpg

Chỉ cần hơ mu bàn tay (đã nắm lại) lên ngải cứu vài phút, là chấm dứt ngay cơn nhức đầu
Cách làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.
12. Mất ngủ: Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc, đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu): Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay.
14. Bí tiểu: Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (ụ cằm phản chiếu bàng quang). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh.
25-meo-chua-cac-benh-vat-tuyet-hay-20150326094842245-4.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=border:0]
{tbody}
{tr}
{td}
Vuốt cằm, có thể chữa bệnh bí tiểu và đái dầm ở trẻ em, hiệu quả chỉ trong 10 phút
15. Nấc cụt: Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”: Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày, độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin.
Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt cấp kỳ.
16. Đau bụng: Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau: Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút. Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút. Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung: Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần. Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
19. Đau khớp háng: Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân: Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
21. Đau bụng kinh: Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ: Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau. Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
25-meo-chua-cac-benh-vat-tuyet-hay-20150326094842245-5.jpg

Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần, có thể "đuổi" nhanh cơn ho kéo dài
23. Huyết áp cao: Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp: Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng: Dùng hai đầu ngón tay, ngón trỏ và ngón giữa, để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
theo: tuoiyeusuckhoe.vn
 
Hạng B1
25/6/14
65
19
8
46
Chẳng may bị bỏng nước sôi
Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay
Chẳng may dầm đâm vào tay
Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ
Vôi bắn vô mắt bất ngờ
Nước đường hãy nhỏ không chờ đợi ai
Nhức răng cắm ngậm rừng tươi
Hoặc múi tủi nướng ở nơi đau liền
Khi bị hóc xương chớ kêu
Ngâm viên C xương sẽ tiêu dần dần
Viêm họng uống nước rau cần (vắt nước)
Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau
Máu cam chảy bày cho nhau:
Cục bông tấm giấm nhét vào hết ngay
Trái nhau chị vị thuốc hay
Đắp vào mục cóc ít ngày khỏi thôi

ST
copy làm của để dành
 
  • Like
Reactions: khongthuong
Hạng B1
25/6/14
65
19
8
46
Bác nào bị mụn cóc trong lòng bàn tay, bàn chân như thế này, đốt điện, chấm ni tơ chưa chắc đã khỏi mà còn để lại sẹo. Dùng lá tía tô giã nát đắp lên mụn, lấy băng keo quấn lại, để qua đêm, trong vòng 1 tuần sẽ khỏi và ko để lại dấu vết gì. Trước khi đắp dùng dũa móng tay sạch để mài bớt lớp da cho mõng để nước tía tô có thể thấm sâu xuống chân mụn. E thử và đã thành công nên chia sẽ cho mọi người.
mun-coc2.jpg
[/Q
UOTE]
tks bác đã chia sẻ, iem cũng bị nổi mụn cóc ngay vị trí này. Rất khó chịu, cảm giác hay bị vướng víu
 
  • Like
Reactions: khongthuong
Hạng B2
30/10/12
354
389
63
32
Chữa viêm xoang

Y học cổ truyền có lưu lại vài bài thuốc sử dụng mướp khía để chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng để tự điều trị tại nhà.
Viêm xoang là căn bệnh không chỉ gây khó, đau đớn cho người bệnh mà còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Bài thuốc từ cây mướp khía có thể là giải pháp giúp người bệnh tự điều trị bệnh tại nhà.
1. Mô tả:
Mướp khía còn gọi là mướp tàu, tên khoa học là Luffa acutangula Roxb., thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae.
Mướp khía là loại cây thân thảo có thân leo dài 3 - 6m, phân làm nhiều nhánh. Thân mướp khía có đường kính khoảng 2cm, có nhiều rãnh.
Lá mướp khía là dạng lá đơn mọc so le, màu xanh lục, lá hình tim, mép có răng cưa to, tua cuốn chia 5 nhánh tương tự như mướp ta.
Hoa mướp khía cũng bao gồm hoa đực, hoa cái. Hoa đực mọc thành chùm, cánh hoa màu vàng, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc.
Quả mướp khía hình chùy dài 30 - 40cm, đường kính 7 - 10cm, có 10 cạnh nhọn dọc theo quả.
Hạt mướp khía khi chín màu đen, sần sùi.
Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây mướp khía đều có thể dùng làm thuốc nhưng thu hái ở những thời điểm khác nhau.
- Quả mướp khía thu hoạch vào thời điểm quả chín vào mùa hè, mùa thu, khi vỏ đã bắt đầu có màu vàng và có xơ trong ruột. Quả mướp khía hái về bỏ vỏ, hạt, lấy cơ phơi khô, khi làm thuốc gọi là ty qua lạc.
- Lá và dây mướp khía thu hái vào mùa hè thu.
songkhoe.net.1432878374.jpg

2. Dược tính:
Đông y chia ra các bộ phận khác nhau của mướp khía thì có dược tính và công dụng khác nhau:
Ví dụ như xơ mướp khía thì có vị ngọt, tính bình, tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng.
Lá mướp khía có vị đắng và chua, tính hơi hàn, tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt, giải độc.
Hạt mướp khía có vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu nhiệt hóa đàm, nhuận táo, sát trùng.
Rễ mướp khía có vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Dây mướp khía có vị ngọt, tính bình, tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hóa đàm.
3. Bài thuốc chữa viêm xoang từ mướp khía:
Y học cổ truyền có lưu lại vài bài thuốc sử dụng mướp khía để chữa bệnh viêm xoang.
Bài 1: Dùng rễ và thân rễ hoặc thân già của mướp khía để sắc uống mỗi lần 8 - 12g.
Cũng nguyên liệu trên có thể dùng để nấu với thịt nạc rồi ăn thịt, uống nước thuốc.
Hiệu quả: Sau khi dùng thuốc 1 - 2 lần, dịch mũi ra nhiều, cảm thấy hơi chóng mặt, sau đó chỗ viêm sẽ tự lành.
Cũng có thể dùng thêm bài thuốc hỗ trợ bằng cách lấy thân mướp khía sao hơi cháy, tán bột, thổi vào mũi ngày 2 - 3 lần.
Bài 2: Dùng thân mướp khía: Thân mướp khía 10 - 20g, thân cây sim 8 - 12g, sắc uống.
Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc là đại tiện táo thì có thể thêm mè đen 30 - 40g.
Phương thuốc này trị viêm xoang mũi rất hiệu quả.
Theo suckhoe.net
 
  • Like
Reactions: Anh Sao