Công Nghệ Mô men

RE: Mô men

Cái thì thì em không đồng ý lắm! Vì khi xe chạy đến trước ,quán tính lúc nào cũng nâng đầu xe lên cao nên làm giảm độ ma sát giữa bánh xe và mặt đường nên dẫn động cầu trước không đảm bảo tối đa lực truyền như bánh sau!
(Các xe đua và xe cần chở nặng đều chạy bánh sau).
Thực tế: đối với các xe chuyển động bánh trước,đề pa "lếch bánh" dễ thực hiện hơn nhiều so với bánh sau!
hix !! quán tính không nâng cái bánh đầu lên không đán kể vì truyền động là bánh trước lực quán tính đặc sau bánh trước ,lực quán tính là một vét tơ lực có chiều cùng với chiều chuyển động của vật có điểm đặt nằm ở tâm vật !:.(bánh trứơc chủ động) còn khi bánh sau chủ động thì nó nói bốc lên được vì lực quán tính đặt trước bánh sau :D
còn
Nếu nó y chang thì tại sao thông số kỹ thuật của Bugaty Veyron lại để công suất và mômen xoắn khác số nhau???
(Công suất 1001hp ở đây là công suất bánh).
em nói là y chan là công thức Công suất = tốc độ quay x mômen(mômen =lực x cánh tay đòn) ,còn mômen xoắn thì khác nhau là đưong nhiên ! nếu bác đo mônem từ máy (chưa truyền tới vật nào ) ở cùng ở 1vận tốc thì nó bảo toàn công suất !!:D
 
Hạng C
2/6/07
856
51
28
53
Hà Nội
RE: Mô men

Trích đoạn: TamPhan
Em từng đọc trong sách thấy Công suất có nhiều lọai, công suất động cơ và công suất bánh (wheel hose-power) là khác nhau!
Điều này có thể hiểu là công suất sau khi ra đến bánh đã bị giảm nhiều khi đã chia bớt cho nhiều bộ phận khác của xe
(VD: Bugaty Veyron có công suất máy >3000hp nhưng khi ra đến bánh còn 1001hp,sau khi đã được chia sớt cho hệ thống làm mát 1000hp và 1 hệ thống nào đó...)
Vậy công suất bánh giống và khác với mômen xoắn thế nào nhỉ???
thì bác tự trả lời rồi đấy, mômen xoắn là công suất ra của máy, còn công suất bánh là tại bánh, vậy thôi :D


Trích đoạn: mitsubishi_evo
chài! nó thì y chan !!nếu cùng vận tốc không đổi , bánh nhỏ có mônem cao hơn ,còn bánh lớn thì có tốc độ cao hơn !! quan trọng là mômen được truyền như thế nào thôi !! nếu truyền ra sau thì bị hao hụt ! nhưng chạy bốc hơn ,còn truỳên ở trước thì ít hao hụt hơn như chạy ì hơn (giống như bác đẩy 1 thùng hàng cỡ 100kg ,thì bác thử là đẩy hay kéo thì khỏe hơn !!:D
em thấy hình như ngược lại: bánh nhỏ tốc độ cao hơn, bánh lớn mômen lớn hơn chứ [8|]
chọc ngoái bác chút: phải thêm là với máy trước, vì nhiều thằng xe con công suất lớn lại là máy sau đó bác :D


Trích đoạn: TamPhan
Nếu nó y chang thì tại sao thông số kỹ thuật của Bugaty Veyron lại để công suất và mômen xoắn khác số nhau???
(Công suất 1001hp ở đây là công suất bánh).
Sức cản do hệ thống truyền lực từ máy tới bánh được coi là không đổi, vì vậy hai cái công suất này được coi là tỷ lệ thuận với nhau. Người ta thường nói công suất 600 mã lực ở mômen xoắn 5000 vòng/phút là vậy.
Tất nhiên theo em chưa thực sự tỷ lệ thuận vì còn cả mômen xoắn ở láp và vi sai nữa, với xung lực khác nhau sẽ gây ra bién đổi nhỏ khác nhau, nhưng lý thuyết là không đổi. Đó là chưa kể lốp khác nhau, vành khác nhau, trọng lượng bánh khác nhau sẽ gây ra sai số.
Còn nói cả hai thông số thì theo ngu kiến của em là: nói mômen để các bác biết giá trị tối đa đừng thích vượt qua nếu không thích vỡ bánh số. công suất (tức là mặc định nói công suất bánh) để các bác biết tầm nào bốc đầu được, hay đẩy được cái xe lu to cỡ nào chẳng hạn :D


Trích đoạn: mitsubishi_evo
hix !! quán tính không nâng cái bánh đầu lên không đán kể vì truyền động là bánh trước lực quán tính đặc sau bánh trước ,lực quán tính là một vét tơ lực có chiều cùng với chiều chuyển động của vật có điểm đặt nằm ở tâm vật !:.(bánh trứơc chủ động) còn khi bánh sau chủ động thì nó nói bốc lên được vì lực quán tính đặt trước bánh sau :D
ôkê bác [8D]


em nói là y chan là công thức Công suất = tốc độ quay x mômen(mômen =lực x cánh tay đòn) , còn mômen xoắn thì khác nhau là đưong nhiên ! nếu bác đo mônem từ máy (chưa truyền tới vật nào ) ở cùng ở 1vận tốc thì nó bảo toàn công suất !!:D
mômen xoắn = tốc độ quay x mômen(mômen =lực x cánh tay đòn)
công suất = mômen xoắn khi trục chủ động đồng trục (tức là chính là) trục bánh :D


trời ơi, em ba láp với bác xong mà nhức hết cả đầu, chẳng biết đúng sai thế nào :D :D :D
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
11/6/07
48
75
18
BA RIA VUNG TAU
RE: Mô men

cái chính là cùng bước răng
Trong kỹ thuật, không ai nói là "cùng bước răng" hết bác à, mà người ta nói là "cùng modul", hai bánh răng muốn ăn khớp được với nhau thì chúng phải có cùng "modul", còn "modul" của bánh răng là cái chi chi thì em quên mất rồi, em ra trường xong em trả hết kiến thức lại cho thầy rồi, để hôm nào rảnh rỗi, em sẽ giở sách đọc lại và sẽ báo cáo cho các bác "modul" của bánh răng là cái gì.
 
Hạng C
2/6/07
856
51
28
53
Hà Nội
RE: Mô men

Trích đoạn: inaxhoa

cái chính là cùng bước răng
Trong kỹ thuật, không ai nói là "cùng bước răng" hết bác à, mà người ta nói là "cùng modul", hai bánh răng muốn ăn khớp được với nhau thì chúng phải có cùng "modul", còn "modul" của bánh răng là cái chi chi thì em quên mất rồi, em ra trường xong em trả hết kiến thức lại cho thầy rồi, để hôm nào rảnh rỗi, em sẽ giở sách đọc lại và sẽ báo cáo cho các bác "modul" của bánh răng là cái gì.

bác học trường nào đấy nhỉ, để em báo về trường là bác trả hết sách rồi vẫn quay lại kiếm sách đọc ké :D

có lẽ trường em nó tự in sách nên em cũng chỉ nhớ mang mang là nó gọi là bước răng, còn các thầy nhớ mang máng để in sách nên quên cái từ mo du thì em cũng chịu. Vậy cũng để hôm nào em về trường hỏi lại, sẽ báo cáo cho các bác biết sau :D
 
Tập Lái
11/6/07
48
75
18
BA RIA VUNG TAU
RE: Mô men

bác học trường nào đấy nhỉ, để em báo về trường là bác trả hết sách rồi vẫn quay lại kiếm sách đọc ké
Báo cáo với bác em là dân cơ khí Bách Khoa TP HCM, mới ra trường có 2 năm thôi, nhưng kiến thức thì quên sạch sẽ hết rồi.
Em mới vừa lục tìm được trong sách, em trích dẫn nguyên văn ở trang 195, trong sách cơ sở thiết kế máy của thầy Nguyễn Hữu Lộc cho các bác xem nhé:

"Để các bánh răng ăn khớp với nhau thì hai bánh răng có cùng modul m= p/pi, trong đó "p" là bước răng trên mặt trụ chia, "pi" là con số pi=3.14..... . Giá trị modul m là tiêu chuẩn, lấy theo dãy số sau: 1.25; 1.5; 2; 2.5 ; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20; 25." Ngoài ra còn có một dãy tiêu chuẩn m khác ít được ưu tiên hơn: 1.125; 1.375; 1.75..........

Do đó nói "hai bánh răng muốn ăn khớp nhau phải có cùng bước răng" thì cũng không sai, nhưng ít có ai nói như vậy lắm.
Trong dòng trích dẫn trên, chắc có lẽ các bác cũng thắc mắc rằng "mặt trụ chia" là cái quái gì, để giải thích cho cặn kẽ thì rất là rắc rối phức tạp, nhưng nói nôm na thì vòng chia của bánh răng là một vòng tròn tưởng tượng, nó nằm giữa vòng tròn đỉnh răng và vòng tròn chân răng, nó là đường nối các điểm ăn khớp của bánh răng. Và ta cũng có công thức: z=d/m, trong đó z là số răng của bánh răng, d là đường kính vòng chia của bánh răng đó, m là modul.
Có lẽ là nãy giờ em cũng đi lạc đề hơi bị nhiều rồi, thôi dzọt lẹ.
 
Hạng C
2/6/07
856
51
28
53
Hà Nội
RE: Mô men

bác học trường nào đấy nhỉ, để em báo về trường là bác trả hết sách rồi vẫn quay lại kiếm sách đọc ké
Báo cáo với bác em là dân cơ khí Bách Khoa TP HCM, mới ra trường có 2 năm thôi, nhưng kiến thức thì quên sạch sẽ hết rồi.
Em mới vừa lục tìm được trong sách, em trích dẫn nguyên văn ở trang 195, trong sách cơ sở thiết kế máy của thầy Nguyễn Hữu Lộc cho các bác xem nhé:

"Để các bánh răng ăn khớp với nhau thì hai bánh răng có cùng modul m= p/pi, trong đó "p" là bước răng trên mặt trụ chia, "pi" là con số pi=3.14..... . Giá trị modul m là tiêu chuẩn, lấy theo dãy số sau: 1.25; 1.5; 2; 2.5 ; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20; 25." Ngoài ra còn có một dãy tiêu chuẩn m khác ít được ưu tiên hơn: 1.125; 1.375; 1.75..........

Do đó nói "hai bánh răng muốn ăn khớp nhau phải có cùng bước răng" thì cũng không sai, nhưng ít có ai nói như vậy lắm.
Trong dòng trích dẫn trên, chắc có lẽ các bác cũng thắc mắc rằng "mặt trụ chia" là cái quái gì, để giải thích cho cặn kẽ thì rất là rắc rối phức tạp, nhưng nói nôm na thì vòng chia của bánh răng là một vòng tròn tưởng tượng, nó nằm giữa vòng tròn đỉnh răng và vòng tròn chân răng, nó là đường nối các điểm ăn khớp của bánh răng. Và ta cũng có công thức: z=d/m, trong đó z là số răng của bánh răng, d là đường kính vòng chia của bánh răng đó, m là modul.
Có lẽ là nãy giờ em cũng đi lạc đề hơi bị nhiều rồi, thôi dzọt lẹ.

hờ hờ, vậy là em quên nhiều hơn bác rồi
nhưng bác gượm hẵng dzọt. Báo cáo bác pi là số không đổi nên nói cùng bước răng là đúng chứ không phải các bác ít nói. ... hờ hờ, em cứ chuối vậy đấy, bác là gì được em

tại sao pi không đổi rồi lại cứ phải tính ra m, dạ thưa rằng để có số m = lẻ 0,25 một cho nó thống nhất với thế giới. Vậy em chuối em cứ nói bước răng đấy, còn cái chuyện chuẩn thế giới kỹ thuật của các bác thì em nói thêm là bước răng phải thỏa mãn điều kiện 0,25 x pi, hờ hờ, bằng bao nhiêu em ngại tính lắm (trên em đã bảo em lười rồi mà), còn hai bánh răng ăn khớp phải cùng bước răng, còn tiêu chuẩn bước răng bao nhiêu lại là chuyện khác. Khi nào cần lại bàn

mà em nói thêm là đấy là kiến thức môn kỹ thuật công nghiệp lớp 11, 12 của em đấy, còn nhớ dai hơn bác

bác nói cho quảng đại qùân chúng nghe sao cứ phải m với p với pi, nói như em có phải dễ hiểu không

lại nói chuyện mấy ông nghiên cứu thích nói sách, xưa xửa xừa xưa, lâu lắm rồi không nhớ:

- tại sao con vịt nó nổi: đa mao thiểu nhục tắc phù... chú này khá
- tại sao con ngỗng kêu to: trường cảnh tắc đại thanh... học vấn uyên thâm
- tại sao hòn đá nứt đôi: phi nhân đả, tắc thiên đả... thấu hiểu sự đời

em thì em cứ bảo: Trời sinh ra thế. Không thì cái thuyền lông đâu thịt đâu mà nó cũng nổi, con ễnh ương cổ nó có dài đâu mà tiếng cũng to, ... có ai đánh đâu mà cũng nứt đôi, không là trời sinh ra thế thì là gì

he he, đùa bác tý thôi, em cũng học qua kỹ thuật, nhưng là kỹ thuật viễn thông, còn học nghề lớp 12 thì cũng biết cắt tôn làm phi tiêu, tiện sắt làm quân hậu cờ vua, hàn thép thành kiếm đem về làm su vời nia
 
Last edited by a moderator: