Chào các bạn, xin giới thiệu với các bạn đây là một Zippo vàng 10k Gold Filled [Gold filled được gọi là bọc và tiêu chuẩn của đồ trang sức để được đóng ký hiệu này không phải là lớp bọc phải dày từ 10 -> 40 micron, mà là khối lượng của loại vàng đem bọc (vàng 10k ...) phải lớn hơn hay bằng 1/20 (5%) tổng khối lượng của vật đem bọc. Gold filled bền hơn nhưng tốn vàng hơn Gold plated khoảng 100 lần ...]. Mang trên mình em Zippo là huy hiệu và chữ ký của Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson, Zippo đặc biệt này của Toà Bạch Ốc, đặt hãng Zippo sản xuất với số lượng rất hạn chế theo đơn đặt hàng vào khoảng năm 1964.

04ca9dbea5f2009c28a9fd8d5a16b804_37288929.dsc05260.700x0.jpg


c11a590998c55a982691c7ec30d5199d_37288668.dsc05263.700x0.jpg


ae41f49d870d44fe552dcf128d6781f1_37288693.dsc05265.700x0.jpg


b649b98a0c0268711158a7a6bbda1e59_37288706.dsc05266.700x0.jpg


Seal_Of_The_President_Of_The_United_States_Of_America.svg

472px-Lyndon_Johnson_Signature2.svg.png

399px-Lbj2.jpg



Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson.

Lyndon Baines Johnson (27 tháng 8 năm 1908 – 22 tháng 1 năm 1973), thường được gọi tắt là LBJ, là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 36, giữ chức từ năm 1963 đến 1969. Sau khi phục vụ lâu đời tại Quốc hội Hoa Kỳ, ông Johnson được bầu làm Phó tổng thống thứ 37; năm 1963 ông nhận chức tổng thống sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát. Ông là một nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng Dân chủ.

Và sư liên hệ đến Việt Nam.
Tổng thống Johnson tăng cường tập trung vào cố gắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Ông ta tin chắc chắn rằng chính sách Kiềm chế đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự cố gắng đáng kể trong việc chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Vào lúc Kennedy chết, có khoảng 16.000 cố vấn Hoa Kỳ ở Việt Nam. Johnson đã tăng cường số lượng đó và mở rộng vai trò của họ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (khoảng 3 tuần sau khi Hội nghị của Đảng Cộng hòa năm đề 1964 đề cử Barry Goldwater tranh cử Tổng thống).

Ông ta đã gia tăng nỗ lực chiến tranh liên tục từ 1964 đến 1968. Số lượng tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ cũng tăng lên. Trong hai tuần tháng 5 năm 1968, số lượng đó là 1.800 với tổng cộng thương vong là 18.000. Viện dẫn thuyết Domino ông nói: "Nếu chúng ta cho phép Việt Nam thất thủ, ngày mai chúng ta sẽ chiến đấu ở Hawaii, tuần tới ở San Francisco."

Johnson sợ rằng quá nhiều tập trung vào Việt Nam sẽ làm ông mất chú ý các chính sách Xã hội Lớn (Great Society) của ông. Nhưng sau chiến dịch tấn công Tết tháng 1 năm 1968, nhiệm kì Tổng thống của ông đã bị chiếm hết bởi Chiến tranh Việt Nam hơn lúc nào hết. Vì có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ tử trận, sự phổ thông của Johnson xuống dốc. Sinh viên đại học và những người khác tổ chức phản đối, đốt thẻ quân dịch và hô lên những khẩu hiệu như là, "Hey, hey, LBJ, bao nhiêu đứa trẻ đã bị ông giết trong ngày hôm nay?" Vào năm cuối của nhiệm kì, Johnson không thể đi đến bất cứ một nơi nào mà không bị phản đối.

Sau đó trong một bài diễn văn cuối tháng 3, ông chấn động cả nước khi tuyên bố sẽ không tái tranh cử: "Tôi sẽ không tìm cách, và sẽ không chấp nhận sự đề cử của Đảng tôi cho nhiệm kì Tổng thống kế tiếp", chỉ vài ngày sau khi trưng cầu dân ý cho thấy chỉ có 29% dân Mỹ ủng hộ chiến tranh. Cũng trong cái gọi là sự ngạc nhiên tháng 10, Johnson tuyên bố với nước Mỹ rằng vào ngày 31 tháng 10 năm 1968 rằng ông đã ra lệnh hoàn toàn ngừng các cuộc oanh tạc trên không, trên biển và đại pháo vào Bắc Việt Nam, hiệu lực từ 1 tháng 11 nếu chính quyền Hà Nội sẵn sàng thương lượng và dẫn chứng những tiến bộ trong quá trình đàm phán hòa bình ở Paris.

Johnson đã không bị loại trừ cho việc tranh cử cho nhiệm kì thứ hai dưới điều khoản của Tu chính án 22 vì ông phục vụ ít hơn 24 tháng trong nhiệm kì của Kennedy. Nếu như ông ta ở lại tranh cử và thắng năm 1968, ông ta có lẽ đã là Tổng thống phục vụ lâu nhất kể từ Franklin D. Roosevelt, với 12 năm.
Xem thêm thông tin về Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson, mời bạn click. Nguồn:


Cảm ơn các bạn đã xem bài, có gì thiếu sót mong anh em bổ sung thêm.
 
Xin chào các bạn, mời các bạn chia sẻ với chương trình "Sắc Màu Sài Gòn" Anh em Zippo 142 ĐTH - Giao lưu cùng phóng viên Đài Truyền Hình VTC6.

Mới 7 giờ sáng 15-11-2011, quán cà phê tại sân chơi Zippo 142 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Bình Thạnh vừa mở cửa, Xuân Thanh Tricker đã có mặt ( phù phù ... em khởi hành từ Tánh Linh lúc 1 giờ ...), sau đó Zippo14 đến từ Bình Dương là người thứ nhì, tiếp theo nữa là Ken.no1 đến từ Gia Lai, và các anh em Zippo cũng từ từ bước vào... Lần giao lưu họp mặt với ĐTH VTC6 lần này vắng mặt một số anh em Zippo quen thuộc do bận công việc, nhưng đổi lại có thêm nhiều bạn mới tìm đến Zippo 142 giao lưu học hỏi. Qua đây chúng ta thấy sự thu hút từ chiếc bật lửa Zippo nhỏ bé này ra đời gần 80 năm, nhưng ngọn lửa Zippo vẫn luôn tỏa sáng hấp dẫn mọi gười.
Hơn 8 giờ một chút, Phóng viên và MC của VTC6 cũng vừa đến và bắt đầu làm quen với anh em Zippo 142 ĐTH. Tù trưởng cũng đang rà tìm những góc đẹp thu vô phim để phục vụ các ... Tù phó.
large_gal_62621_4ec1e05e22552.jpg


Mr.Hoàng chào hỏi bác Minh, một người chơi Zippo đến từ Hà nội.
large_gal_62621_4ec1fccd89545.jpg


Sau một vòng trà nước, câu chuyện xoay quanh chiếc bật lửa Zippo kết nối anh em mọi miền đất nước như người một nhà.
Mời bạn làm quen với Zippo.


Zippo14 - Bình Dương, Xuân Thanh -Tánh Linh, Ken.no1 - Gia Lai, Thanglong -TP.HCM bốn bạn ở bốn nơi khác nhau, nhưng cùng chung một miền ... mê Zippo.
Mời bạn làm quen với Zippo.


Locchocnhatnha và Zipper có quen nhau hong ...
Mời bạn làm quen với Zippo.


Anhtoan02 Chủ Nhiệm CLB Zippo Gia Định, vừa đến liền được P.V. nhà đài mời ra góc riêng làm bài phỏng vấn, chà là chủ nhiêm CLB là được săn sóc đặc biệt.
Mời bạn làm quen với Zippo.


Chiếc bật lửa Zippo Brickyard sau 15 năm ố màu thời gian, đã được Ken.no1 chăm sóc đặc biệt bằng kem Metalpol sáng loáng.., thât là đẹp, còn gì thú bằng.
Mời bạn làm quen với Zippo.


Những chiếc bật lửa Zippo sưu tập được anh em đem ra giới thiệu kỳ này.
Mời bạn làm quen với Zippo.


Mời bạn làm quen với Zippo.

2d709485d9da20cfcec2426995af1df0_38005949.dsc05478.700x0.jpg



Ngồi ở giữa là Mr.BIN, người đã thổi hồn vào những tấm hình Zippo.
large_gal_62621_4ec278a67270f.jpg


1c177b0d4be694ef5d005e02c2112612_38005993.dsc05497.700x0.jpg


Bộ Zippo " Việt Nam đất nước - con người ..." của Mr.Hoàng cũng góp mặt.
large_gal_62621_4ec1fd4c53ec7.jpg


Và còn nhiều bật lửa Zippo độc đáo của các anh em khác đem lại cho chúng ta những điều thú vị ...
large_gal_62621_4ec1eda9501be.jpg


large_gal_62621_4ec1f7b07de2a.jpg


Anh em vui vẻ hề hà với giờ chia lửa Zippo cùng giá 250.k.
large_gal_62621_4ec2b3b216e37.jpg


Vài thông tin và hình ảnh gửi đến anh em cùng xem. Xin cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
Mời bạn xem bài viết "Zippo - ngọn lửa đam mê", đăng trên Tạp chí Du lịch & Giải trí

Mỗi sáng chủ nhật, các thành viên yêu Zippo lại tụ họp ở café 142 Đinh Tiên Hoàng. Có ngồi chung và lắng nghe chia sẻ của những tay mê hộp mạ crom sáng loáng, mới thấy hết những gian nan hay vui buồn của niềm đam mê này.
Mời bạn làm quen với Zippo.

Thú chơi mang tính huyền thoại và giải trí

Anh Hoàng - một tay chơi Zippo thuộc hàng lão làng với thâm niên gần 40 năm cho biết mối nhân duyên của anh cùng những hộp sắt giữ lửa là bắt nguồn từ một người Mỹ. Qua nhiều bôn ba thăng trầm, Zippo là vừa là niềm đam mê vừa kiêm nghiệp sống của anh, cho dù thời gian “yêu Zippo” nay đã trôi qua hơn nửa đời người.

Không nhiều kỷ niệm như anh Hoàng, Minh – một tay chơi Zippo bén duyên với môn chơi này khi đang làm việc tận xứ sở hoa anh đào từ 9 năm về trước. Xoay tròn chiếc Zippo có hình một con đại bàng chạm nổi sắc sảo dòng chữ Harley Davidson, Minh kể: đây là thiết kế độc quyền của dân chơi Zippo trên đất Nhật. Ngày ấy, Minh rất mê xe phân khối lớn nhưng khả năng tài chính lại hạn hẹp, khi có thời gian rảnh rỗi, anh hay la cà ngắm những chiếc xe đua trong các show room cho đỡ buồn. Một lần, hình ảnh tay đua bên chiếc Harley, với điếu thuốc và chiếc bật lửa Zippo có kiểu dáng đơn giản nhưng thật mạnh mẽ trên pano đã gây cho Minh bị một ấn tượng khó quên. Bỏ công gần 1 tháng trời tìm kiếm, khi sở hữu được chiếc Zippo ao ước, Minh chợt nhận ra rằng đây là niềm vui vô bờ bến của anh trong những ngày bôn ba vất vả tại xứ người.

Thoáng nhìn, những chiếc Zippo đều có kích cỡ như nhau và chỉ có một tính năng là bật lửa. Nhưng với các tay đam mê thì Zippo là 1 ẩn số thú vị, từ đường nét, ký hiệu, họa tiết, đến màu sắc … Chính điều này đã khiến nhiều tay chơi cất công tìm tòi, khám phá để giải mã cho được những ẩn số in chìm dưới đáy Zippo, thậm chí những hình ảnh được chạm khắc trên thân và vỏ hộp cũng được phân tích kỹ lưỡng.

Giới thiệu những chiếc Zippo khác niên đại, Anh Hoàng giải thích, những ký hiệu này đều mang trong mình ý nghĩa riêng biệt, chẳng hạn như: Zippo được ra đời theo một sự kiện được cả thế giới biết đến hoặc là một bộ sưu tập giới thiệu nét văn hóa độc đáo của quốc gia, vùng miền và thậm chí là dịp kỷ niệm phát minh của ngành hàng không, xe hơi, xe đua… Tuy nhiên cũng có những tay chơi lại ghiền Zippo chỉ đơn thuần ở cách bật nắp và đánh lửa. Vinh - một thành viên của nhóm vạch những vết bỏng chưa lành trên các đầu ngón tay và vui vẻ kể: “Tôi sở hữu chừng 20 con zippo theo một bộ sưu tập mà chúng được sản xuất trùng với năm tôi ra đời. Mỗi con zippo đều có một “hồn riêng không thể lẫn lộn” khi được mở nắp và bật lửa. Qua 8 năm gắn bó, tôi mày mò nghiên cứu các kỹ thuật bật lửa từ các tay chơi chuyên nghiệp và đến nay, tôi đã thành công với vài độc chiêu đánh lửa. Zippo với tôi là một người bạn và giúp tôi giảm stress rất hữu hiệu. Khi gặp những điều không vui, chỉ cần nghe tiếng lách cách từ những chiếc nắp của hộp sắt giữ lửa này, lòng tôi rộn ràng một hạnh phúc khó tả”.

Thành - một tay đam mê những chiếc hộp kim loại be bé với ngọn lửa xanh vàng thông tin thêm: “Nhờ khá về ngoại ngữ, tôi lần mò ngược dòng lịch sử qua các tư liệu và được biết môn chơi này đã có mặt tại Việt Nam chừng ½ thế kỷ nhưng trải qua nhiều thăng trầm Nhiều chiếc Zippo trở thành một chứng nhân sống của lịch sử và hiện rất nhiều chiếc được xem là vật quý và giá trị của chúng không thể nào tính nổi. Đến với thú chơi này, tôi có cơ hội được hiểu biết thêm về nhiều lịch sử thế giới, qua đó có cơ hội giao lưu cùng nhiều người bạn mà chính Zippo đã kết nối chúng tôi thành một sân chơi không phân biệt già trẻ, sang hèn.

Cháy mãi ngọn lửa đam mê
Mời bạn làm quen với Zippo.

Hiện nay, “mốt” chơi Zippo đang dần trở lại và tạo thành trào lưu cho nhiều tay chơi trên khắp mọi miền đất nước. Chỉ khoảng vài trăm nghìn là có thể sở hữu một con Zippo mới cứng theo đời mới nhất của năm 2011. Tuy nhiên, dân biết chơi Zippo lại quan tâm đến những chiếc Zippo cũ kỹ và “già tuổi”. Điển hình như Hoàng, dù có nhiều chiếc Zippo rất đẹp nhưng anh yêu quý nhất là chiếc Zippo đã mòn hết lớp mạ crom được sản xuất năm 1937. Hai năm trước khi thấy nó được rao bán trên Ebay với giá khá cao, Hoàng bỏ tiền và cố “rước nàng” về nhà. Anh hé lộ: hiện con Zippo này được nhiều dân chơi năn nỉ với giá cao hơn gấp vài chục lần, nhưng anh vẫn cười từ chối vì biết mình sẽ không bao giờ có thể tìm lại cái thứ 2 trong đời. Anh Hoàng xem những chiếc Zippo huyền thoại này như là “duyên nợ” của mình.

ac3de5a0aba8ba780e424c0be66fc266_41146272.dsc06863.700x0.jpg


de5997c593f0d3d3d6a70163595f8410_41146273.dsc06870.700x0.jpg


Mời bạn làm quen với Zippo.


Được biết, các câu lạc bộ và diễn đàn Zippo đã quy tụ được hàng ngàn thành viên rải rác trong cả nước, tuy vậy vẫn tập trung đông nhất ở Sài Gòn, Hà Nội và Huế. Thường hội ngộ vào cuối tuần, các tay chơi khoe nhau những “sản vật” mới tậu hoặc chia sẻ kinh nghiệm về bảo dưỡng và trình làng những con Zippo quý hiếm để anh em cùng thưởng lãm. So với những thú chơi khác, Zippo là một thú chơi khá lành mạnh, không làm ảnh hưởng hoặc xâm hại đến môi trường. Trong thời gian sắp tới, các tay chơi ao ước Zippo sẽ được xem là một thú chơi có đẳng cấp và được công nhận để anh em có cơ hội biểu diễn trước công chúng và truyền mãi ngọn lửa đam mê này.

Nguồn : Bài đầy đủ được đăng trên Tạp chí Du lịch & Giải trí số 57 tháng 07/2011.
 
Last edited by a moderator:
Xin giới thiệu những Zippo Venetian:

Đầu tiên là em Venetian Rose Gold
12992288631825453298_574_574.jpg

12992288642025259574_574_574.jpg

thứ 2 là em Zippo Venetian High Polish Chrome Windproof Lighter ( dạng ăn mòn axit )
12992288611850011761_574_574.jpg

thứ 3 là em Zippo Venetian Brass ( ăn mòn axit )
1299228870687439968_574_574.jpg

12992288721574195901_574_574.jpg

12992288731693424341_574_574.jpg

Thứ 4 là em Zippo venetian midnight
1299228866983690156_574_574.jpg

1299228867188318732_574_574.jpg

1299228868198673544_574_574.jpg

tổng thể 3 em

12992288601945588268_574_574.jpg

thứ 5 và thứ 6 là em Zippo Click, bản kỉ niệm 5 năm và 30 năm của Club Zippo Click
1299228879284721032_574_574.jpg

12992288811791097053_574_574.jpg



129922888441180698_574_574.jpg

12992288871648123146_574_574.jpg

12992288881589335083_574_574.jpg

12992288901789653029_574_574.jpg

Em thứ 7 là bản Zippo kỷ niệm 50 năm ra đời, nhà thiết kế mẫu Roseart (hội họa nghệ thuật ấn tượng).
12992288912098868366_574_574.jpg

1299228893909468997_574_574.jpg

12992288941573409610_574_574.jpg


tổng thể 9 em của em
12992288761602740714_574_574.jpg


Cảm ơn các bạn xem bài.
 
Last edited by a moderator:
Xin giới thiệu với các bạn những con Zippo nói về chiến tranh của bác K. ( một người bạn).

- Mở đầu là em Zippo Anniversary 60th Pearl harbor.


Ðây là một Zippo với nền là Silver Plate, được khắc CNC và khảm vàng vào những nét khắc, để kỷ niệm sự kiện trận chiếnTrân Châu Cảng 60 năm (1941 - 2001).

fe1985d201f8b50e8cd6c08a94dbfdb4_37159234.dsc05240.700x0.jpg


d45cc8c9073821c1eeb23db74af83fbd_37159249.dsc05242.700x0.jpg


9f9ea94159bd98f18aca152181e76131_37159214.dsc05238.700x0.jpg


Attack_on_Pearl_Harbor_Japanese_planes_view.jpg


Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản):
Là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai: Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington, D.C. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ" ("A date which will live in infamy").
Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ “sự trung lập”. Theo đó, Romania, Hungary, Bulgaria và Slovakia cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ. Việc Đức nhanh chóng tuyên chiến với Hoa Kỳ mà không bị thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào với Nhật Bản đã lập tức khiến Hoa Kỳ can dự vào Mặt trận.

Xem thêm thông tin về trận chiếnTrân Châu Cảng, mời bạn click vào. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Tr%C3%A2n_Ch%C3%A2u_C%E1%BA%A3ng


- Tiếp theo xin giới tiệu với các bạn em Zippo Department of Defense.


Ðây là một Zippo với nền Brass (được xi mạ vàng 24k trang trí), có mang một huy hiệu nổi của Bộ quốc phòng (Bộ chiến tranh) Hoa Kỳ.

b8526bee1695b256ab344520d2fc9426_37159261.dsc05244.700x0.jpg


85e6011671bfc33b68c83fd76b5b600a_37159268.dsc05245.700x0.jpg


962ac26f983cadecc6be4a088777d497_37159274.dsc05250.700x0.jpg


600px-United_States_Department_of_Defense_Seal.svg.png


Lịch sử Bộ quốc phòng (Bộ chiến tranh):

Quân đội bộ binh, Hải quân và Thủy quân lục chiến đã được thành lập năm 1775, trong thời gian cùng với cuộc Cách mạng Mỹ . Bộ chiến tranh , đứng đầu là Bí thư của chiến tranh , đã được tạo ra vào năm 1789 và chịu trách nhiệm cho Quân đội và Hải quân cho đến khi thành lập riêng Cục Hải quân năm 1798.
Dựa trên những kinh nghiệm của chiến tranh thế giới thứ II , Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 phân chia các Bộ Chiến tranh vào Cục Quân đội và Bộ Không quân, mỗi với thư ký riêng của họ, và sáp nhập tất cả các bộ phận dịch vụ thành lập Quân đội Quốc gia dẫn đầu bởi một "Bộ trưởng Quốc phòng". Lúc đầu, mỗi thư ký dịch vụ duy trì tình trạng bán nội, và Bí thư đầu tiên của Quốc phòng, James Forrestal , tìm thấy nó khó khăn để thực hiện thẩm quyền đối với họ với các quyền hạn bị hạn chế văn phòng của ông đã có. Để giải quyết vấn đề này và, Luật đã được sửa đổi vào năm 1949 để tiếp tục củng cố cấu trúc phòng thủ quốc gia để giảm interservice cạnh tranh, trực tiếp cấp dưới Bí thư quân đội, Hải quân và Không quân Bộ trưởng Quốc phòng trong chuỗi lệnh, và đổi tên thành lập quốc gia quân sự Bộ Quốc phòng ".

Tổ chức:
Trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng thường được gọi là SecDef hoặc SD . Thư ký Quốc phòng và Tổng thống cùng nhau tạo thành các nhà chức trách chỉ huy quốc gia (NCA), [9] trong đó có quyền duy nhất để khởi động vũ khí hạt nhân chiến lược. Tất cả vũ khí hạt nhân được điều chỉnh bởi hai cơ quan này - cả hai đều phải nhất trí trước khi một cuộc tấn công hạt nhân chiến lược có thể được đặt hàng.
Yếu tố các nhân viên của Tổng thư ký là được gọi là Văn phòng thư ký Quốc phòng (OSD) và là bộ sậu của một Bí thư trưởng Quốc phòng (DEPSECDEF) là năm thư ký Quốc phòng trong các lĩnh vực Công nghệ , Mua & Logistics; Kiểm soát viên / Giám đốc tài chính; và Chính sách, những người này có tài trí thông minh và sức khỏe thật tốt để làm việc trong một môi trường công việc căng thẳng (Hoa Kỳ là một siêu cường quốc, bộ máy chiến tranh của Mỹ hầu như có mặt trên tất cả các điểm nóng của thế giới).
Bộ trưởng Quốc phòng theo luật cũng thực hiện quyền, chỉ đạo và kiểm soát ba Bí thư của Cục quân sự (Bí thư Quân đội, Bộ trưởng Hải quân và thư ký của Lực lượng Không quân), Chủ tịch các tham mưu trưởng liên quân, khác các thành viên của tham mưu trưởng liên quân (Phó Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân, Tham mưu trưởng quân đội, Chỉ Huy của Thủy Quân Lục Chiến , Trưởng các hoạt động hải quân trưởng Lực lượng Không quân Mưu), chỉ huy chiến binh của các chiến binh lệnh hợp nhất, Giám đốc Cơ quan Quốc phòng (ví dụ như giám đốc của Cơ quan An ninh Quốc gia) và các Hoạt động Do thám . Tất cả các vị trí cấp cao này yêu cầu Thượng viện xác nhận.
Cùng với các thư ký của Nhà nước , Tổng chưởng lý và thư ký của Kho bạc , Bộ trưởng Quốc phòng nói chung là coi là một trong Bốn Big thư ký quan trọng nội các hiện nay officials.Ðương nhiệm là ông Leon Paneta, người nhậm chức 1 tháng 7 năm 2011.
Cảm ơn các bạn đã xem bài, có gì sai xót mong anh em comment bổ sung thêm.

Nguồn:. Google.
 
Last edited by a moderator:
Xin tiếp tục cập nhật sự kiện Zippo.

Zippo - sự kiện thời chiến tranh Việt Nam.

Thuốc lá và bật lửa zippo trên nón sắt của lính Mỹ trong chiến dịch tìm và diệt. Những ngôi nhà bị đốt cháy Mỹ Tho, 4-5-1968
ImageView.aspx




Cha, con và những zippo


TTCT - Bradford Edwards, họa sĩ người Mỹ 55 tuổi, sưu tập những zippo của lính Mỹ đã dùng ở Việt Nam. Ông trân trọng hình khắc nhỏ bé, nghiền ngẫm ý nghĩa của những dòng chữ mộc mạc khắc trên những zippo do những người lính Mỹ trong chiến tranh để lại...
Ông thú nhận: “Buổi chiều ấy đã mở đầu nỗi đam mê với những zippo Việt Nam và chúng ám ảnh tôi suốt một thập niên”.
Đó là một buổi chiều mùa hè năm 1992 khi Bradford Edwards lang thang trên phố Lê Lợi, trung tâm TP.HCM thì zippo đã đi vào cuộc đời ông. Kể từ đó, trong hơn mười năm ông sưu tập hàng ngàn zippo và nhờ nhiều bạn bè Việt Nam, ông thâm nhập “thế giới ngầm zippo của Sài Gòn”, trở thành “ông zippo da trắng” đến khi những zippo thời chiến tranh biến mất khỏi các cửa hàng lưu niệm. “Đã có hàng ngàn zippo qua tay tôi, có lẽ phải đến 10.000 chiếc - ông nói - Tôi thật sự đắm chìm trong chúng”.

Lý do? Cha ông, Roy Jack Edwards - từng là một phi công trong cuộc chiến tại Việt Nam, đã qua đời cách nay ba năm. Với Bradford Edwards, cha ông cũng như cuộc chiến Việt Nam vẫn là một hình tượng thật xa xôi và kỳ bí như những zippo không đơn thuần là một vật xinh xinh được những người lính Mỹ dùng để châm thuốc lá...
Bradford Edwards không trải qua cuộc chiến Việt Nam, nhưng “cha tôi là một người lính. Và tôi đã lớn lên cùng với cuộc chiến Việt Nam”.
Nếu cuộc chiến Việt Nam và người cha chiến binh vẫn mãi là một bí ẩn với ông, câu trả lời - nếu như không biến mất cùng những người đã khuất - có lẽ đã tìm thấy trên những zippo:
“Chúng tôi, những kẻ không tự nguyện bị những kẻ dốt nát dẫn dắt, đang làm những việc không cần thiết cho những kẻ vô ơn”.
“Dù đi giữa thung lũng phủ đầy bóng tối của chết chóc, tôi không sợ bất cứ ma quỉ nào, bởi tôi là con quỉ ghê gớm nhất ở đây”.
“Giết chóc là công việc của tôi và công việc ấy đến giờ vẫn ổn”.
“Tôi không sợ hãi, chỉ đơn độc”.
“Xin đừng nói gì với tôi về Việt Nam vì chính tôi đã từng ở đó”.

Hòa bình - tác phẩm của Bradford Edwards được làm từ những bật lửa zippo
ImageView.aspx


Zippo là chiếc bật lửa đơn giản, vuông vức, vỏ mạ crôm, dùng bánh răng, đá lửa và xăng, nhạy đến mức chỉ một búng tay là ngọn lửa bùng lên kèm theo một tiếng “keng” trong trẻo khi nắp bật ra. Nhưng khi đến Việt Nam, zippo không còn đơn thuần là một bật lửa, mà như báo The New York Times mô tả: “Nó mang những khẩu hiệu tượng trưng cho một nhiệm vụ ngớ ngẩn mà nhiều lính Mỹ đã nhận ra dưới một góc nhìn trần trụi”.
Bradford Edwards đã sáng tác những tác phẩm nghệ thuật mà phần lớn từ những đồ vật cũ và những hình ảnh này.

Biểu tượng phản chiến được treo trên xe tăng của lính Mỹ Làng Vây, 9-4-1971
ImageView.aspx


“Zippo là những vật chứng - ông giải thích - Và tôi chỉ là người chuyển tải những thông điệp ấy”.
Năm 2006, Bradford Edwards đã trưng bày các tác phẩm của mình ở Oakland, California - nơi ông sinh sống và tại Việt Nam. Năm 2007, ông xuất bản cuốn sách Vietnam zippos tại Anh. Tất cả việc này chỉ nhằm mục đích “đi sâu, đi sâu hơn nữa vào cuộc tìm kiếm ý nghĩa của những zippo”.
“Tôi biết tôi sẽ được lên thiên đường, bởi vì tôi đã dành cả cuộc đời cho địa ngục: Việt Nam”.
“Chúng tôi không sống hay chết, chúng tôi chỉ thành khói và bốc cao”.
“Anh sẽ không bao giờ thật sự sống đến khi anh gần chết”.

[Những dòng chữ được khắc trên Zippo]
''Đà Nẵng 66-67: Xin đừng nói gì với tôi về Việt Nam vì chính tôi đã từng ở đó ''
ImageView.aspx

“Nếu như mi nhặt được nó (quẹt zippo) từ thi thể ta, hi vọng nó sẽ mang lại sự may mắn cho mi như đã mang lại cho ta”.

Bradford Edwards nói: “Họ dùng nó để châm thuốc, đốt đèn, đốt nhà, mồi súng phun lửa. Chúng là những vật dụng, nhưng chúng mang theo cả sự riêng tư, rất riêng tư”.
Hiện nay, gần như không thể tìm được những zippo thời chiến tại Việt Nam. Những zippo cũ trên thị trường đều là hàng giả, hàng nhái ở nhiều cấp độ, trong đó có cả những zippo đến từ Trung Quốc - Bradford Edwards khẳng định.
Hãng Zippo cho biết khoảng 200.000 zippo đã theo chân lính Mỹ vào Việt Nam. Nhưng theo ông, con số này phải lớn hơn rất nhiều bởi hơn 3 triệu người Mỹ đã đến Việt Nam trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh, mà đa số đều có ít nhất một zippo. Zippo được quân đội Mỹ nhập và bán tại các quầy PX (quân tiếp vụ) với giá “bao cấp” 1,89 USD. Ông cho rằng phần lớn zippo cũ còn lại ở Việt Nam đều là số bị rơi rớt hoặc cho, tặng; hiếm có chiếc nào được tìm thấy từ những người lính tử trận.

Biểu tượng của giết chóc và hủy diệt

Như cuốn sách Vietnam zippos của Bradford Edwards minh chứng, những dòng chữ, những họa tiết... trên zippo đã khắc họa tập thể một hình thái phản chiến của những năm 1960, những ngày đen tối nhất của lính Mỹ ở Việt Nam. Câu chuyện về sự thất bại thảm hại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam như được kể lại qua những zippo nhỏ bé này...

Ngay trong lời tựa cuốn sách, Sherry Buchanan, học giả Mỹ - tác giả của nhiều công trình nghiên cứu nghệ thuật đương đại, lịch sử văn hóa Việt Nam và châu Á, đã nêu rõ: zippo đã trở thành một công cụ giết chóc, hủy diệt và là một hình thức phản kháng xã hội chủ yếu của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.


[Những dòng chữ được khắc trên Zippo]
''Khi sức mạnh của tình yêu vượt lên tình yêu quyền lực, chỉ khi ấy mới có cơ may
ImageView.aspx
cho hòa bình đích thực''


Sherry Buchanan viết: dư luận Mỹ đã bàng hoàng về vai trò hủy diệt của bật lửa zippo trong chiến tranh Việt Nam khi phóng viên Morley Safer của Đài truyền hình CBS tường thuật việc thủy quân lục chiến Mỹ thản nhiên đốt cháy những làng quê Việt Nam bằng bật lửa zippo trong các chiến dịch tìm và diệt (S&D). Lần đầu tiên từ sau Thế chiến 2, những người lính Mỹ được giới truyền thông mô tả không phải như những người đi giải phóng mà như những kẻ hủy diệt. Lầu Năm Góc tìm cách ngăn CBS phát phóng sự này trong chương trình Tin tức buổi chiều nhưng thất bại.


[Những dòng chữ được khắc trên Zippo]
''Khi chết tôi biết tôi sẽ lên thiên đàng, bởi vì tôi đã dành cả cuộc đời cho địa ngục. Việt Nam 1970-71 (trái) và Dù đi giữa thung lũng phủ đầy bóng tối của chết chóc,
ImageView.aspx
tôi không sợ bất cứ ma quỉ nào, bởi tôi là con quỉ ghê gớm nhất ở đây (phải)''

Giữa đêm, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gọi điện cho Frank Stanton, giám đốc CBS, nói: “Frank, tổng thống Mỹ đây, hôm qua những người của anh đã phóng uế lên lá cờ Mỹ đấy”. Các chiến dịch tìm và diệt là một phần của chiến lược thiêu rụi các làng quê nhằm ngăn chặn người dân tiếp tế thực phẩm, chỗ trú ẩn và thông tin cho Việt cộng, những người đang chiến đấu chống lại chính quyền Nam Việt Nam. Tại chiến trường Việt Nam lúc đó, zippo được sử dụng rất thường xuyên trong các chiến dịch tìm và diệt đến mức trong ngôn ngữ của lính Mỹ đã xuất hiện những từ như “chiến dịch zippo” (Zippo missions) hay “những cuộc đột kích zippo” (Zippo raids), thậm chí zippo còn đồng nghĩa là súng phun lửa cầm tay và được dùng như một động từ: “Zippo that hut” (đốt cái nhà đó đi).

Hiện nay trong chính trường Mỹ, sự phê phán đối với chiến dịch tìm và diệt vẫn còn tiếp tục. Nhiều cựu binh Mỹ đã tố cáo ứng cử viên tổng thống John F. Kerry trong chiến dịch tranh cử năm 2004 đã đốt cháy một làng quê ở Việt Nam bằng zippo của mình. Cựu binh và cựu ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cũng từng bị chỉ trích gay gắt khi đã tìm cách “gỡ tội” cho chiến dịch tìm và diệt, khi ông coi đó như là một phần không thể tránh khỏi của cuộc chiến chống lại các lực lượng du kích. Trong hồi ký của mình, ông viết: “Chúng tôi đã đốt cháy những ngôi nhà tranh bằng bật lửa zippo. Tại sao chúng tôi lại đốt nhà và thiêu rụi mùa màng? Hồ Chí Minh đã nói dân là nước còn du kích là cá. Chúng tôi giải quyết vấn đề này bằng cách làm cho nước không còn là nơi cho cá sống nổi. Theo logic khắc nghiệt của chiến tranh, có gì khác đâu giữa việc bạn bắn chết kẻ thù hay làm cho anh ta đói mà chết?”.

[Những dòng chữ được khắc trên Zippo]
''Chúng tôi, những kẻ không tự nguyện, bị những kẻ dốt nát dẫn
ImageView.aspx


dắt để giết những người bất hạnh, để chết cho những kẻ vô ơn''

Cháy và đốt đã khắc sâu trong tâm thức tập thể của người Việt Nam. Sherry Buchanan kể: tất cả những nghệ sĩ Việt Nam thời chiến mà tôi trò chuyện suốt nhiều năm qua đều trách cứ việc Mỹ đã bỏ bom tận diệt và đốt trụi các làng mạc, phố và thị trấn Việt Nam - một việc mà theo họ phải luôn cân nhắc. Họ mô tả sự khủng khiếp và tàn bạo của bom napalm và bom lân tinh.

Một nghệ sĩ cũng là cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Việt - Pháp (1946-1954) nhớ lại: “Quân Pháp đốt nhà hàng xóm. Tôi nhặt chút than và viết lên tường nhà mình bằng tiếng Pháp: “Xin đừng đốt nhà tôi”. Tôi chỉ mới 12 tuổi. Tôi còn có thể làm gì khác? Tôi cảm thấy bất lực. Tôi không sao tin nổi một dân tộc tin tưởng vào những giá trị như tự do, bác ái và bình đẳng lại có thể đốt cháy nhà bạn. Hôm ấy, tôi đã mất đi sự thơ ngây”.

Ký ức đau buồn ấy như được lặp lại ở một nông dân từng là một cậu bé sống ở Bến Súc trong một trận càn của quân Mỹ. Bến Súc có 15.000 dân nằm gần Sài Gòn là mục tiêu hủy diệt của quân Mỹ trong chiến dịch Cedar Falls năm 1967. Người dân bị lùa khỏi nhà. “Tôi nhớ lính Mỹ ai cũng mang bật lửa zippo trên nón sắt và những bình nhỏ chất cháy”. Một nghệ sĩ - người lính, cựu giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật TP.HCM, cũng nói: “Lính Mỹ đốt sạch để kiểm soát các vùng đất. Họ chọn tháng ba cho các chiến dịch bởi đó là mùa khô, làng mạc và rừng cây rất dễ cháy”.

Một công cụ phản chiến
ImageView.aspx



Rất nhiều lính Mỹ vào cuối cuộc chiến đã trở thành những người chống chiến tranh cùng với phong trào phản chiến nổ ra trên khắp các đường phố và sân trường đại học tại nước Mỹ. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon nhằm chuyển giao cuộc chiến tranh vào tay quân đội Nam Việt Nam và thực hiện “hòa bình trong danh dự”, việc Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam và thảm kịch ở Mỹ Lai..., tất cả đã làm tinh thần quân đội Mỹ ngày càng suy sụp. Sự phản kháng và phản chiến của lính Mỹ tăng lên ở Việt Nam nhất là sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 khi triển vọng về một chiến thắng của Mỹ tại Việt Nam xem ra không thể có được.

Tại chiến trường, zippo Việt Nam trở thành một công cụ phản chiến lý tưởng. Những khẩu hiệu như Make love not war được viết trên nón sắt như một hành động phản kháng các thế lực cầm quyền ở Washington. Những tình cảm phản chiến, chống cường quyền được khắc trên mặt bật lửa zippo qua các khẩu hiệu Peace signs, Love, Flowers power and Hearts. Trên một zippo, dòng chữ FRAG như một hành động nổi loạn tột cùng của lính Mỹ là giết sĩ quan chỉ huy của mình, được khắc phía trên dòng chữ Peace signs.

Dòng chữ khắc trên một zippo khác: “When the power of love overcomes the love of power, the world will known peace” (Khi sức mạnh của tình yêu vượt lên tình yêu quyền lực, thế giới mới có hòa bình), từ một câu nói ở thế kỷ 19, được phổ biến rộng rãi vào những năm 1960 qua tiếng hát của ca sĩ nhạc pop Jimi Hendrix đã trở thành một thông điệp gửi đến tất cả người trẻ Mỹ...

Một chuyện kể khác về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam


Bật lửa zippo đầu tiên được George G. Blaisdell, kỹ sư dầu khí, thiết kế tại Bradford, Pennsylvania, Hoa Kỳ vào năm 1932. Kể từ đó, hơn 400 triệu zippo đã được sản xuất. Theo hãng sản xuất, khoảng 200.000 zippo đã theo chân lính Mỹ vào Việt Nam. Sự dính líu của Mỹ tại đất nước nhỏ bé này đã dành cho zippo số phận khác hơn là một bật lửa bình thường.

Người Mỹ + Zippo và những con số liên quan tới cuộc chiến V.N.


1959. Ngô đình Diệm (T.T. do Mỹ đào tạo đưa lên về nước, kéo theo nhiều đoàn cố vấn Mỹ vào Việt Nam núp dưới lớp áo tùy viên dân sự)

1965. Những lính Mỹ đầu tiên đặt chân lên Đà Nẵng, Việt Nam. Số quân Mỹ tăng lên 129.611 người.
Hội thảo đầu tiên về chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam ở Trường đại học Michigan, Ann Arbor.

1966. Số quân Mỹ tại Nam Việt Nam tăng lên 317.007 người.

1967. Đài truyền hình Mỹ tại Việt Nam phát 24/24 giờ.
Mùa hè tình yêu tại San Francisco.

1968. Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân.
Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tuyên bố sẽ không tái ứng cử.
Hội đàm Paris bắt đầu.

Luật sư da đen Martin Luther King bị ám sát. Robert F. Kennedy bị ám sát. Mỹ tăng số quân tại Việt Nam lên mức cao nhất: 537.377 người.

1969. Richard Nixon trở thành tổng thống Mỹ.
Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh được loan báo vào tháng ba.

Trận Đồi Hamburger vào tháng năm: “Nó chẳng có ý nghĩa gì cả” như một dòng chữ khắc trên một bật lửa zippo.

Liên hoan âm nhạc Woodstock vào tháng tám.
Mỹ bắt đầu rút quân.
Số quân Mỹ tại Nam Việt Nam giảm còn 510.054 người.

1970. Dòng chữ Peace signs xuất hiện trên những bật lửa zippo tại Việt Nam.
Ca sĩ thần tượng nhạc pop của những năm 1960 Jimi Hendrix được phát hiện đã chết trong khách sạn tại London.

1971. Số quân Mỹ giảm còn 212.925 người.

1972. Số quân Mỹ giảm còn 35.292 người.
Nixon tái đắc cử tổng thống Mỹ.

1973. Hiệp định ngừng bắn được ký tại Paris. Nixon tuyên bố “hòa bình trong danh dự”.
Các lực lượng chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam.

1990. Zippo Việt Nam được bán cho du khách tại các quầy vỉa hè ở TP.HCM.

Zippo bước đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam đầu thập niên 60 theo bước chân các đoàn quân lính Mỹ . Hiện nay nếu chịu khó các bác vẫn có thể vẫn tìm được các bật lửa trước cuộc chiến 1975 để sử dụng vẫn rất tốt , nhưng trên hết vẫn là giá trị lịch sử về sưu tầm bật lửa chiến tranh Việt Nam , các bật lửa Zippo này hiện đang bị các tay sưu tập Zippo trên thế giới săn lùng ráo riết, có lúc họ sẵn sàng bỏ ra năm ba trăm dola để được sở hữu 1 em Zippo chiến tranh Việt Nam.. Điều đó nói lên độ bền và sự tin cậy của bật lửa Zippo đối với công chúng .

Nguồn: Tổng hợp Internet.
 
Last edited by a moderator:
Zippo 2012 có gì mới ??? Có vài hình ảnh thông tin mới về Zippo 2012:

Zippo Venetian® - $34.95 - 352B - High Polish Brass - Lifetime Guarantee - Made in the USA. Của năm 2011.
da8576d21d5c805fbb39251e2caf5a19_40688084.dsc06685.700x0.jpg

Zippo Venetian® - $37.95 - 352B - High Polish Brass - Lifetime Guarantee - Made in the USA. Mộc đáy mới 2012 với chặn xăng dòng chữ [LIFT TO FILL] màu đỏ phản quang.
8a7bff26e304c592a817e9b6a240ef39_40688003.dsc06671.700x0.jpg

High Polish Brass mộc đáy mới 2012 với chặn xăng dòng chữ [LIFT TO FILL] màu đỏ phản quang.
60c245b9793ee676572ec3e9c413c994_40699094.zippo254b.700x0.jpg

Tóm lại cũng có thay đổi chút đỉnh về hình thức dòng chữ của miếng chặn xăng [LIFT TO FILL], thay đổi từ màu đen sang màu đỏ phản quang. Riêng về giá cả từ Zippo.com tại Mỹ, Zippo Venetian có bước lên giá khá cao (một điều buồn cho dân mê Venetian), những mã số Zippo khác lên không đáng kể. Cứ 5 năm một lần hãng Zippo có lên giá, mong rằng đợt lên giá này hãng Zippo sẽ có bước tiến về chất lượng của bật lửa và thị trường Việt Nam sẽ không có thay đổi nhiều về giá cả để dân mê Zippo đỡ lo lắng hơn mỗi khi sắm Zip.

afb82627b05776c1c5d5a972fece0a1a_41333331.dsc069221.700x0.jpg

0e67fe98f30d795cada4739a814f25a9_41333333.dsc06924.700x0.jpg

5a6b656802cb25a8ff342a01a8610348_41333334.dsc06926.700x0.jpg

6cb79168a62ad7cc5019e3dc9061c2ee_41333337.dsc06927.700x0.jpg

b421ff85296f2ade508af94eb7c1a6a6_41333344.dsc06928.700x0.jpg


Hôm nay nguyenhoan xin tạm post 5 trang trong tổng số 111 trang của Catalog Zippo 2012, số trang còn lại sẽ post tiếp vào những ngày tới.
Sáng mai chủ nhật 26/2/2012 mong sẽ gặp đông đủ các bạn yêu Zippo tại sân chơi Zippo 142 Đinh Tiên Hoàng, Q. Bình Thạnh, chúng ta cùng tham khảo những mẫu Zippo mới trong Catalog Zippo 2012 nhé.
Đợt này có 5 cuốn Catalog, dành 1 cuốn cho sân chơi Zippo 142 ĐTH, 4 cuốn còn lại sẽ gởi đến sân chơi Zippo của các tỉnh thành khác, nơi có nhiều anh em cũng rất cần những thông tin mới về Zippo trong năm 2012 này.

Xin cảm ơn các bạn quan tâm Zippo.

Còn tiếp tục cập nhật.
 
Last edited by a moderator:
Sơ lược lịch sử Harley Davidson.

Khi nói đến xe môtô, không một tay mê xe môtô nào lại không biết đến dòng xe Harley-Davidson, cũng như khi nói đến bật lửa, là người ta nghĩ ngay đến Zippo.
Harley Davidson là biểu tượng cho sức mạnh, Zippo biểu tượng cho ngọn lửa bền bỉ đến mức kinh ngạc như huyền thoại, bật lửa Zippo và Harley Davidson là sự kết hợp thật là tuyệt vời, luôn là niềm mơ ước của những người chơi sành điệu trên thế giới.


Harley-Davidson là một trong 2 hãng sản xuất xe môtô lâu đời nhất thế giới. Được sáng lập vào năm 1903 tại Milwaukee- Wisconsin (Hoa Kỳ) bởi 2 tên tuổi huyền thoại là William S. "Bill" Harley (1880 - 1943) và Arthur Davidson (1881 - 1950), sau này tiếp tục được phát triển bởi William A. Davidson, Horst Lambrecht (1870-1983) và Walter Davidson (1877 - 1942).
Lịch sử hơn 100 năm của Harley Davidson được bắt đầu vào năm 1907 bằng một bộ khung gần giống như xe đạp với động cơ chỉ một xi lanh và bánh ở phía sau được truyền động trực tiếp bằng một dây cu-roa. Chiếc xe đầu tiên này cũng chưa có cả hộp số và bộ côn (hay còn gọi là khớp li hợp), bộ đánh lửa được điều khiển bởi một bộ pin khá thô sơ (vào năm 1909 được thay bởi bộ đánh lửa nam châm). Thế nhưng sản phẩm này có tính ổn định và chất lượng rất cao vào thời bấy giờ, cái mà khiến cho mọi người phải chú ý.
Ngay khi vừa cho ra đời những dòng xe môtô đầu tiên, Harley-Davidson đã làm giới đam mê xe vào thời đấy sửng sốt với động cơ 45 Grad V-Twin-Motor. Cơ chế hoạt động của loại động cơ đã làm cho Harley Davidson trở nên nổi tiếng như sau: Xi lanh thứ 1 ở phía trước sẽ được kích hoạt đầu tiên, sau một vòng xoay đúng 315 độ xi lanh thứ 2 sẽ được kích hoạt, tiếp theo là một vòng xoay 405 độ cho đến khi Xi lanh thứ 1 được kích hoạt lần nữa. Chính nhờ cơ chế hoạt động này mà những chiếc môtô của Harley thời đấy và cả đến bây giờ có tiếng động cơ mà không có một loại môtô nào trên thế giới có được.
Năm 1909, Harley Davidson lần đầu tiên đưa loại động cơ V-Twin 2 Xy Lanh vào áp dụng trong xe của mình (cho đến bây giờ, V-Twin vẫn được để trong bảo tàng của Harley). Trong khi đó loại động cơ vẫn thường sử dụng từ trước đến nay là loại "Inline-V" với 2 xi-lanh cùng nằm trên một trục, vừa cồng kềnh lại vừa tốn chỗ. Tiếp theo đấy là sự áp dụng bộ côn và chiếc yên bằng da vào năm 1912, một năm sau là hộp số và xích thay cho dây cu-roa cũ kĩ, cũng trong năm đó chiếc Harley được trang hoàng thêm phần Kick (cần khởi động) và cuối cùng vào năm 1915, hộp số 3 tốc độ ra mắt dân “chơi” xe.
Năm 1937, làng xe máy đón nhận thêm một tin vui từ phòng nghiên cứu của Công ty khi động cơ của Harley-Davidson được lắp thêm bộ phận mà ngày nay dân đi xe gọi là xú- páp treo thay cho loại xú-páp đứng đã lỗi thời của quân đội Mĩ. Và loại động cơ mới này được sản xuất hàng loạt vào năm 1948.
Năm 1957, xe Harley-Davidson được thiết kế hiện đại, nhỏ gọn và có dáng thể thao hơn. Serie động cơ này gồm 2 phiên bản 800 phân khối và 1200 phân khối, đây vẫn là loại động cơ V2-Twin 45 Grad với cái tên Big Twin (sau này được tích hợp với bộ truyền động bằng dây cuaroa răng cưa vào đầu thập niên 80 bởi hãng Mô tô danh tiếng Buell).
Năm 1966, đánh dấu một giai đoạn cực kỳ gian truân của Harley Davidson khi liên minh của họ với Aermacchi đứng trên bờ vực phá sản do Aermacchi liên tục thua lỗ và những chiếc xe 2 thì của Harley không thể cạnh tranh được ở thị trường Châu Âu khắc nghiệt. Trong cơn hoạn nạn, Harley-Davidson không còn cách nào khác là phải sáp nhập với Công ty AMF.
Năm 1978, tập đoàn Aermacchi phá sản và được bán cho Công ty Caviga. Nguyên nhân là vào những năm đầu tiên của thập niên 70 trên thế giới khá thịnh hành kiểu dáng xe gọi là Chopper và Harley đã không thể nào chống chọi được với các đối thủ cạnh tranh đến từ xứ sở mặt trời mọc..
Năm 1983, động cơ EVO được đưa vào sử dụng, thay thế hoàn toàn các loại động cơ trước đây của Harley, EVO đã được Harley và Porsche thai nghén trong suốt nhiều năm trước khi tung ra thị trường. Trong động cơ EVO người ta đã thay thế hoàn toàn những sợi xích truyền động rối rắm và gây tiếng ồn lớn bằng những sợi dây curoa đặc biệt. Lịch sử Harley Davidson bước sang một trang mới bằng một bước tiến thần kỳ, nó đã đặt hòn đá đầu tiên cho hơn 20 năm tiếp theo thành công rực rỡ của Công ty.
Năm 1999, Harley-Davidson chính thức chia tay với động cơ EVO Big Twin và thay vào đó là một thế hệ động cơ mới rất hiện đại EVO Twin Cam 88. Ưu điểm nổi bật của dòng động cơ mới này là nhẹ hơn và có công suất lớn hơn rất nhiều so với Big Twin.
Năm 2002, Harley cho xuất xưởng mẫu xe đua đầu tiên của mình với động cơ của hãng Porsche :1300 phân khối, mô men xoắn cực đại lên đến 9000 vòng/ phút và đặc biệt là xy -lanh lệch góc 60 độ khác hoàn toàn với loại động cơ trước đây
Một thế kỷ đã đi qua, Harley-Davidson đã và vẫn tiếp tục cho ra đời những chiếc môtô làm bao người say mê. Năm 2004, Harley-Davidson kỷ niệm 101 năm ngày ra đời của chiếc xe môtô đầu tiên. “Mọi con đường đều bắt đầu từ đây và chúng sẽ không bao giờ kết thúc”. Đó là khẩu hiệu của Harley-Davidson.

250px-Harley-Davidson.svg.png

Logo truyền thống của Harley-Davidson.

1905-harley-davidson-3.jpg

Chiếc xe Harley-Davidson thời đầu thế kỷ 20.

harley-davidson-motors.jpg

Harley-Davidson thời hiện đại (sờ vô là hại điện)

Zippo-Lighter-Motor-Harley-Davidson-Cycles.jpg

Bật lửa Zippo Emblem Harley-Davidson.


Dưới đây xin gửi đến các bạn hình ảnh những chiếc bật lửa Zippo Harley Davidson huyền thoại.

6ca7a32e2780805387ec56414f58a4bb_41410375.dsc070111.700x0.jpg


60de47afa5fc12e254e1a7ad6dfd3433_41409825.dsc07014.700x0.jpg

Zippo Harley Davidson Anniversary 1903-1993, trên nền Silver Plate-chạm vàng.

d6a085df5d569b87db89c2eb5af2eaae_41409917.dsc06998.700x0.jpg


Và đây bộ Zippo Harley Davidson với hình ảnh qua nét khắc những chiếc xe từ đầu thế kỷ 20 đến nay.

a8c2912a51d533070a4aced38989a12e_41409714.dsc070021.700x0.jpg


632d8fa7a2db7fecf0b7944cd5c113c8_41409777.dsc07008.700x0.jpg


3c8d7fde77e11d29e805362de11c6a6b_41409738.dsc07007.700x0.jpg


a5ba71bacc1250860d2ce62a7c4a9ff3_41409724.dsc07005.700x0.jpg


3c686c714a53a858662aea3ce7d590a4_41409839.dsc07006.700x0.jpg


7fd33259b8155c040f2f49cb15c4f5cd_41409869.dsc07015.700x0.jpg


80ae4af5c110a27a21dbce21790c3b3d_41409875.dsc07016.700x0.jpg


Xin tạm chia tay với các bạn, hẹn gặp lại trong lần show hàng sắp tới.
Cảm ơn bạn xem bài.