Em copy lại tổng kết của bác Dongzinger để các bác tiện theo dõi ạ:
Hôm nay mình có nhiệm vụ được giao là tập hợp toàn bộ phần hướng dẫn để bà cả học, thế là mình copy, paste và ráp nối tùm lum, nay mạn phép chủ thớt chuyển lên đây để Mợ NắngSG xem lại và nếu có sai sót gì thì các bác chỉnh sửa giúp. Thanks.
"Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine... Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu.
Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao.
Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào. Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học"
Như vậy Yến không có chất gì chống chỉ định cho người cao huyết áp, vì ko có các chất béo bão hòa hay collesterol mà người cao huyết áp thì phải kiêng. Nhưng Yến có một ít glucos và nếu ăn nhiều thì có thể tạo đường, vì vậy ko nên ăn quá nhiều thôi, cách một ngày ăn một lần với một lượng nhỏ (100ml đã chín) thì vẫn tốt.
Tổ yến trong thiên nhiên nếu con người ko gỡ tổ ngay khi những chim con đầu tiên vừa bay khỏi, thì hết lứa con này bay đi Yến lại "trùng tu" lại tổ chút xíu rồi đẻ trứng vô đó tiếp, có khi cả năm người ta mới lụm tổ đó về vẫn xài tốt. Như vậy có thể giữ tổ cả năm nơi khô ráo, tránh ánh sáng chói chang, nhiệt độ trong phòng thì vẫn ok. Tuy nhiên tổ yến mới thì mùi vị vẫn thơm hơn, nghĩa là chất lượng cũng tốt hơn, tuy ko khác nhau là mấy, nhưng mua lạng nào ăn hết lạng đó rồi mua tiếp thì hay nhứt.
Tổ Yến thật có mùi tanh như lòng trắng trứng, nhưng khi chưng lên rồi thì lại thơm thơm, chỉ hơi vấn vương mùi tanh rất nhẹ, phải thật chú ý mới cảm nhận được, còn nếu vẫn tanh nồng sau khi chưng cách thủy thì phải xem lại nơi mua.
Cách làm sạch tổ yến : Có mấy bước như sau:
1/ nhúng qua nước nguội rồi lấy dao nhỏ cạo mấy cái gỗ, phân, hoặc đất bám dưới và trong tổ yến.
2/ ngâm trong nước 3 phút rồi lấy ra gói vô miếng vải hoặc khăn ướt (nhúng khăn vắt khô) rồi gói lại cất vô tủ lạnh.
3/ Sau vài tiếng (tối đa 24 tiếng) lấy ra làm tơi tổ yến. Nếu nhổ để phải build lại như tổ cũ (để đóng hộp bán) thì khó vì còn vài bước nữa, chứ nhổ để ăn thì dễ, cứ tháo banh cả cái tổ ra, bỏ vô một tô nước để lông lá nổi lên trên, rồi đổ ra cái rổ lưới, cứ sàng qua sàng lại vài lần cho trôi bớt lông, sau đó đổ hết vô một cái khăn, vắt cho khô.
4/ Đổ yến trong khăn lên thớt màu trắng hoặc dĩa dẹt màu trắng (cho dễ nhìn) rồi lấy 1 cái nhíp làm tơi ra rồi bắt đầu nhổ lông. Có thể lấy cái dao nhỏ gạt dần từng nhúm yến, dùng nhíp đó nhổ hết, gạt qua một bên rồi lại làm nhúm khác. Đến khi nào sạch hết thì thôi. Nhớ là lấy 2 chén nước sạch, gắp được lông rồi thì nhúng vô một chén nước để lông trôi đi nha. Chén còn lại là cái nào dơ quá mình gắp bỏ cả miếng vô đó, sau khi nhặt sạch đám kia thì lấy chén này rửa lại cho sạch rồi nhặt tiếp.
5/ Bước cuối cùng là các bác bỏ tất cả vô cái rổ sắt rồi rửa ở dưới vòi nước chảy, hứng cái tô bự ở dưới để lỡ yến trôi xuống thì lụm lại, rửa tới khi nào ko thấy lông nhỏ li ti trong cái tô hứng dưới thì thôi, nên cũng tốn nước dữ lắm. Khi thấy hết lông rơi xuống rồi thì bỏ vô tô, đổ chút nước lấp xấp để lụm lại lần cuối cùng nha các bác. Đến khi ko còn những chấm li ti màu đen nữa là sạch hoàn toàn.
Đọc 5 bước này thấy phức tạp quá, nên nhiều mợ kêu em chỉ cách đi tắt, túm lại chỉ có bấy nhiêu thôi ạ:
1/ Lấy một cái rổ có lỗ cỡ này:
Sau khi nhặt hết các lông to, thì bỏ yến vô rổ này rồi rửa dưới vòi nước chảy, nhớ tách hết các sợi ra để lông li ti và các chấm đen trôi theo nước. Đừng quên hứng một cái rây ở phía dưới để lỡ có cọng yến nào lọt xuống thì lụm lại:
Cố gắng rửa trong thời gian càng ngắn càng tốt, khoảng 10-15phút thôi nha, ko yến sẽ mất một số chất nhé.
- Nhặt sạch xong chưng cách thủy ăn luôn, hoặc để tủ lạnh thì đóng hộp kỹ trong vài ngày, nếu để lâu thì bỏ vô cái rổ phơi trước quạt cho khô thiệt là khô, đóng hộp cất bao lâu cũng được.
Cách nấu và dùng Yến sào như sau :
- 02 tổ Yến đã làm sạch.
- Bỏ vô thố với khoảng 300ml nước, ngâm khoảng 5 - 10 phút rồi đậy nắp lại.
- Bỏ cái thố đã đậy nắp đó vô một cái nồi khác để chưng cách thủy, khoảng 10-15 phút nữa là ăn được.
Nhớ là trước khi tắt lửa 2 phút, bỏ 1 muỗng đường phèn hoặc đường ko glucos cho người chống chỉ định ăn ngọt vô.
- Chia tổ Yến đã chưng chín đó ra 7 phần nhỏ, bỏ đều vô các hũ/chén nhỏ, đậy nắp thiệt kín lại, cất tủ lạnh ăn trong vòng 1 tuần. Tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ hoặc khi mới ngủ dậy bụng còn đói.
Chú ý là tổ yến phải ăn thường mỗi ngày hoặc cách 1 ngày với một lượng nhỏ như vậy thì hiệu quả hơn là ăn nhiều nhưng vài ba bữa hay cả tuần mới làm một tổ. Yên ko phải là thần dược nên ít nhất ăn vài ba lạng mới thấy tác dụng.
@Bác Sharkmoon:
- Chị trong nghề cho em biết dùng Yến loại nào thì kinh tế và tốt hơn?
- Theo chị thì nếu có người rảnh ở nhà thì nên mua Yến thô về tự làm sạch rồi ăn hay hơn, vừa tiết kiệm tiền vừa nguyên chất 100% (trừ khi mua phải tổ Yến thô giả). Ngoài ra, có một số "công nghệ" làm sạch tổ yến rất kinh sợ! đó là cho một thứ nước hóa chất gì đó vô là lông lá biến hết luôn, chỉ còn lại tổ Yến, thầy em nói hóa chất đó có thể gây ung thư nên năm rồi mấy nước nhập tổ Yến ngưng nhập, vì vậy các bác thấy giá tổ yến down kinh khủng, may là giờ họ đã duyệt tiêu chuẩn mới và bắt đầu cho nhập lại rồi. Trình ai ti của em rất thấp nên ko biết post, chắc mọi người tự search được. Hiện nay có "công nghệ" nhặt bằng tay rất an toàn và nhanh, nhưng em vẫn khuyên mọi người nên tự nhặt nếu rảnh, vì trước khi nhặt thì phải ngâm nước, nếu làm ko đúng quy trình, ví dụ như ngâm nước quá thời gian quy định thì mất một số chất gì đó... thầy giảng em quên rồi, phải coi lại sách bác ạ.