Hạng B2
13/1/12
155
4
18
37
Sydney
giupvieccotam.com
Đây rồi . HẠNH PHÚC.
Một người nhìn thấy một cụ già đang lom khom tìm kiếm một vật gì đó ở ngoài vườn, liền hỏi:
- Cụ đang tìm gì vậy?
Cụ già trả lời :
- Ta đang tìm cây kim, ta vừa đánh rơi.
Thế là ngườỉ lạ liền tìm giúp cụ gìa nhưng mãi vẫn không thấy, bèn hỏi tiếp:
- Thế cụ đánh rơi kim ở đâu vậy?
Cụ già nói:
- Ta làm rơi ở trong nhà nhưng trong nhà tối quá nên ra ngoài này tìm cho sáng!

Cây kim mà cụ già cứ mãi đi tìm mà không được đó chính là HẠNH PHÚC. Câu chuyện trong triết lý Vedanta (kinh Vệ Đà) nói về việc đi tìm HẠNH PHÚC nhưng không đúng nơi, đúng chỗ

(suu tam)
 
Hạng B1
26/9/07
55
8
8
TP.HCM
Những triết lý "để đời" từ một vụ cướp ngân hàng:

- Trong vụ cướp nhà băng, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.

Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".

- Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"

Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"

- Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"

Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp, sách vở"

- Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"

Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"

- Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"

Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"

- Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"

Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như... vàng"

Bonus:

"- Hai tháng sau, bọn cướp bị tóm gọn trong lúc đang tiêu xài tiền trong một casino ở Macau. Tên cướp trẻ nhìn số tiền chưa xài hết trên bàn rồi tiếc rẻ:" Lẽ ra ta nên xài số tiền này nhanh hơn, rửa tiền rồi mua nhà chắc sẽ đã không bị bắt"

Điều này được gọi là: "Hạnh phúc được xây dựng trên cơ sở tiền bạc thì cũng mau chóng tàn lụi. Và đầu tư bất động sản trong kinh doanh thì an toàn hơn chứng khoán."

- Bọn cướp bị giải đến tòa án để tiến hành xét xử. Thay vì bị phạt tù nhẹ vì chỉ cướp 20 triệu đồng, tên cướp già và đồng bọn lãnh án tù 12 năm đến 15 năm vì bị cáo buộc đánh cướp 100 triệu đồng. Lúc tòa tuyên án, tên cướp già quay sang nhìn vị giám đốc ngân hàng và nói: Mày đáng lẽ nên về hưu trước khi tao cướp cái nhà băng đó.

Điều này được gọi là: "Trong thương lượng kinh doanh, sự có mặt của bên thứ ba có tác động lớn đến kết quả cuối cùng."

Kết luận: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối.

Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.

(copy từ FB)
 
Hạng B2
13/1/12
155
4
18
37
Sydney
giupvieccotam.com
Bài học về lòng tự trọng của người con nuôi người cha mù .
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha.

Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay.
Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”.
Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội ”, người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”, ông lão cảm động nói.
Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”, ông nói.
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thêm thịt bò”.
Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỷ niệm ngày mở quán, thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.
Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
Bài học quý giá về tình yêu và lòng tự trọng
Cảnh cùng khổ không làm họ bớt yêu thương nhau hay phải quỵ lụy cầu xin sự giúp đỡ của người khác. Họ có thể rất nghèo về vật chất nhưng lại có hai tài sản đáng quý hơn tất cả, đó là tình yêu và lòng tự trọng.

(sưu tầm)