chi phí khắc phục cho việc này k cao lém. tầm 3-7milion tùy theo phải thay những j. các dâu hiệu nhận biết:
1. Li hợp bị trượt
* Hiện tượng:
- Có mùi khét
- Khi chạy tăng ga nhưng xe vẫn chạy chậm
* Nguyên nhân:
- Tấm ma sát mòn, bề mặt bị chai cứng
- Bề mặt ma sát bị dính dầu mỡ
- Đĩa chủ động mòn làm giảm lực ép
- Hành trình tự do của bàn đạp nhỏ hoặc không có
- Lò so ép hình trụ hoặc lò xo lá bị yếu, gãy
- Điều chỉnh chiều cao đầu đòn mở không đúng và không bằng nhau
* Tác hại:
- Làm đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà mòn nhanh
- Phát sinh ra nhiệt độ cao làm cháy các bề mặt ma sát, các đĩa bị rạn nứt, cong vênh, các lò xo bị giảm đàn tính.
- Không truyền hết mômen ra phía sau
2. Ly hợp ngắt không hoàn toàn ( dính côn)
* Hiện tượng:
- Khi đạp bàn đạp hết hành trình, trục ly hợp vẫn quay theo bánh đà làm cho quá trình vào số khó khăn và gây va đập.
Nguyên nhân:
- Hành trình tự do quá lớn
- Đĩa ma sát bị cong vênh
- Đĩa ép bị vênh
- Chiều cao các đòn mở không bằng nhau
- Khi ngắt li hợp có vật cớng rơi vào
- Moay ở đĩa ma sát bị kẹt trên trục ly hợp
- Điều chỉnh không đúng đối với ly hợp kép
* Tác hại: Gây ra các va đập ở bánh trăng hộp số và vào số khó khăn.
3. Ly hợp bị rung giật khi nối động lực ( khi nhả ly hợp từ từ )
* Nguyên nhân:
- Rãnh then hoa trục ly hợp và moay ơ đĩa ma sát bị mòn
- Đinh tán giữa tấm ma sát và đĩa thép bị rơ lỏng
- Lò xo giảm chấn đĩa ma sát bị yếu, gẫy.
- Đĩa ép bị vênh, đảo.
* Tác hại: Làm tăng tốc độ mòn của các chi tiết và người lái xe mệt mỏi.
4. Ly hợp làm việc có tiếng kêu
Tiếng kêu thường thấy ở hai trường hợp:
a. Khi ly hợp ở trạng thái đóng
* Nguyên nhân:
- Lò xo ép gị gẫy
- Lò xo giảm chấn bị gẫy
- Đòn mở ly hợp bị gẫy
- Các bulông bắt không chặt.
b. Khi ly hợp ở trạng thái mở
* Nguyên nhân:
- Vòng bi đỡ trục bị mòn, vỡ.
- Vòng bi tỳ mòn, dơ, lỏng, khô dầu mỡ.
- Trục ly hợp không trùng tâm với trục khuỷu.
- Đối với ly hợp kép còn có tiếng kêu do va đập giữa chốt với đĩa ép trung gian
* Tác hại: Làm hư hỏng các chi tiết do va đập.