madata nói:chương trình hay quá, nếu gia nhập hôi sớm em cũng đăng ký bám càng theo các bác rùi
Biết mà bám càng không đuợc đó madata vì không còn vé MB .. hocap cũng chưa đi côn đảo bao giờ .
Không thể để cảnh đẹp Côn Đảo "lặn" sâu thêm nữa nên em quyết định tiếp tục "hành trình", hi vọng các bác vẫn còn "hứng thú"
Côn Đảo nhìn từ trên cao
Nơi chúng em qua đêm nờ
Gia đình "toàn tập" của bác Cuongcualu trong "chiến" này.
Hòn đảo phía sau là Hòn Bà, nơi Chúa Nguyễn Ánh đã từng biệt giam bà phi Phi Yến (tục gọi Lê Thị Răm) khi bà tỏ lời khuyên can Chúa đừng "cõng rắn cắn gà nhà".
Câu ca dao "Gió đưa cây Cải về trời - Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay" có nguồn gốc từ sự chia ly đau lòng của Bà Phi Yến và hoàng tử Cải tại Côn Đảo, khi Chúa Nguyễn Ánh quyết định giam Bà Phi Yến lại tại đây và đưa hoàng tử Cải sang làm con tin cho người Pháp để cầu viện sự giúp đỡ của họ cho công cuộc chống lại triều Tây Sơn. Tuy nhiên, trên đường đi hoàng tử Cải đã khóc thảm thiết vì nhớ mẹ, trong một lúc nóng giận Chúa Nguyễn Ánh đã lệnh ném hoàng tử xuống biển, xác cậu đã trôi dạt về đảo và được dân làng Cỏ Ống chôn cất trong một khu rừng gần bãi Đầm Trầu.
Phần bà Phi Yến, sau khi được dân làng giải cứu và biết tin con trai mình đã mất, bà vô cùng đau xót. Bà đứng hoài trước mộ con và khóc, tình cảnh thật thương tâm. Dân làng cám cảnh, họ hát ví:
“Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
Và người dân Côn Đảo tin rằng, câu hát này, xuất phát từ một câu chuyện lịch sử, đau lòng như thế!
Côn Đảo nhìn từ trên cao
Nơi chúng em qua đêm nờ
Gia đình "toàn tập" của bác Cuongcualu trong "chiến" này.
Hòn đảo phía sau là Hòn Bà, nơi Chúa Nguyễn Ánh đã từng biệt giam bà phi Phi Yến (tục gọi Lê Thị Răm) khi bà tỏ lời khuyên can Chúa đừng "cõng rắn cắn gà nhà".
Câu ca dao "Gió đưa cây Cải về trời - Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay" có nguồn gốc từ sự chia ly đau lòng của Bà Phi Yến và hoàng tử Cải tại Côn Đảo, khi Chúa Nguyễn Ánh quyết định giam Bà Phi Yến lại tại đây và đưa hoàng tử Cải sang làm con tin cho người Pháp để cầu viện sự giúp đỡ của họ cho công cuộc chống lại triều Tây Sơn. Tuy nhiên, trên đường đi hoàng tử Cải đã khóc thảm thiết vì nhớ mẹ, trong một lúc nóng giận Chúa Nguyễn Ánh đã lệnh ném hoàng tử xuống biển, xác cậu đã trôi dạt về đảo và được dân làng Cỏ Ống chôn cất trong một khu rừng gần bãi Đầm Trầu.
Phần bà Phi Yến, sau khi được dân làng giải cứu và biết tin con trai mình đã mất, bà vô cùng đau xót. Bà đứng hoài trước mộ con và khóc, tình cảnh thật thương tâm. Dân làng cám cảnh, họ hát ví:
“Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
Và người dân Côn Đảo tin rằng, câu hát này, xuất phát từ một câu chuyện lịch sử, đau lòng như thế!
Last edited by a moderator:
Bãi sỏi hay còn gọi là bãi Nhái: bãi tắm có nhiều đá và sỏi đẹp, lạ. Nằm trên đường đi từ Thị trấn Côn Đảo đến Bến Đầm (phía Nam Côn Đảo).
Sau đó đoàn tiếp tục khám phá đến điểm cực Nam của Côn Đảo (Cực Bắc của Côn Đảo đoàn đã khám phá lúc sáng là bãi Đầm Trầu - gần sân bay Cỏ Ống, tại đây đoàn đã làm quen với 2 người bạn rất nhiệt tình dẫn đoàn đi khám phá băng rừng, vượt đá để đến với 1 bãi biển rất đẹp và hoang sơ, vì phải phiêu lưu và tận hưởng "thiên đường trên mặt đất" nên hok có ai mang theo máy "chộp" hình để lưu lại kỉ niệm.Thiệt là tiếc cho ..... các bác quá
Và tại điểm cực Nam Côn Đảo, khi mọi người đang tự do ngắm hoàng hôn thì bác Cuongcualu đã phát hiện ra cái này ........
Rùi chia sẻ cùng em, gì vậy nhuể???
Ah, thì ra là cái này
Sáng hôm sau. đoàn lên tàu đáy kiếng tham quan Hòn Bảy Cạnh
Tuy nhiên tàu chỉ được đâu xa bờ (vì cần bảo vệ hệ sinh thái của rạng san hô tại đây) và đoàn đã di chuyển vào bờ bằng ca nô cao su
Vết chân còn lại của rùa vào bờ đẻ đêm qua. Đặc biệt tại Hòn Bảy Cạnh là chỉ giải quyết tối đa từ 20 - 30 khách tham quan cho một ngày, vì họ muốn bảo tồn tốt hệ sinh thái đa dạng tại nơi đây.
Nơi rùa đẻ, nhân viên bảo tồn đã rất cẩn thận ghi chú lại: ngày, giờ, số lượng trứng
Rùa biển được bảo tồn tại đây
"Chiến binh" nhỏ tuổi khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Hòn Bảy Cạnh.
Lúc gần bờ .....
Và dần xa bờ, nước rất trong và cạn
Còn người lớn thì ở trên bờ bàn "công chiện".....
Sau đó đoàn đã tắm và lặn ngắm san hô tại đây, tình cờ gặp gỡ gia đình nhà memo cùng 1 chú cá chình bông trên rạng san hô tuy nhiên lại ..... tiếp tục "mê chơi" và quên "chộp hình"
Lên tàu trở về, dù mệt nhưng vẫn cười tươi như ..... bông
Last edited by a moderator:
Tiếc quá là ko biết các bác đi để bám càng, em là thích biển lắm đấy. Côn Đảo đẹp quá, đúng là đất nước mình đâu đâu cũng đẹp.
Em sẽ note bác vào "danh sách đỏ" của những người "ghiền" khám phá nhóa, có "chiến" nào là hú liềnjennyho nói:Tiếc quá là ko biết các bác đi để bám càng, em là thích biển lắm đấy. Côn Đảo đẹp quá, đúng là đất nước mình đâu đâu cũng đẹp.
Ha ha ha, nhớ nha kingo2, đi đâu mà không hú tui là không được đâu đóa, năm nay là năm "rong ruổi của tui mà, đầu năm thì vòng vèo Hà Nội, Chùa Hương, Sapa, Hà Khẩu- Vân Nam, Hạ Long. Giữa năm thì Đà Nẽng, Hội An, Huế, Nha Trang. Sắp tới vươn đến miền Buôn Ma Thuột, thế là chỉ thiếu có ra đảo nữa thôi, thế mới tiếc cái vụ Côn Đảo này đó Kingo ui.kingo nói:Em sẽ note bác vào "danh sách đỏ" của những người "ghiền" khám phá nhóa, có "chiến" nào là hú liềnjennyho nói:Tiếc quá là ko biết các bác đi để bám càng, em là thích biển lắm đấy. Côn Đảo đẹp quá, đúng là đất nước mình đâu đâu cũng đẹp."vui là đi và đi là vui" bác hénTất nhiên em là Kingo 2 rùi