Thay lời muốn nóiOto_Pleiku nói:Không ngờ thớt của bác SVG lại được sự quan tâm thế.
Bác SVG muốn thông tin một ít về Canada, cho mọi người tham khảo. Tin hay không tin, thích hay không thích thì tùy từng người. Sao nhiều bác lại đưa các quan điểm chính trị vào làm gì cho nó nặng nề?
Thế giới bây giờ nó phẳng lắm. Công dân các nước phương Tây họ muốn tới đâu sống cũng được. Còn người VN mình thì sao? Hic, Thấy mà tội. Bà ngoại mình hồi xưa còn sống, cứ nói bà lên chơi được mấy hôm lại đòi về quê. Quen rồi, sống sướng hơn nhưng thiếu chòm xóm là không được rồi.
"Con người sinh ra đều có quyền mưu cầu hạnh phúc", mong muốn được sống ở những xã hội như Canada thì đâu phải là tội lỗi gì? Có hơn không chấp nhận cuộc sống: Sáng 1 lý cafe, tối 1 độ nhậu là xong?
Chê Vn bẩn sang với thằng cả ở Montreal, ở được 6 tháng thì thấy lạnh quá về với con gái kế San Jose đựơc 1 năm ,buồn quá chẳng có ai nói chuyện nhùng nhằng thêm 1 năm rồi về hẳn Việt Nam , trời ơi sướng quá , sướng mà không biết sướng đi tìm 5 châu 4 bể mới biết ở nhà là sướng.
"So many doctors, so many opinions" - "Lắm thầy nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng!". Túm lại là thông tin của bác SVG là khách quan, nhưng cảm nhận thế nào thì là việc riêng của mỗi người
Có một điều chắc chắn là sẽ tốt, cho các bác có khả năng, là nên tạo điều kiện cho các cháu nhà các bác bay nhảy, thí dụ với các chương trình homestay cho học sinh PTTH chằng hạn, nay ở VN cũng đang rất phổ biến. Hoặc nếu muộn hơn thì cho con cái đi du học, việc mà tới 10000 GĐ VN đang làm mỗi năm hiện nay, thí dụ là du học tới Mỹ.
Tui nói điều này là từ kinh nghiệm riêng, vì bản thân cũng luôn hướng cho đứa con trai là phải đi xa, chứ không nên ở mãi một nơi (theo gương cha nó, hề hề, mặc dù cha nó cũng chả đạt được cái gì cả!). Nên vừa tròn tuổi 17 thì cháu ra đi theo chương trình family homestay, tới nhà người ta host family vừa để học tiếng Mẽo, vừa học văn hoá (cái này thì các bác không lo vì học bên Mẽo nhẹ hều so với khả năng của trẻ em VN), vừa rèn luyện thể thao, lại tham ra rửa bát quét nhà luôn v.v... Sau 9 tháng du học về thì nó thành ra gần như người khác vì ở nhà họ thì nó học được từ "việc nhỏ" như phụ nấu ăn, dọp dẹp nhà cửa, giặt quần áo, rửa bát đĩa ... tới việc lớn như cách đối nhân xử thế, cách tiếp chuyện nhau sao cho nó vui vẻ và lịch sự với ông bà chủ nhà vào các buổi tối, cách đánh bạn với HS cùng trường và cùng lớp, cũng như trưởng thành lên rất nhiều về mọi mặt. Kết thúc 9 tháng học nó lấy luôn bằng Diploma trung học Mỹ, cũng là việc ngoài "dự định" của mình, vì thực sự thì trước khi đi cả 2 cha con cũng không đặt ra mục đích này. Kết thúc khóa học cha tới tận nhà host family cảm ơn gia đình họ và đón con về. Ngồi nghe cả buổi họ khen con cái mình ngoan ngoãn, chịu khó phấn đấu học hành, thể thao, đánh bạn, lại còn biết chăm chỉ việc nhà giúp "cha mẹ nuôi", thật là mát ruột như đang bắt được (nhiều) lượng vàng!
Tuy nhiên cái được lớn nhất là khả năng tự lực, sự tự tin và văn hoá giao tiếp mà cháu đã học được lúc đi xa về. Tới nay sang tuổi 19 thì nó tự tin vô cùng là sẽ làm được mọi việc nó muốn, tự tin mà vẫn đủ khả năng kiềm chế và khiêm tốn khi nói chuyện với người khác nên tiếp xúc với nó sẽ khá thú vị! "Khoe" dài dòng như vậy là để nói là một sự "đi ra ngoài", cởi mở, đủ khả năng và tự tin để tiếp xúc với những con người khác, ở một nền văn hoá khác, "thậm chí" có thể có những suy nghĩ khác nữa là có giá trị lớn thế nào trong việc hình thành nhân cách của một con người, nhất là của một thanh niên mới lớn lên. So sánh với những thanh niên cùng tuổi mà đến miếng cơm bón vào miệng cũng phải nhờ tới tay oshin thì các bác biết là mục đich GD của mình với con cái chỉ có thể đạt được nếu cho con cái của mình ra tiếp xúc với một nền văn hoá và GD khác, nơi bản thân nó sẽ bị thách thức nhiều nhất, và con người nó vì thế cũng sẽ phải nỗ lực nhiều nhất. Chúng sẽ đạt được những điều kỳ diệu mà nếu không có thách thức thì chúng cũng sẽ không bao giờ làm được (bản tính con người mà, ai chả thích nhàn nhã, ù lỳ, ngu gì mà phải đi lại, phải thay đổi, phải động chân động tay, nếu lúc nào cũng có người khác "động" hộ mình roài?).
Nói đi ra nước ngoài để hưởng thụ cho nó sướng vì thế sẽ là chuyện nực cười, vì ra nước ngoài, tới một môi trường hoàn toàn mới và khác lạ chính là để học cách sống "khổ ải", mọi công việc cũng như việc học tập và rèn luyện cũng đều sẽ ở một mức độ cao hơn, đòi hỏi con người phải nỗ lực về khả năng nhiều hơn, cũng như ý chí quyết tâm cũng phải cao hơn. Thế nên con cái chúng ta (và cả cha mẹ chúng nữa, sao không?) nếu có điều kiện thì cũng nên thử ra nước ngoài sống để "luyện công" cho mình ít nhất một lần trong đời, vì nói quá lên một chút thì đây là một cuộc "chiến đấu" thực sự, một cuộc chiến để sinh tồn hàng ngày và không dành cho những người yếu tinh thần .
PS: trên vietnamnet sắp có 1 serie bài về "Tị nạn giáo dục" đó, các bác nhớ đón xem. VN chúng ta sẽ phải mất hàng năm vài tỷ $ về chuyện này, nhưng đó là chính câu trả lời thích đáng nhất của hàng vạn các bậc phụ huynh trước một nền GD què quặt của VN ngày hôm nay, một nền GD rất không bình thường và đang sản sinh ra những sản phẩm tất nhiên là cũng không bình thường là "con người mới abc xyz" ...
Có một điều chắc chắn là sẽ tốt, cho các bác có khả năng, là nên tạo điều kiện cho các cháu nhà các bác bay nhảy, thí dụ với các chương trình homestay cho học sinh PTTH chằng hạn, nay ở VN cũng đang rất phổ biến. Hoặc nếu muộn hơn thì cho con cái đi du học, việc mà tới 10000 GĐ VN đang làm mỗi năm hiện nay, thí dụ là du học tới Mỹ.
Tui nói điều này là từ kinh nghiệm riêng, vì bản thân cũng luôn hướng cho đứa con trai là phải đi xa, chứ không nên ở mãi một nơi (theo gương cha nó, hề hề, mặc dù cha nó cũng chả đạt được cái gì cả!). Nên vừa tròn tuổi 17 thì cháu ra đi theo chương trình family homestay, tới nhà người ta host family vừa để học tiếng Mẽo, vừa học văn hoá (cái này thì các bác không lo vì học bên Mẽo nhẹ hều so với khả năng của trẻ em VN), vừa rèn luyện thể thao, lại tham ra rửa bát quét nhà luôn v.v... Sau 9 tháng du học về thì nó thành ra gần như người khác vì ở nhà họ thì nó học được từ "việc nhỏ" như phụ nấu ăn, dọp dẹp nhà cửa, giặt quần áo, rửa bát đĩa ... tới việc lớn như cách đối nhân xử thế, cách tiếp chuyện nhau sao cho nó vui vẻ và lịch sự với ông bà chủ nhà vào các buổi tối, cách đánh bạn với HS cùng trường và cùng lớp, cũng như trưởng thành lên rất nhiều về mọi mặt. Kết thúc 9 tháng học nó lấy luôn bằng Diploma trung học Mỹ, cũng là việc ngoài "dự định" của mình, vì thực sự thì trước khi đi cả 2 cha con cũng không đặt ra mục đích này. Kết thúc khóa học cha tới tận nhà host family cảm ơn gia đình họ và đón con về. Ngồi nghe cả buổi họ khen con cái mình ngoan ngoãn, chịu khó phấn đấu học hành, thể thao, đánh bạn, lại còn biết chăm chỉ việc nhà giúp "cha mẹ nuôi", thật là mát ruột như đang bắt được (nhiều) lượng vàng!
Tuy nhiên cái được lớn nhất là khả năng tự lực, sự tự tin và văn hoá giao tiếp mà cháu đã học được lúc đi xa về. Tới nay sang tuổi 19 thì nó tự tin vô cùng là sẽ làm được mọi việc nó muốn, tự tin mà vẫn đủ khả năng kiềm chế và khiêm tốn khi nói chuyện với người khác nên tiếp xúc với nó sẽ khá thú vị! "Khoe" dài dòng như vậy là để nói là một sự "đi ra ngoài", cởi mở, đủ khả năng và tự tin để tiếp xúc với những con người khác, ở một nền văn hoá khác, "thậm chí" có thể có những suy nghĩ khác nữa là có giá trị lớn thế nào trong việc hình thành nhân cách của một con người, nhất là của một thanh niên mới lớn lên. So sánh với những thanh niên cùng tuổi mà đến miếng cơm bón vào miệng cũng phải nhờ tới tay oshin thì các bác biết là mục đich GD của mình với con cái chỉ có thể đạt được nếu cho con cái của mình ra tiếp xúc với một nền văn hoá và GD khác, nơi bản thân nó sẽ bị thách thức nhiều nhất, và con người nó vì thế cũng sẽ phải nỗ lực nhiều nhất. Chúng sẽ đạt được những điều kỳ diệu mà nếu không có thách thức thì chúng cũng sẽ không bao giờ làm được (bản tính con người mà, ai chả thích nhàn nhã, ù lỳ, ngu gì mà phải đi lại, phải thay đổi, phải động chân động tay, nếu lúc nào cũng có người khác "động" hộ mình roài?).
Nói đi ra nước ngoài để hưởng thụ cho nó sướng vì thế sẽ là chuyện nực cười, vì ra nước ngoài, tới một môi trường hoàn toàn mới và khác lạ chính là để học cách sống "khổ ải", mọi công việc cũng như việc học tập và rèn luyện cũng đều sẽ ở một mức độ cao hơn, đòi hỏi con người phải nỗ lực về khả năng nhiều hơn, cũng như ý chí quyết tâm cũng phải cao hơn. Thế nên con cái chúng ta (và cả cha mẹ chúng nữa, sao không?) nếu có điều kiện thì cũng nên thử ra nước ngoài sống để "luyện công" cho mình ít nhất một lần trong đời, vì nói quá lên một chút thì đây là một cuộc "chiến đấu" thực sự, một cuộc chiến để sinh tồn hàng ngày và không dành cho những người yếu tinh thần .
PS: trên vietnamnet sắp có 1 serie bài về "Tị nạn giáo dục" đó, các bác nhớ đón xem. VN chúng ta sẽ phải mất hàng năm vài tỷ $ về chuyện này, nhưng đó là chính câu trả lời thích đáng nhất của hàng vạn các bậc phụ huynh trước một nền GD què quặt của VN ngày hôm nay, một nền GD rất không bình thường và đang sản sinh ra những sản phẩm tất nhiên là cũng không bình thường là "con người mới abc xyz" ...
Có rồi đấy bác :
“ Trên một diễn đàn nổi tiếng về trẻ thơ của Việt Nam lưu truyền câu chuyện về một gia đình đã mừng phát khóc khi đứa con 14 tuổi của họ được nhận vào học một trường ở Singapore. Trong cơn phấn khích, ông bà cậu học sinh đã thốt lên: “Cháu tôi đã được làm người rồi”. 14 tuổi, ba lô nẵng trĩu vai bước vào cánh cổng của một trường phổ thông danh tiếng nước ngoài, em học sinh này đã trải qua một quá trình “khổ luyện” đầy gian khó với sự góp sức bền bỉ của ông bà, bố mẹ và cả họ hàng. “
“ Cháu tối đã được làm người rồi “ vì đâu nên nỗi này !!! nếu như cách đây vài ba chục năm, du học ở LX , Đức… so với học trong nước, người ta cũng chẳng suy bì gì nhiều lắm. Nhưng nay, mới chỉ được sang Sing thôi, người ta đã có thể yên tâm về tương lai của đứa nhỏ, chí ít nó cũng sẽ kiếm được tiền phù hợp với năng lực và công sức khi nó & gia đình bỏ ra. Chí ít nó cũng không phải nghĩ tới cảnh lanh thang vất vưởng chờ chực xin việc, cảnh làm chơi ăn thật…hay thậm chí ít nhất nó cũng hòan tòan có thể yên tâm là nó sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt để nó có thể thành NGƯỜI thực sự.
Em tin chắc tất cả các bác đều có mong muốn, ít nhất là thế này, tuy nhiên có thực hiện được hay không lại là chuyện không phải bác nào cũng làm được
Nguồn vnn : http://vietnamnet.vn/giao...-trong-bung-me-911870/
“ Trên một diễn đàn nổi tiếng về trẻ thơ của Việt Nam lưu truyền câu chuyện về một gia đình đã mừng phát khóc khi đứa con 14 tuổi của họ được nhận vào học một trường ở Singapore. Trong cơn phấn khích, ông bà cậu học sinh đã thốt lên: “Cháu tôi đã được làm người rồi”. 14 tuổi, ba lô nẵng trĩu vai bước vào cánh cổng của một trường phổ thông danh tiếng nước ngoài, em học sinh này đã trải qua một quá trình “khổ luyện” đầy gian khó với sự góp sức bền bỉ của ông bà, bố mẹ và cả họ hàng. “
“ Cháu tối đã được làm người rồi “ vì đâu nên nỗi này !!! nếu như cách đây vài ba chục năm, du học ở LX , Đức… so với học trong nước, người ta cũng chẳng suy bì gì nhiều lắm. Nhưng nay, mới chỉ được sang Sing thôi, người ta đã có thể yên tâm về tương lai của đứa nhỏ, chí ít nó cũng sẽ kiếm được tiền phù hợp với năng lực và công sức khi nó & gia đình bỏ ra. Chí ít nó cũng không phải nghĩ tới cảnh lanh thang vất vưởng chờ chực xin việc, cảnh làm chơi ăn thật…hay thậm chí ít nhất nó cũng hòan tòan có thể yên tâm là nó sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt để nó có thể thành NGƯỜI thực sự.
Em tin chắc tất cả các bác đều có mong muốn, ít nhất là thế này, tuy nhiên có thực hiện được hay không lại là chuyện không phải bác nào cũng làm được
Nguồn vnn : http://vietnamnet.vn/giao...-trong-bung-me-911870/