Có phải người "dân tộc thiểu số" ở nước ta và các nước khác trên thế giới họ không được thông minh như người "đa số"...? Tôi nghĩ là không, có chăng là họ không có đủ điều kiện sống và được học hành như ngưòi đa số mà thôi...TheMage nói:gatuquan nói:Tui chưa đi tới Kon Ku, còn Lắc thì đã đến trước năm 90, giờ chắc thay đổi nhiều... Nhìn hình thấy đồng bào anh em còn thiếu thốn quá, dép guốc linh tinh, đáng lẽ ngồi trên gốc cây cho có vẻ... dân tộc thì phai ngồi trên ghế nhựa, hu hu, gốc cây to có còn hay mất hết rồi? các bác ơi, không phải và ngàn lần không dám chê người mình, nhưng nhìn hình thấy thương cho "anh em ta cùng mẹ cha, nhớ chuyện cũ, trong tích xưa...", biết đến bao giờ "miền ngược tiến kịp miền xuôi" hở các bác...
Sẵn đây em tặng bác từ quan và các bác mẩu chuyện vui , câu chuyện "bể kế hoạch vì ... trái dưa leo" . Các bác relax tí rồi tiếp tục súng ống nghiêng chiến nha.
TAND một huyện ở Lào Cai vừa từ chối nhận đơn kiện của ông D. yêu cầu bệnh viện huyện phải bồi thường 15 kg thóc vì không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
“Mình muốn kiện thằng bệnh viện”
“Thưa tòa, mình muốn kiện thằng bệnh viện. Nó làm mình mất 15 cân thóc” - người đàn ông 52 tuổi đến TAND huyện nhờ phân xử vì ông cho rằng đã bị trung tâm y tế huyện lừa.
Tay cầm tờ đơn vừa nhờ cửa hàng đánh máy đánh cho, ông tha thiết mong tòa chấp nhận. “Tòa không nhận đơn thì mình không về” - ông nói cứng.
Đơn ông ghi: “Tòa phân xử cho mình việc này. Mình đã có một bầy con, nuôi chúng lớn khổ cực trăm bề. Mình muốn dừng lại. Làng cũng không cho mình đẻ nữa và sẽ phạt nếu mình vi phạm. Vậy mà thằng bệnh viện đến, chỉ dẫn này nọ. Mình tin theo. Giờ mình phải vay mượn 15 cân thóc nộp phạt cho làng vì vợ mình đang ở cữ”.
Rồi ông trình bày cớ sự. Năm ngoái, bệnh viện huyện tổ chức một cuộc họp. Xã đến từng nhà hết lời động viên bà con tham dự. Ông bỏ một buổi lên nương đến ngồi nghe họ chỉ dẫn cách… không sinh con lần nữa.
“Họ đưa mình một cái bao, bảo cầm về nhà sử dụng sẽ không bị làng phạt thóc. Mình bảo mình chưa thấy cái bao này bao giờ, không biết cách dùng. Họ làm mẫu, lấy một quả dưa chuột bỏ vào, rồi để lên bàn cho mọi người xem. Hôm ấy đông bà con mình lắm. Ai cũng thấy và làm theo rồi được cán bộ cho mấy cái mang về nữa. Mình tin cán bộ lắm, trước khi đi ngủ, mình bỏ quả dưa chuột vào, để lên bàn. Ấy thế mà vợ mình vẫn sinh thằng cu nữa. Làng phạt mình 15 cân thóc. Mình đến xã, xã chỉ mình qua tòa. Tòa phân xử vụ này cho mình. Mình không có thóc đóng phạt đâu” - người đàn ông trình bày, giọng đầy bức xúc.
Không thể kiện
Thư ký tòa tiếp ông thực sự bối rối. Sau khi nói ông bình tĩnh, anh thư ký chạy vào “thỉnh giáo” một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm giải quyết và hòa giải những tranh chấp dân sự. Nghe cố vấn xong, thư ký quay ra, bảo yêu cầu của ông tòa không giải quyết được bởi vụ việc không thuộc thẩm quyền của tòa. Thiệt hại của ông không phải do cán bộ y tế gây ra. Họ hướng dẫn sử dụng rất rõ ràng, đúng khoa học. Bằng chứng là chỉ mình ông gặp “sự cố” mà thôi. Ông chỉ còn cách xin với làng cho chậm nộp phạt. Rồi thư ký tòa động viên ông về gắng làm nương rẫy kiếm tiền nuôi con mới đẻ. Có gì không hiểu về cách sử dụng thì đến cơ sở y tế gặp cán bộ để được… hướng dẫn tiếp.
Bất đắc dĩ người đàn ông phải cầm lại tờ đơn, buồn hiu hắt. Dường như ông ta vẫn băn khoăn về nguyên nhân gây ra “sự cố” của mình...
Sau 75, tôi đi làm công nhân, có làm chung vơi một anh ngưòi Ê đê. Anh này tên là Y Shork, lớn hơn mình cỡ chục tuổi, đã từng đi lính. Thuở nhỏ, anh học trong trường dòng, nói tiếng Pháp sõi hơn tiếng Việt. Thông minh, nhanh nhẹn, cần cù và rất thật thà... Trong đơn vị, có nhiều ngưòi "đa số" là dân ít học, sự hiểu biết chẳng bằng anh ấy...
Ở Vancouver vẫn có nhiều người là dân thiểu số, nếu được học hành tử tế, họ vẫn có cuộc sống tốt đẹp và làm việc trong cơ quan của chính phủ...