Hạng D
23/8/15
1.997
41.864
113
ở đâu còn lâu mới nói
11. Virus Corona mới có gen HIV

Thông tin này được lan truyền rộng rãi sau khi một báo cáo phân tích sơ bộ của nhóm các nhà khoa học Ấn Độ được đăng tải lên website bioRxiv (một website cho phép đăng tải các nghiên cứu khoa học chưa được kiểm chứng) nói rằng có nhiều đoạn gen của chủng virus 2019-nCoV giống với các đoạn gen của virus HIV, và không có trong chủng SARS-CoV. Nhóm tác giả cũng ám chỉ rằng có sự can thiệp của con người trong việc thêm các đoạn RNA này vào 2019-nCoV. [1]

Tuy nhiên báo cáo này nhanh chóng được gỡ bỏ ngay sau đó vì nhận được vô số các lời chỉ trích về sự thiếu chính xác trong cả phương pháp nghiên cứu lẫn thông tin được sử dụng để đưa ra kết luận. Một số điểm mà các nhà nghiên cứu virus đưa ra để phản bác nghiên cứu trên bao gồm:

- 4 đoạn gen khác biệt với SARS vốn dĩ vẫn tồn tại sẵn có (hoặc gần như giống hệt) trong gen của coronavirus trên dơi, và giống với các đoạn gene có trên hàng chục các họ virus khác ngoài HIV; [2] [3]

- Độ dài của các đoạn gen được so sánh rất ngắn, có đoạn chỉ dài tương đương 6 amino acid, hoàn toàn có thể xảy ra một cách tự nhiên, không đủ để có thể nói rằng có sự can thiệp nhân tạo; [2] [3]

Vậy tại sao lại sử dụng thuốc điều trị HIV để phối hợp chữa bệnh viêm phổi Vũ Hán?

Vì thuốc điều trị HIV thực tế là một loại thuốc điều trị virus nói chung, trong đó bao gồm hai hợp chất là lopinavir và ritonavir hiện đang được Thái Lan sử dụng kết hợp điều trị cho bệnh nhân 2019-nCoV. Các hợp chất này mặc dù được điều chế với mục đích chữa trị HIV/AIDS, nhưng chúng cũng có tác dụng với RẤT NHIỀU chủng virus khác. Ví dụ:

- Lopinavir có tác dụng điều trị HPV sinh dục do nhiễm papillomavirus [4] [5];

- Ritonavir dùng phối hợp với các thuốc khác để điều trị viêm gan C do nhiễm Hepacivirus C [6] [7];

Lopinavir và ritonavir là các chất chống virus bằng cách ức chế enzyme protease, từ đó ngăn chặn virus sao chép bộ gen của chúng. Các thuốc điều trị HIV này không phải được "mã hóa" để điều trị cho mình virus HIV, mà có tác dụng với tất cả các virus có cùng phương pháp nhân bản.

Hỗn hợp thuốc ritonavir và lopinariv từng được sử dụng để điều trị SARS và cho kết quả khả quan. [8]

Tóm lại là thông tin cho rằng Trung Quốc chế tạo ra chủng virus corona mới này bằng gen của virus HIV là tin không chính xác, do một số nhà khoa học Ấn Độ tung lên mà chưa kiểm chứng, gặp đúng cơn gió "bài Trung Quốc" thổi phồng lên thành một thuyết âm mưu đầy gay cấn như phim hành động Holywood vậy. Hi vọng Brad Pitt vẫn tiếp tục đóng vai chính trong phần 2 dự kiến sẽ được công bố trong năm nay

-Mr.F-

[1] https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2020.01.30.927871v1

[2] https://twitter.com/trvrb/status/1223666856923291648

[3] https://twitter.com/SKonermann/status/1223344537772290048

[4] https://www.manchester.ac.uk/discov...effects-of-virus-that-causes-cervical-cancer/

[5] http://www.natap.org/2014/HIV/021814_02.htm

[6] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25846301

[7] https://www.hepatitisc.uw.edu/page/treatment/drugs/3d

[8] https://thorax.bmj.com/content/59/3/252
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.858
113
Hay , đơn giản

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus


Máy thở quan trọng thế nào với người nhiễm nCoV?

 
  • Like
Reactions: Mr-migoi lI
Hạng D
23/8/15
1.997
41.864
113
ở đâu còn lâu mới nói
Hay , đơn giản

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus


Máy thở quan trọng thế nào với người nhiễm nCoV?

ko biết thiệt hay giả
 

Attachments

Tập Lái
19/3/20
9
122
0
57
mấy ngày nay lang thang fb đọc ba mớ thông tin về dịch, em thấy chỉ có mỗi 1 trang đưa ra góc nhìn về corona và có kèm theo link tham khảo
em đã cancel độ đi ĐL mùng 3 - mùng 6 vì sợ
mấy anh có nghề nghiệp giỏi ngoại ngữ đọc mấy link tham khảo dùm em coi đáng tin cậy ko!!!

1. Coronavirus là gì?

Coronavirus là tên gọi chung của virus thuộc họ Coronaviridae. Họ virus này gây bệnh trên động vật có vú và các loài chim. Được phát hiện lần đầu vào những năm 1960, họ virus này bao gồm 4 chi là Alpha-, Beta-, Gamma-, và Deltacoronavirus. Trong đó:

- Alphacoronavirus có 2 loài là HCoV-229E và HCoV-NL63 gây ra bệnh cảm thông thường, các loài khác không gây bệnh ở người [1];

-Betacoronavirus có một số loài nổi bật như SARS-CoV gây bệnh SARS (Hội chứng viêm đường hô hấp cấp) năm 2003, MERS-CoV gây bệnh MERS (Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông) năm 2012, và mới đây là 2019-nCoV (tên tạm gọi) gây bệnh viêm phổi cấp tính tại Vũ Hán, Trung Quốc. Một số loài khác gây bệnh cho động vật [2];

- Gammacoronavirus và Deltacoronavirus tuy có lây lan sang người nhưng không gây bệnh, chỉ gây bệnh trên động vật và chim.

Các loài thuộc họ Coronaviridae đều có nguồn gốc từ động vật, trong đó chi Alpha- và Beta- bắt nguồn từ dơi, còn chi Gamma- và -Delta bắt nguồn từ lợn và chim.

Ở Việt Nam thường dùng từ "chủng" để chỉ mức phân loại virus tương đương với "loài".

[1] https://www.canada.ca/en/public-hea...gen-safety-data-sheets-risk-assessment/human-coronavirus.html

[2] https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/betacoronavirus

2. Chủng coronavirus tại Vũ Hán

Được tạm gọi là 2019-nCoV, cách đặt tên khá phổ biến đối với các chủng virus mới được phát hiện:

- 2019 là năm phát hiện;

- n là viết tắt của "novel" trong tiếng Anh. Từ novel này không phải mang nghĩa là tiểu thuyết, mà mang nghĩa là "new" - mới;

- CoV là viết tắt của coronavirus.

Vậy cái tên 2019-nCoV đơn giản nghĩa là chủng virus mới thuộc họ Coronaviridae được phát hiện vào năm 2019.

Vào thời điểm hiện tại (0:00 ngày 28/1 giờ Việt Nam), có tổng cộng 2798 trường hợp được xác định lây nhiễm 2019-nCoV, tử vong 81 người, bình phục 50 người, 16 quốc gia xác nhận có bệnh nhân lây nhiễm. [1] [2]

Update 12:00 ngày 28/1

Số người xác nhận nhiễm virus: 4474
Số người tử vong: 107
Số người bình phục: 63
Tỉ lệ tử vong: 2.2%

[1] https://www.cgtn.com/special/Battling-the-novel-coronavirus-What-we-know-so-far-.html

[2] https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/locations-confirmed-cases.html


3. Triệu chứng và cách lây nhiễm

Triệu chứng của bệnh gây ra bởi chủng 2019-nCoV có các mức độ từ không có triệu chứng tới nặng:

  • Sốt, hoặc sốt cao;
  • Viêm họng;
  • Đau đầu;
  • Đau, tức ngực;
  • Lạnh, run;
  • Khó thở;
  • Viêm phổi;
  • Suy thận;
  • Có thể dẫn đến tử vong. [1]
Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng14 ngày [1], và có khả năng lây nhiễm trong quá trình ủ bệnh [2] [3], tuy nhiên chưa xác định được chắc chắn khả năng này.

Nguồn gốc của chúng virus này chưa được xác định chính xác, nhưng phần lớn các nghiên cứu đều chỉ về một khu chợ buôn bán động vật tại Vũ Hán (Hoa Nam hải tiên phê phát thị trường - Chợ bán sỉ hải sản Hoa Nam) và có lây sang người từ động vật được bày bán tại đây [4] [5] [6]. Những bài viết kiểu "xúp dơi là nguồn gốc lây nhiễm" đều chỉ mang tính chất phỏng đoán (một cách khá vô lý), không hề có căn cứ nào để xác thực.

Chủng virus mới này đã được xác nhận là có khả năng lây lan giữa người với người, tuy nhiên mức độ lây lan khác nhau đối với từng trường hợp (có người không hề truyền bệnh, có người truyền bệnh cho nhiều người cùng lúc). Và đặc biệt là có thông tin cho rằng chủng virus này có thể lây lan ngay từ trong quá trình ủ bệnh. [7] [8]

[1] https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/about/symptoms.html

[2] http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2020/01/28/2003729944

[3] http://news.china.com.cn/2020-01/26/content_75650029.htm

[4] https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/about/index.html

[5] https://promedmail.org/promed-post/?id=6866757

[6] https://www.washingtonpost.com/worl...33046c-312f-11ea-971b-43bec3ff9860_story.html

[7] https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/about/transmission.html

[8] https://www.sciencenews.org/article/how-new-wuhan-coronavirus-stacks-up-against-sars-mers

[9] http://www.cidrap.umn.edu/news-pers...-about-chinas-ability-contain-new-coronavirus

4. Độc lực và tỉ lệ tử vong

Chủng 2019-nCoV tuy là một chủng virus nguy hiểm, có khả năng gây chết người, nhưng có độc lực yếu hơn so với SARS-CoV và MERS-CoV với tỉ lệ tử vong vào khoảng dưới 4%, tuy nhiên con số này sẽ tiếp tục thay đổi khi nhiều trường hợp mắc bệnh mới được phát hiện [1] [2].

Đa phần những người tử vong do chủng coronavirus mới đều là những người có tiền sử bệnh, hoặc có tuổi cao, và chủ yếu là những người có sức đề kháng thấp, tuy nhiên vẫn có trường hợp tử vong ở độ tuổi 36. [3]

Về mức độ nặng nhẹ của bệnh, thì như đã nói ở phần triệu chứng, có người không hề có biểu hiện gì, có người lại có triệu chứng rất nặng. Đây là đặc điểm chung của các loại bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như bệnh cúm hay sốt virus.

Với độc lực tương đối yếu, sẽ không có chuyện 2019-nCoV khiến người bệnh lăn ra chết giữa đường như trong các phim zombie của Hollywood mà các video cắt ghép nham nhở để câu view suốt ngày ra ra tuyên truyền.

[1] https://www.sciencenews.org/article/how-new-wuhan-coronavirus-stacks-up-against-sars-mers

[2] https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html#/bda7594740fd40299423467b48e9ecf6

[3] https://www.businessinsider.com/chi...day-the-virus-has-killed-at-least-81-people-3

5. Khả năng lây nhiễm

Khả năng lây nhiễm của một chủng virus được đánh gia một cách tương đối qua chỉ số được gọi là hệ số lây nhiễm cơ bản R0. Hiểu một cách đơn giản thì đây là số người trung bình mà một nguồn bệnh có thể lây nhiễm sang cho cá thể khác trong điều kiện cơ bản.

Hệ số R0 của chủng 2019-nCoV được xác định vào khoảng 2.6 (hoặc 2.3 - 5) [1] [2].

Thông tin do tiến sĩ-bác sĩ Eric Ding đưa ra trên Twitter rằng 2019-nCoV có khả năng lây lan cao hơn 8 lần SARS là không chính xác. Ông này so sánh hai giá trị khác nhau về bản chất, là R0 của 2019-nCoV và tỉ lệ lây nhiễm sau khi được cách ly của SARS. Thực tế thì R0 của SARS là 2 - 5 [3], nghĩa là 2019-nCoV chỉ có khả năng lây nhiễm cao hơn SARS một chút, tùy vào điều kiện. Hiện tại tiến sĩ Eric Ding đã xóa bài đăng này vì nhận ra nhầm lẫn của mình.

Để so sánh, bệnh đậu mùa có R0 = 3.5 - 6, bệnh bạch hầu có R0 = 6 - 7, bệnh sởi có R0 = 12 - 18. [4] [5] [6]

Virus 2019-nCoV được cho là lây lan qua đường dịch cơ thể, chẳng hạn như nước bọt, nước mũi, máu. Do đó nó có thể lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi hoặc ho trước mặt người khác.

[1] https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2020.01.25.919787v1

[2] https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2020.01.23.916395v1

[3] https://academic.oup.com/aje/article/160/6/509/79472

[4] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28757186

[5] https://pdfs.semanticscholar.org/13f8/fe9cd4b06843fce134699ecc8b89cf6a2353.pdf

[6] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11742399

6. Biện pháp tự bảo vệ

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay gốc cồn thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi tiếp xúc với người bị nghi nhiễm virus 2019-nCoV hoặc bất cứ ai có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi;

- Không tiếp xúc trực tiếp với người bị nghi mắc bệnh mà phải đeo các thiết bị bảo vệ như găng tay, khẩu trang, kính mắt, áo bảo hộ sinh học,…

- Che mũi và miệng bằng giấy khô hoặc khuỷu tay khi hắt hơi hoặc ho, sau đó rửa tay bằng xà phòng;

- Thực hiện ăn chín, uống sôi;

- Không chạm vào mặt nạ hoặc khẩu trang sau khi đã đeo lên mặt, khi đeo cần che kín miệng và mũi để tránh bị dịch cơ thể của người bệnh xâm nhập;

- Không tiếp xúc với động vật sống, động vật hoang dã, không ăn thịt động vật đã chết do bệnh;

- Tránh tụ tập nơi đông người, hạn chế du lịch hoặc di chuyển tới các địa phương khác nếu không cần thiết;

- Trung thực báo cáo tình trạng sức khỏe và lịch sử di chuyển của mình tới các nhân viên y tế để được chăm sóc ngay khi có dấu hiệu liên quan đến bệnh viêm phổi do 2019-nCoV.

7. Khẩu trang N95 có thực sự cần thiết?

Khẩu trang N95 (nghĩa là có khả năng lọc 95% lượng bụi nhỏ đi vào cơ thể) là một loại khẩu trang phù hợp để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của ô nhiễm không khí. Nhưng với mục đích phòng các bệnh lây lan qua đường hô hấp thì một chiếc khẩu trang N95 với giá thành khoảng 20000đ/cái tới 60000đ/cái, thậm chí cao hơn, gần như không có gì khác biệt với khẩu trang y tế dùng 1 lần có giá 30000đ/hộp 50 cái, vì mục đích của việc đeo khẩu trang là để tránh các hạt dịch cơ thể của người bệnh xâm nhập vào khu vực mũi và miệng.

Ngoài ra, tác dụng phòng lây nhiễm chỉ hiệu quả khi bạn sử dụng khẩu trang DUY NHẤT MỘT LẦN và rửa sạch tay ngay sau khi tháo khẩu trang để tránh tiếp xúc gián tiếp các chất bẩn ở bên ngoài khẩu trang thông qua các ngón tay, do đó việc sử dụng các khẩu trang N95 đắt tiền là rất lãng phí.

Thêm vào đó, khẩu trang N95 thường có độ thoáng khí thấp, dễ gây khó thở, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh hô hấp. Và sau một thời gian sử dụng, bụi mịn có thể làm tắc các lỗ thông khí trên khẩu trang, khiến cho người sử dụng càng khó thở hơn.

Thay vì việc bỏ tiền ra mua các loại khẩu trang cao cấp, bạn nên chú ý hơn tới việc khẩu trang mình đang sử dụng có vừa khít và che kín mũi và miệng hay không. Hãy đảm bảo bạn có thể giảm tối đa xác suất hít phải hay nuốt phải dịch cơ thể của người mang bệnh.


8. Tại sao phải cách ly, phong tỏa khu vực có bệnh?

Việc cách lý, phong tỏa không đồng nghĩa với việc chủng virus này nguy hiểm hơn bình thường.

Nguyên nhân hiển nhiên cho việc cách ly, phong tỏa khu vực có bệnh là để bệnh không lây lan rộng ra các khu vực khác. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất.

Nguyên nhân thứ hai không kém phần quan trọng, đó là để ngăn chặn cơ hội đột biến của virus.

2019-nCoV là một virus ARN, nghĩa là chúng không có ADN, mà di truyền bằng một đoạn ARN. ARN là vật liệu di truyền sợi đơn, do đó kém ổn định hơn rất nhiều so với ADN có sợi kép. Sự không ổn định của ARN cho phép virus biến đổi rất nhanh về mặt di truyền. Tốc độ xuất hiện của các đột biến mới phụ thuộc rất lớn vào số lượng vật chủ mà chúng lây nhiễm. Do đó việc cách ly, phong tỏa là cực kỳ quan trọng để tránh virus có thêm điều kiện biến đổi, trong tình hình các nhà nghiên cứu đều nói rằng 2019-nCoV có khả năng tiếp tục biến đổi để trở nên nguy hiểm hơn và lây lan nhanh hơn.

Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng không muốn lặp lại lịch sử khi dịch SARS cướp đi sinh mạng của 774 người, phần lớn là người Trung. Do đó họ sẽ muốn kiểm soát được dịch bệnh mới này càng nhanh càng tốt.

Có thông tin về việc đa số virus tiến hóa theo hướng yếu đi nhằm bảo vệ vật chủ. Đây là thông tin không chính xác. Chỉ một bộ phận rất ít virus biến đổi để trở nên yếu đi như HIV hay virus nấm da ở thỏ, còn các virus như virus dại hay virus bệnh Marek cho gà lại không hề có dấu hiệu yếu đi, ngược lại còn nguy hiểm hơn, với tỉ lệ tử vong gần 100%.


9. Vaccine chống 2019-nCoV?

Gần như không có khả năng một loại vaccine dành cho chủng virus mới này được sản xuất trong tương lai gần. Vì 2019-nCoV là virus với ARN, tốc độ biến đổi của chúng sẽ khiến việc nghiên cứu ra vaccine phòng bệnh trong thời gian ngắn là bất khả thi.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vaccine cho SARS (2003) và MERS (2012).
Tư liệu tốt