RE: Một số hình ảnh về chuyến đi tham quan Daklak
Hồi bé em sống ở nơi này khá lâu , nói về tên thì em thấy có mấy hiện tượng như sau:
Buôn Ma Thuột : Có lẽ giải thích như bác Tuonglahay là đúng trên tên gọi
Buôn Mê Thuột : Buôn làng của Mẹ Thuột
Hai cách gọi trên sau 1975 mơi xuất hiện, có lẽ do quan điểm phục hồi âm bản địa
Ban Mê Thuột : Không biết phải là do biến âm theo tiếng Pháp không vì cái tên này lần đầu được ghi trong văn bản tiếng Pháp và sử dụng phổ bến trước 1975 .
Bọn trẻ con như tụi em lúc đó đã nhại ra đủ cách gọi: Buồn Muôn Thuờ- Bụi Mù Trời - Bánh Mỳ Thịt
Buồn Muôn Thuờ Hồi xưa xứ này buồn lắm, cứ như là bị thế giới bỏ quên ý, rừng núi âm u , dân cư thưa thớt, sương phủ sớm chiều, khí hậu khắc nghiệt ...
Bụi mù trời bụi ở đây nhiều khủng khiếp luôn, và rất đặc biệt, có lẽ do đất bazzan ở đây quá đặc biệt, mùa mưa thì dẻo quánh và ngậm đầy nước, mùa khô tơi bở đến từng hạt, cứ mỗi cón gió cao nguyên lồng lộn thổi qua là một đám mây bụi đỏ quạch vung lên ngang trời, sau đó bám đầy vào cây là nhà cửa, bộ hành (Bài thơ Lá đỏ có từ hiện tượng này) bụi vào quần áo thì giặt tẩy kiểu gì cũng không mất hẳn màu đi được-
Bánh mỳ thịt : Chắc do bí nên bọn trẻ chế ra như thế cho có .
Không biết từ đó tới giờ có thêm tên nào mới hay không ..
Người bản địa của vùng này chủ yếu là tộc Ê- đê, văn hóa của họ phải đáng vào bậc độc đáo và phong phú nhất trong các tộc người Tây nguyện. Họ chịu ảnh hưởng của người Pháp khá sâu đậm do chính sách đặc biệt của người Pháp trong khoảng hơn 100 năm . Trai gái Ề- đê nếu mang chút huyết thống Pháp thì đẹp lắm, các bác không thể không ngạc nhiên được đâu ... Những bài thánh ca hay nhất trong đời mà em được nghe là từ những người lai này, họ ngồi lại với nhau, măngđolin, ghi ta thùng và chất giọng hoàn toàn tự nhiên ...
Những tấm hình của các chợt khuấy động những kỷ niệm tuổi thơ của em , lại lắm lời các bác tha lỗi ...