Sáu lý do để dán kính xe.
Có nhiều lý do để dán kính xe bạn như bảo vệ sức khỏe, an toàn và sự riêng tư, cũng như bảo vệ giá trị cho chiếc xe. Dưới đây là 6 lý do được nhiều người đồng tình nhất.
Tránh quá nhiệt
Bên trong xe bạn có thể mát hơn tới 60% trong những ngày hè nóng nực với lớp dán phù hợp.
Bảo vệ da
Tia UV có hại từ mặt trời có thể gây nên ung thư da. Lớp dán có thể ngăn đến 99% các tia có hại.
Bảo vệ trong tai nạn.
Khi xảy ra tai nạn, lớp dán có thể giúp giữ lại các mảnh kính vỡ, không làm bị thương các hành khách.
Lái xe an toàn.
Lớp dán có thể làm giảm độ chói từ mặt trời, tuyết và các nguốn sáng khác. Điều này sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn.
Tránh bị nhòm ngó.
Lớp dán có thể bảo vệ sự riêng tư cho bạn và che dấu những thứ bên trong xe. Như vậy, những tên trộm sẽ ít có cơ hội ra tay hơn.
Chống lão hóa và nhạt màu nội thất
Các tia UV có hại và nhiệt có thể làm nội thất xe bạn bị lão hóa hoặc bạc màu. Lớp dán có thể làm giảm bớt những tác hại này.
Nguồn:
----------------------------------------------------------------------
Làm thế nào để lựa chọn loại film phù hợp.
Nhiều người luôn nghĩ film dán kính là những tấm phim tối màu hoặc tím nhạt có thể thấy trên một số chiếc xe cũ. Nhưng thực tế, nó sáng màu hơn và những loại film chất lượng cao cung cấp khả năng bảo vệ và tầm nhìn tốt nhất cho người lái. Những tấm film tối màu để bảo vệ sự riêng tư nhưng có nhiều lại không muốn xe của mình trông như những chiếc limousines.
Điều quyết định đầu tiên khi chọn film là khả năng xuyên sáng. Độ xuyên sáng đo bằng lượng ánh sáng đi qua film, tính bằng %, chỉ số càng cao thì càng dễ nhìn vào trong hay nhìn ra ngoài. Với chỉ số thấp, film sẽ tối màu và có thêm nhiều sự riêng tư hơn.
Tất cả bang ở Mỹ và các tỉnh ở Canada đều có quy định về độ tối màu của film dán trên kính xe. Phần lớn các bang cho phép dán lên kính cửa trước những loại film có độ xuyên sáng từ 30% đến 50%. Kính cửa sau và kính hậu có thể dán loại film tối màu hơn. Những ai muốn dán film lên kính xe mình cần phải tham khảo các quy định hiện hành về vấn đề này. Các nhà sản xuất film cung cấp các chủng loại sản phẩm có độ xuyên sáng từ 5% (tối nhất) cho đến 50% (sáng nhất).
Film dán kính thường có những đặc tính khác nhau. Những loại film kinh tế (economy film) thường được làm từ polyester được nhuộm hoặc phủ để có tính năng ngăn tia UV và chống chói nhưng lại ít có khả năng ngăn nhiệt và độ bền kém. Những loại cao cấp hơn có khả năng chống xước. Những loại này cũng có tính năng tương tự như loại film kinh tế nhưng được thêm lớp chống xước để giữ film bền lâu hơn.
Có khả năng ngăn nhiệt tốt nhất là các film kim loại. Việc phủ kim loại không làm cho film tối hay bóng hơn mà lại làm tăng khả năng ngăn nhiệt. Những loại film cao cấp nhất có thể hấp thụ tia UV gần như hoàn toàn để mang lại khả năng bảo vệ tốt nhất cho xe và hành khách. Những loại film như vậy có độ bền và tính năng cao nhất.
Nhiều nhà cung cấp đưa ra nhiều loại film đặc biệt khác như film gương, film nhuộm màu. Dán những loại film này lên xe ngoài tính năng bảo vệ còn làm cho xe đẹp và đáng giá hơn.
----------------------------------------------------------------------
Các thông số để đánh giá chất lượng film dán trên kính xe
Để đánh giá về phim (tint) dán trên ô tô, các chuyên gia đề nghị kiểm tra các thông số sau, với mức độ ưu tiên giám dần.
1. Độ xuyên sáng - Visible Light Transmission (VLT)
Tổng số ánh sánh khả kiến có thể đi qua hệ thống kính, thường được tính bằng %. Những loại film có VLT thấp có hiệu quả chống chói cao hơn, trong khi những loại film có VLT cao sẽ giữ được ánh sáng tự nhiên.
2. Độ phản quang - Visible Light Reflectance (VLR)
Tổng số ánh sáng khả kiến bị hệ thống kính phản xạ lại, thường được tính bằng %. Loại film có VLR cao sẽ chống chói hiệu quả hơn. Loại film như vậy sẽ phản quang nhiều hoặc tối hơn.
3. Khả năng lọc tia tử ngoại - Ultraviolet (UV Rejection)
Tia tử ngoại(UV) là loại tia không nhìn thấy được có bước sóng cực ngắn (ngắn hơn ánh sáng nhưng dài hơn tia X) do mặt trời phát ra gồm 3 loại: UV-A, UV-B và UV-C. UV-B làm da cháy nắng và trong một thời gian dài có thể gây ung thư da. Film dán kính cần ngăn chặn gần 100% tia tử ngoại đi qua.
4. Tổng số năng lượng mặt trời bị loại bỏ - Total Solar Energy Rejected (TSER)
Dùng để đo khả năng loại bỏ năng lượng mặt trời dưới dạng ánh sáng nhìn thấy, bức xạ hồng ngoại và tia tử ngoại. Chỉ số TSER cao có nghĩa là nhiều năng lượng sẽ bị film loại bỏ hơn.
5. Tổng số năng lượng mặt trời truyền qua - Total Solar Transmittance (TST)
Tổng số năng lượng mặt trời (nhìn thấy, hồng ngoại và tử ngoại) có thể đi qua kính, thường tính bằng %. Khi ánh nắng chiếu vào kính, năng lượng có thể đi qua tấm kính, bị kính hấp thụ hoặc phản xạ lại. Film dán kính làm thay đổi lượng truyền qua, thường tính bằng %, cho biết tổng số năng lượng có thể đi qua kính và film.
6. Tổng số năng lượng phản xạ - Total Solar Reflectance (TSR)
Thường tính bằng %, cho biết tổng số năng lượng bị kính và film phản xạ. Để có hiệu ứng phản xạ nhiệt cao nhất, hãy lựa chọn loại film có chỉ số TSR cao.
7. Tổng số năng lượng hấp thụ - Total Solar Absorption (TSA)
Là tổng số năng lượng mặt trời bị hệ thống kính hấp thụ, thường tính bằng %. Chỉ số này cho biết lượng nhiệt bị kính và film giữ lại.
9. Hệ số thu nhiệt từ mặt trời - Solar Heat Gain Coefficient
Là số % năng lượng mặt trời truyền qua hoặc bị hấp thụ lại và bức xạ ngược trở lại xe. Với giá trị SHGC thấp, film sẽ có khả năng chống nhiệt cao hơn.
10. U-Value
Là nhiệt lượng truyền qua film khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài khác nhau. Chỉ số U-Value thấp, thức là có ít nhiệt lượng truyền qua. Để đảm bảo nhiệt độ, hãy chọn loại film có U-Value thấp.
Nguồn: