Nhà anh ở đó mà anh ko biết thiệt...Đó là vấn đề của sở thuế chứ ko phải ban quản lý chung cư anh ơi,
https://www.nguoiduatin.vn/lum-xum-...roi-ram-trong-viec-quan-ly-du-an-a405800.html
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, trên địa bàn TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đang có nhiều đơn vị kinh doanh căn hộ du lịch xảy ra tình trạng chủ đầu tư và khách hàng đều nhầm lẫn giữa mô hình kinh doanh căn hộ du lịch tại chung cư.
Có thể bạn quan tâm
- Đáp án, đề thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 tại TP.HCM chuẩn nhất, nhanh nhất
- Đáp án, đề thi môn Toán vào lớp 10 tại Hà Nội chuẩn nhất, nhanh nhất
- Đáp án, đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 tại Hà Nội chuẩn nhất, nhanh nhất
- KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM 2019
Như Người Đưa Tin đã phản ánh, DNTN Sơn Thịnh đã có thông báo cấm các hộ cư dân kinh doanh lưu trú ngắn ngày tại dự án Sơn Thịnh 2 kể từ ngày 1/10. Trong khi đó, cư dân cho rằng, đây là chung cư hỗn hợp, thương mại (theo hợp đồng mua bán) nên có quyền kinh doanh.
“Như vậy, một số người chưa có nhu cầu sử dụng mà được cơ quan có thẩm quyền (UBND TP.Vũng Tàu) cấp giấy phép kinh doanh cho thuê, hoặc chủ sở hữu cho mượn căn hộ của mình nhằm mục đích để ở thì không trái với quy định của pháp luật”, ông Sinh, một cư dân cho biết.
Mặt khác, các cư dân cho rằng, chỉ có UBND TP.Vũng Tàu mới có quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu người được cấp phép kinh doanh vi phạm. "Nếu ông Bình (Nguyễn Công Bình, chủ doanh nghiệp Sơn Thịnh - PV) cho rằng, UBND TP.Vũng Tàu cấp phép sai, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp hay cá nhân của ông Bình thì ông này có quyền khiếu nại cơ quan có thẩm quyền đó”, bà Loan, một cư dân khác cho biết.
Hợp đồng mua bán căn hộ tại dự án Cao ốc Dịch vụ Du lịch Sơn Thinh 2
Làm việc với PV về dự án Sơn Thịnh 2, người đại diện DNTN Sơn Thịnh khẳng định: “Đây là mô hình căn hộ du lịch dịch vụ như trong giấy phép. Do đó, khi chủ căn hộ muốn kinh doanh thì phải hợp tác với chủ đầu tư hoặc thông qua các đơn vị vận hành, khai thác các căn hộ này (do chủ đầu tư thuê, liên kết…) và lợi nhuận, ăn chia sẽ được thoả thuận riêng. Đây là mô hình ở các địa phương, còn chúng tôi cũng đang rối về vấn đề này”.
Tuy nhiên, cũng theo vị này, chính vì mô hình này chưa có luật điều chỉnh và chưa có những quy định bắt buộc phải có những khu vực dành cho cộng đồng nên dự án không cần phải thành lập ban quản trị chung cư cũng như phải bố trí các khu vực công cộng dành cho cư dân như: Hồ bơi, công viên, nhà sinh hoạt cho cộng đồng cư dân.
Cấm hay không cấm kinh doanh lưu trú?
Trong thông báo do ông Nguyễn Công Bình, chủ doanh nghiệp Sơn Thịnh ký cũng nêu: “Đối với loại hình căn hộ du lịch (condotel), Nhà nước chưa có văn bản pháp lý quy định về việc cá nhân sở hữu condotel được tự sử dụng vào mục đích kinh doanh cho thuê lưu trú du lịch ngắn ngày”.
Rõ ràng, chủ đầu tư cũng đang rối rắm trong việc tìm mô hình quản lý, dẫn tới những xung đột nêu trên.
Theo tìm hiểu của PV, cao ốc Sơn Thịnh 2 có khoảng 400 căn hộ, trong đó, một phần đang khai thác khách sạn, số còn lại là căn hộ du lịch bán cho khách hàng, có diện tích khoảng từ 120 - 160m².
Đơn vị này cũng đang khai thác dự án Sơn Thịnh 1 (23D Thuỳ Vân, TP.Vũng Tàu) và đang xây dựng dự án Sơn Thịnh 3 (408A Lê Hồng Phong, TP.Vũng Tàu). Dự án này cũng hoạt động theo mô hình căn hộ du lịch.
Chủ đầu tư thông báo sẽ thuê lại căn hộ để làm dịch vụ.
Trước những lùm xùm về quyền kinh doanh căn hộ du lịch thuộc dự án Sơn Thịnh 2, tại TP.Vũng Tàu cũng đã diễn ra những bất đồng liên quan tại một dự án khác.
Điều này cho thấy, mô hình căn hộ du lịch (condotel) đang có nhiều điểm rối trong việc quản lý, vận hành và khai thác căn hộ. Đặc biệt là có sự xung đột lợi ích giữa các chủ căn hộ và chủ đầu tư.
Ông Trần Quốc Toản, Chủ tịch UBND phường Thắng Tam, TP.Vũng Tàu cho biết: “Trường hợp được UBND TP.Vũng Tàu cấp phép kinh doanh thì chúng tôi sẽ nghiên cứu lại các văn bản pháp luật liên quan về việc họ có được cho thuê lưu trú hay không. Họ kinh doanh và phải có điều kiện nhất định như giới hạn về số lượng người được vào ở, chứ 1 căn hộ mà cho tới trên 20 người vào thì quá tải và ảnh hưởng tới các căn hộ xung quanh cũng như hệ thống vận hành của toà nhà”.
Việc kinh doanh căn hộ du lịch vẫn còn nhiều "điểm rối".
Không chỉ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều địa phương khác cũng đã phát hiện ra “lỗi” của loại hình condotel. Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc sở Du lịch tỉnh Đà Nẵng cho biết: “Có một số chủ sở hữu căn hộ đã được tổng cục Du lịch hoặc sở Du lịch công nhận hạng căn hộ du lịch cao cấp hoặc đạt chuẩn tự kinh doanh dịch vụ du lịch dưới hình thức đăng ký bán phòng cho khách du lịch thông qua công ty lữ hành, các trang mạng bán phòng hoặc cá nhân”.
"Thế nhưng, trong quá trình giao dịch hoặc sử dụng dịch vụ, thực tế đã xảy ra tranh chấp về giá cho thuê và chất lượng dịch vụ của các căn hộ này, dẫn đến phản ánh tiêu cực từ khách du lịch, gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của hệ thống cơ sở lưu trú và hình ảnh du lịch của thành phố”, ông Cường nói thêm.
Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.