Hạng C
8/7/14
927
1.394
93
TP - Theo dự thảo Tiêu chuẩn sức khỏe lái xe đang được đề xuất, khi tham gia giao thông, người lái xe phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn sức khỏe và phải khám 9 chuyên khoa: Tâm thần, thần kinh, tai - mũi - họng, mắt, tim mạch, hô hấp, cơ - xương khớp, nội tiết và việc sử dụng thuốc, các chất hướng thần.
10a_copy_FXGL.jpg.ashx
Khám sức khỏe làm hồ sơ lái xe tại Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh
TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, vừa trao đổi với Tiền Phong về những quy định trong dự thảo Tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe vừa được Bộ Y tế và Bộ GTVT đề xuất.
Dự thảo lần này đang siết lại tiêu chuẩn khám sức khỏe người lái xe, theo ông những loại bệnh nào sẽ không đủ điều kiện lái xe?

Với xe máy, những người đang rối loạn tâm thần cấp; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; liệt vận động một chi trở lên; thị lực nhìn xa 2 mắt dưới 4/10; rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản là đỏ, vàng, xanh; sử dụng các chất ma túy; sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định... đều không đủ điều kiện cấp giấy phép
lái xe.
“Theo dự thảo này, khi khám sức khỏe không đạt thì không được cấp giấy phép lái xe. Và kể cả đã có giấy phép lái xe rồi mà lại bị “dây” vào mấy thứ ma túy hay thuốc hướng thần và không đủ tiêu chuẩn thì bị thu hồi giấy phép. Ở đây, khi phát hiện người nghiện lái xe thì tước giấy phép. Thậm chí, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm”.

TS Nguyễn Huy Quang​
Còn những người đủ điều kiện lái xe hạng B1 gồm xe ô tô con dưới 9 chỗ, xe tải không tham gia kinh doanh thì quy định chặt hơn. Theo đó, người bị rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất; liệt vận động 1 chi trở lên; thị lực nhìn xa 2 mắt dưới 5/10; huyết áp tối đa dưới 90 kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu... đều không đủ điều kiện cấp giấy phép lái xe.
Riêng với lái xe kinh doanh các hạng: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE những người không đủ điều kiện để lái xe theo hạng này khi bị các bệnh tật như rối loạn tâm thần mạn tính; động kinh; thị lực nhìn xa từng mắt dưới 8/10; giảm thị lực lúc chập tối; thính lực ở tai tốt hơn khi nói thường dưới 4m hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu dưới 1,5m ở tai tốt hơn; gù, vẹo hoặc quá ưỡn cột sống; chiều dài tuyệt đối giữa 2 chi trên hoặc 2 chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên…
Vậy theo ông, có chặn được việc “chạy” giấy khám sức khỏe không?
TS Nguyễn Huy Quang
Việc mua giấy khám sức khỏe thực tế sẽ không tránh khỏi. Nhưng, với những cơ sở mà cấp giấy khám sức khỏe khống thì đã có nghị định xử phạt. Bản thân người cấp, cơ sở cấp giấy khống cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người đi xin giấy xác nhận sức khỏe khống cũng phải bị xử lý.
Những quy định mới liệu có hạn chế quyền tham gia giao thông của người dân không, thưa ông?
Đường sá ở Việt Nam rất phức tạp, chưa đủ tiêu chuẩn, vì vậy khi tham gia giao thông người dân phải quan sát cao độ. Đó là chưa kể, trên cùng tuyến đường rất nhiều phương tiện gồm: xe máy, ô tô, xe điện... đều tham gia giao thông, đòi hỏi mức độ quan sát và phản xạ của người điều khiển cao hơn. Chúng tôi đã có những nghiên cứu không chỉ trong nước mà cả tham khảo các nước; Lấy ý kiến nhiều nguồn từ cơ sở y tế đến các đơn vị liên quan mới đưa ra tiêu chuẩn này.
Theo ông, tiêu chuẩn khắt khe như vậy liệu có gây khó cho người dân hay không?
Luật giao thông đường bộ quy định, người tham gia giao thông đều phải bảo đảm tiêu chuẩn sức khỏe. Việc này là để bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa các tai nạn và tử vong. Theo tôi người lái xe phải trải qua 9 chuyên khoa trên là rất cần thiết. Việc này là giúp người dân, không gây khó cho ai cả.
Như lãnh đạo Bộ Y tế đã nói, dự thảo này có ưu điểm về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe đơn giản nhiều cho người dân. Chúng tôi siết chặt quản lý sức khỏe lái xe thương mại, lái xe đường dài để hạn chế những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra như thời gian qua. Bộ Y tế cùng Bộ GTVT sẽ cố gắng xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và ban hành trong thời gian tới.
Vậy còn người sử dụng ma túy và rượu bia thì sao?
Dự thảo lần này quy định ngoài những người có sử dụng chất ma túy và chất có cồn không được lái xe, thì những người sử dụng các thuốc điều trị duy trì làm ảnh hưởng khả năng thức tỉnh hay lạm dụng chất kích thần như dạng Amphetamine, Cocaine, chất gây ảo giác sẽ cũng không đủ điều kiện lái xe. Các tiêu chuẩn này đều được các nước trên thế giới áp dụng.
Có thống kê nào về người nghiện, người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái xe đường dài không, thưa ông?
Đến cuối năm 2014 đã có gần 60 tỉnh thành thực hiện khám sức khỏe lái xe mà Bộ GTVT thực hiện. Trong hơn 120.000 lái xe/126.000 lái xe được khám sức khỏe, các cơ sở khám phát hiện 1.780 trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe lái xe. Trong đó, có 392 trường hợp dương tính với chất ma túy.
Các địa phương phát hiện lái xe dương tính với ma túy là TP.HCM với 117 lái xe, Hải Dương có 62 lái xe và Hải Phòng 56 lái xe...Với những người không đủ điều kiện lái xe này nhưng vẫn tham gia điều khiển phương tiện thì nguy hiểm vô cùng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê được mà thôi.

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/muon-lai-xe-phai-kham-9-chuyen-khoa-819662.tpo
 
Hạng B1
28/11/14
71
52
18
51
Để cánh tx lái xe đạt sức khỏe tốt..tránh trường họp UẤT ỨC..đột tử mà chết ..hehe
 
  • Like
Reactions: mikien
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Tranh thủ đổi sớm đi
Đổi giấy phép lái xe không cần khám sức khoẻ
Từ ngày 15/2, người đổi giấy phép lái xe sang loại vật liệu PET không phải khám lại sức khoẻ.
Chiều 21/1, ông Nguyễn Thắng Quân - Vụ trưởng quản lý phương tiện và người lái, Tổng Cục đường bộ Việt Nam - cho biết, để giảm thủ tục rườm rà và khuyến khích người dân đổi giấy phép lái ôtô, xe máy (còn hạn sử dụng) sang thẻ nhựa, Bộ trưởng Giao thông Vận tải vừa ký quyết định cho phép chủ phương tiện không phải khám sức khoẻ.
 
Hạng B2
1/5/14
156
170
43
Với điều kiện gì đi nữa thì với cơ chế và cách thực thi pháp luật ở xứ thiên đường này thì thằng chột mắt, mất chân, mất tay....mà nó có tiền thì nó cũng có giấy phép lái xe được.

Mấy cái này đưa ra để móc túi dân thôi.