Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
Trước kia còn có trường hợp dở khóc dở cười..
HS thì đại học trước khi có điểm tốt nghiệp PT. Cũng do tập trung ôn luyện các môn thi ĐH theo khối, nhiều Hs bỏ bê các môn còn lại. Kết quả thì đậu ĐH xong quay lại không đủ điểm tốt nghiệp PTTH :)
 
Accountant
2/6/09
802
50.682
93
Kết luận: mỗi cha mẹ, mỗi gia đình đều dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình trong điều kiện mà mình có.

Ai thích gì làm đó, đừng có vi phạm thuần phong mỹ tục, xâm hại về mặt đạo đức và vi phạm pháp luật là được. Vì mỗi người một góc nhìn và nhận định khác nhau.

Thằng ăn cướp thì chỉ con mình món 2 ngón, vì theo nó có rành rẽ mới có thể sống trên đời. Thằng ma cô thì dạy con mình đánh lộn, đâm người vì cuộc sống khó mà tồn tại được nếu không dùng sức mạnh đàn áp người khác. Thằng ccc thì chỉ con cho giỏi lý luận, bản lĩnh vững vàng để xông pha trường đời. v.v...
 
  • Like
Reactions: maomao
Hạng B2
24/6/17
123
2.512
93
Dis 7
1. Ngày xưa anh được đào tạo dưới mái trường gì? Có nên người không?
2. Thời gian di chuyển đến Vin tốn hơn trường gần nhà, còn rủi ro nào nữa không?
3. Tài chính anh có chắc chắn đánh đổi gấp 10 lần trường công và theo con đến ĐH?
4. Anh đã quan tâm đến sự hạnh phúc của con khi được học và khi phải thay đổi môi trường chưa?
Chọn trường cho con, thì con phải là yếu tố được tôn trọng nhất. Không phải đồ vật mà anh chuyển thường xuyên. Cháu dễ bị chấn tâm lý.
 
Chỉnh sửa cuối:
Accountant
2/6/09
802
50.682
93
Một trường hợp lớp 9 năm nay trong lớp con mình cho các anh tham khảo:
- Thi tuyển vào lớp 10 chỉ có 3 môn Văn Toán Anh.
- Danh hiệu HS giỏi phải đều các môn, phải đạt giỏi cả 2 học kỳ!
HS A xác đinh không thể giỏi hết các môn nên chấp nhận bỏ danh hiệu HS giỏi, tập trung học tốt 3 môn thi tuyển, các môn khác học trung bình đủ để tốt nghiệp. Kết quả cuối năm đạt danh hiệu khá, thì tuyển điểm khá cao, vào trường top.
HS B tập trung tất cả các môn Văn Toán Lý Hóa Anh Sinh Sử Địa Công Nghệ Tin Học... Cuối năm đạt HS Giỏi nhưng thi tuyển đạt điểm trung bình, vào trường thường.
Vai trò và sự tư vấn của cha mẹ ở đây quyết định phần lớn vào kết quả cuối cùng của con, không thể nói để tự nó bơi cho mau trưởng thành được đâu nhen!
Qua kinh nghiệm cá nhân và trải nghiệm qua thời gian, em thấy danh hiệu học sinh giỏi cấp phổ thông là một động lực, nguồn động viên tinh thần to lớn cho học sinh tuổi teen, khiến con cháu chúng ta hăng say học tập hơn. Nói một cách thô thiển lậu là sự tự sướng của cha mẹ chớ hay ho gì. Mà thực sự tụi nhỏ cũng không ham hố gì ba cái danh hiệu đó, lớp 50 đứa thì 3 xuất sắc, 40 giỏi, 3 khá, 3 trung bình, 1 yếu - một tỷ lệ vàng cho tất cả, thành ra quá nhàm và qúa nhảm, không đủ độ tin cậy nữa.

Chiến lược và chiến thuật của anh thật tuyệt vời. Đáng khâm phục hơn nữa là sự đồng hành và thấu hiểu của con anh để cùng đi đến đích đã được nhắm và vạch trước trong kế hoạch. Sau này dù cho thế nào đi nữa đây cũng là trải nghiệm, bài học mẫu quý báu trên con đường học hành và vào đời của con nhà anh.
 
Hạng F
2/3/14
12.223
128.379
113
Một bài viết về giáo dục khai phóng nè, khai phóng này mà mang sang việt nam dạy mấy anh chửi là thằng ngu ngay :D

TRẢ LẠI XÃ HỘI - HỌ LÀ TỈ PHÚ ĐÍCH THỰC .
Văn phòng Hiệu trưởng Đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp Hiệu trưởng. Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ áo bình dân của bà, trả lời "Hiệu trưởng rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn trước".
Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông Hiệu trưởng Harvard xách cặp ra về thì hai ông bà xin được thưa chuyện vài phút rằng người con trai duy nhất của họ vốn ước ao được học Harvard, đã mất lúc 16 tuổi vì bị bệnh nên ông bà muốn dựng nên cái gì đó ở Harvard để tưởng nhớ đứa con. Vị Hiệu trưởng lịch sự thông cảm nỗi đau buồn của hai vị khách, nhưng thờ ơ "nếu ai có tang cũng muốn xây bia mộ ở đây thì Harvard sẽ thành nghĩa trang sao?"
"Chúng tôi đâu muốn xây bia mộ. Chúng tôi muốn xây tặng trường một giảng đường, hay một nhà nội trú cho sinh viên, để tưởng nhớ đứa con thôi."
Nhìn họ trong dáng vẻ không có gì để gây ấn tượng "Ông bà có biết xây một giảng đường tốn tới hàng trăm ngàn đôla chứ đâu phải ít tiền?" Nghe câu đó, bà vợ ngước lên nhìn chồng rồi nhỏ nhẹ: "Nếu chỉ cần thế là xây được giảng đường thì sao nhà mình không xây luôn cả trường đại học cho nó đàng hoàng?"
Hai ông bà ra về và chẳng bao lâu sau ra đời Đại học Stanford, nơi trường sở trong số đẹp nhất nước Mỹ và nơi đây cũng trở thành một trong ba đại học danh tiếng nhất của thế giới. Vị kia đã không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở này trở thành Thống đốc California.
Câu chuyện có thật về ông bà Leland và Jane Stanford bỏ tiền ra xây trường đại học nay đã trở thành huyền thoại với lời tri ân ông bà được khắc trên tường nơi sảnh chính của trường và nay chúng ta có Đại học Stanford. Giai thoại Harvard bị lỡ mất cơ hội cũng là một chuyện truyền miệng được nhiều người kể lại tựa như dòng dân gian vui vẻ bởi bên Mỹ vẫn có nhiều chuyện hài hước về sự cạnh tranh giữa Stanford và Harvard, bên Stanford thích chọc quê bên Harvard, và ngược lại.
Nhưng tất cả những chuyện ấy cũng là để nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành, với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần rằng hãy trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội. Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án công ích cho xã hội.
Đó là một yếu tố văn hoá, nhưng nó giải thích phần nào cho sự thành công kinh tế của những nước như Hoa Kỳ và các nước Bắc Âu. Văn hoá Tin Lành đã tạo ra xứ tư bản Tây Phương. Người Mỹ áp dụng những phương pháp hữu hiệu để kinh doanh, để làm giầu, nhưng khi đã thành công rồi, nghĩ tới việc trả lại cho xã hội những gì đã nhận của xã hội. Khi Bill Gates trình bày với vợ con việc lấy số tiền của mình là 40 tỷ đôla để lập Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates và chỉ để lại cho mỗi người con 10 triệu (tiền ít quá thì khó thành công mà nhiều quá thì có cơ làm hư con cái), cả vợ ông và các con đều vui vẻ chấp nhận. Bởi vì họ được dạy dỗ, thấm nhuần văn hoá đó từ nhỏ.
Khi Bill Gates kể về quyết định của gia đình mình, Warren Buffet đã hưởng ứng ngay, đóng góp phần lớn gia sản kếch sù của chính ông cho Quỹ Gates. Trên 50 tỷ phú, đa số là người Mỹ, đứng đầu là Mark Zuckerberg, đã noi gương Bill Gates.
Các trường đại học Mỹ hay Anh đều giầu có, với những ngân sách khổng lồ, ngang với ngân sách một quốc gia nhỏ, mà nhà nước không tốn một xu, bởi vì nhiều cựu sinh viên khi đã thành công ngoài đời đều quay lại, tự nguyện đóng góp. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên, khỏi cần ai kêu gọi. Không làm, mới là chuyện bất bình thường. Đơn giản như vậy, nhưng đem áp dụng ở những nước khác rất khó. Phải bắt đầu bằng sự thay đổi văn hóa, thay đổi tư duy. Và văn hoá, không phải chuyện một sớm một chiều. Đó là chuyện của hàng thế hệ.
Tinh thần "trả lại cho xã hội" giải thích tại sao vai trò của xã hội dân sự cực kỳ quan trọng trong các xã hội Tây Phương. Nó nhân bản hóa các xã hội tư bản. Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, tiêu biểu cho chế độ tư bản, nó xoa dịu những bất công của một xã hội cạnh tranh, mạnh được yếu thua. Đó là hai khuôn mặt mâu thuẫn của tư bản Tây Phương. Mâu thuẫn hay bổ túc lẫn nhau. Những quỹ tư nhân, nhan nhản khắp nơi, với những số tiền nhận được ở khắp nơi gởi giúp, trợ cấp học bổng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát triển nghệ thuật văn hoá, giúp đỡ người nghèo, người sa cơ lỡ vận. Theo nguyên tắc dạy người ta câu cá hơn là cho tiền mua cá.
Người Tây Phương, có tinh thần cá nhân chủ nghĩa, nhưng không ích kỷ như chúng ta nghĩ. Rất nhiều người tích cực và nghĩ đến người khác, coi việc giúp đỡ người khác, cải thiện xã hội là một bổn phận. Họ không bi quan yếm thế. Tai họa cá nhân không đánh gục họ mà lại trở thành một động lực khiến họ lao đầu vào việc cải tiến xã hội. Hai ông bà Stanford, khi mất đứa con đã quyết định từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình. "The children of California shall be our children" để tạo dựng Đại học Stanford. Nơi đây ngày nay vẫn sừng sững nguy nga tráng lệ, là nơi học hành và vui chơi cho hàng vạn bạn trẻ được vinh dự là sinh viên Stanford.
Không chìm xuống bởi quá khứ, mà vươn lên vì tương lai, để chung sức cải thiện xã hội, đó là những yếu tố khiến xã hội Tây phương thành công về mọi mặt cả về kinh tế lẫn chính trị. Bởi vì dân chủ không phải chỉ xây dựng trên giấy tờ, qua hiến pháp, bầu cử, luật lệ mà dân chủ được thực thi, được bảo vệ, được nuôi dưỡng bởi xã hội dân sự và tấm lòng bác ái của từng con người được thấm nhuần từ tuổi thơ ở xã hội đó.
---
Nguồn : Kim Chi
-Hoa Anh Đào-
Đã đọc
Chả liên quan gì giáo dục khai phóng cả
 
Hạng C
25/7/11
836
59.051
93
1. Mấy anh đừng lấy mình làm gương mịa gì cả, mình cũng chạy Grabbike thấy mịa, tối nào cũng dìa khuya thấy mịa. Có cuối tuần là còn có thời gian chém gió tí với thằng nhóc

2. Chính vì cả 2 vợ chồng đều bận nên mình xác định 1 đứa là hết cốt nên mình hơn các anh tí time.

3. Mình ngoại trừ đếch được đi du học ( vì đi ở nhà đếch ai lo) thì từ nhỏ đến lớn toàn trường chiên lớp lựa nhưng giờ mình looser gấp mấy lần anh tiến sĩ và 95% CNL vì mình đếch biết chơi bds, đếch có tỏi đếch có 2 3 cái nhà, đếch đi Châu Âu nghỉ hè etc ... Nên nói học trường tốt thì ra đời tốt thì các anh có thể lấy mình làm gương looser nhé

4. Công hay Tư tùy vào anh quyết mà chính xác chỉ có anh biết. Công luôn có thế mạnh về các môn tự nhiên các môn chính thống về độ giỏi đều về sự cạnh tranh, cả về như nhiều anh hay nói sống khổ nó cũng có cái hay. Tư ngược lại chăm chút hơn, hỗ trợ tốt hơn các trường hợp cá biệt, chú ý nhiều đến skill, chú ý nhiều đến những cái nho nhỏ, ít đòi hỏi tình trạng giỏi đều các môn hơn.

5. Cả Công Hay Tư đều phải cố gắng thấy mịa nếu thành công. Và câu châm ngôn của mình "con mình mình biết và chỉ cần nó giỏi hơn nó ngày hôm qua" riêng đối với mình phải Push nó vừa đủ và có nghệ thuật.

6. Thằng nhóc nhà mình vừa quăng xuống đất đống bài tập Mathnasium vừa lầm bầm I quit :D sau khi vò đầu 15 phút :)
Thế là vừa có màn Thôi Con đi Tắm cho Mát và rồi sau đó nhỏ nhẹ khuyên giải tại sao cần cố gắng và chỉ một chút thôi u can feel the victory spirit blah blah blah ảnh đã cầm đống bài tập lên và làm tiếp :)

( thằng con mình gen má nó khoái chém gió và dốt toán bẩm sinh, planning cực tệ nhưng vuốt ve ng khác và gallant với gái 1 cây vì được má nó chỉ)

7. Mình thấy cái hay của phụ huynh học Vins trong CNL này là ít khoe hahaha trừ mình. Đó là điểm cộng đấy các anh ạ
 
  • Like
Reactions: chym and kidelnino
Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
Gia đình mình không phải dân chủ cũng không quá độc tài. Trước mỗi sự kiện mình đều là người đưa ra các đề xuất vì mình luôn tìm hiểu trước vấn đề. Tiếp theo cả nhà bắt đầu tranh luận, góp ý, phản biện, thậm chí gay gắt đến khi thống nhất rồi mới quyết định. Chẳng hạn việc chọn nguyện vọng, do cô chủ nhiệm tư vấn sai nên F1 ghi phiếu sai, mình phải đích thân lên trường 2 lần chỉnh sửa lại. Cô chủ nhiệm bực bội chì chiết con mình từa lưa nhưng giờ có vẻ mắc cỡ trước kết quả cháu vào nv1.
Mới đây nội cái việc chọn phân ban lại mất đến 2 ngày tranh cãi, cuối cùng mọi người đã thông sau khi mình giải thích ngọn ngành lợi hại thì F1 mới vui vẻ đi nộp hồ sơ nhập học.
Cái mình muốn cho con hiểu là nếu không chọn được cả hai thì nên chọn cái mình cần hơn là cái mình thích.